hieuluat

Quyết định 238/2006/QĐ-TTg Quy định sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:03&04 - 11/2006
    Số hiệu:238/2006/QĐ-TTgNgày đăng công báo:03/11/2006
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày ban hành:24/10/2006Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:18/11/2006Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:An ninh trật tự, Giao thông
  • ChÝnh phñ Céng hoµ x· héi chñ nghÃœa ViÖt nam

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 238/2006/QĐ-TTg NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 2006

    BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

     

     

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

     

     

    QUYẾT ĐỊNH :

     

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông.

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

    Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

    Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Quyết định này./.

     

    Â Â THỦ TƯỚNG

    Nguyễn Tấn Dũng


     

    QUY ĐỊNH

    Về việc sử dụng phương tiện, thiết bị  kỹ thuật nghiệp vụ

    của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra,

    kiểm soát về trật tự , an toàn giao thông

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 238/2006/QĐ-TTg

    ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

    _______

     

    Điều 1. Lực lượng Cảnh sát nhân dân được sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại Điều 5 Quy định này trong hoạt động tuần tra, kiểm soát để phát hiện, chụp lại, ghi nhận, đánh dấu tại chỗ đối tượng có hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (dưới đây viết tắt là phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ); hình ảnh, bản ghi, dấu vết ghi thu được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ này được coi là chứng cứ để lập biên bản vi phạm và xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.

     

    Điều 2. Quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

     

    1. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trước khi sử dụng phải đảm bảo yêu cầu theo các quy định về kiểm định, đo lường chất lượng của Nhà nước.

     

    2. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân được lắp đặt, sử dụng tại các trạm Cảnh sát giao thông, các chốt cố định trên tuyến giao thông hoặc trên các phương tiện tuần tra, kiểm soát theo đúng kế hoạch được cấp Công an có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo minh bạch và đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.

     

    3. Tổ chức, cá nhân nào sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại Điều 5 quy định này một cách tuỳ tiện, không đúng mục đích, gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của công dân, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

     

    Điều 3. Tổ chức, cá nhân khi tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành việc giám sát, phát hiện, xử lý về các hành vi vi phạm được thu thập, đánh dấu, ghi nhận bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân và có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

    Điều 4. Nghiêm cấm việc sản xuất, lắp ráp, kinh doanh, nhập khẩu hoặc sử dụng trái phép các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc có hành vi cản trở, hạn chế hoặc vô hiệu hoá tính năng kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân.

     

    Điều 5. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân bao gồm:

    1. Máy đo tốc độ có ghi hình ảnh.

    2. Máy đo nồng độ cồn.

    3. Máy quay Camera chuyên dụng.

    4. Máy ghi âm chuyên dụng.

    5. Máy chụp ảnh chuyên dụng.

    6. Cân tải trọng xe cơ giới.

    7. Máy định vị vệ tinh.

    8. Thiết bị đo lưu tốc dòng chảy.

    9. Thiết bị đo độ sâu của nước.

    10. Thiết bị đo gió.

    11. Thiết bị đo, thử chất ma tuý.

    12. Thiết bị chống bức xạ.

    13. Thiết bị đánh dấu hoá chất.

    14. Đèn soi tia cực tím.

    Ngoài phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trên, lực lượng Cảnh sát nhân dân khi tham gia phối hợp được sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (thiết bị đo áp lực hơi của lốp xe cơ giới, thiết bị đo chiều cao hoa lốp xe cơ giới, thiết bị đo hiệu quả phanh xe cơ giới, thiết bị đo tiếng ồn xe cơ giới, thiết bị đo khí thải xe cơ giới, thiết bị đo âm lượng còi xe cơ giới, thiết bị đo cường độ ánh sáng của đèn xe cơ giới, thiết bị đo độ rơ góc của vô lăng lái xe cơ giới...) và các phương tiện kỹ thuật khác trong công tác tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông và kết quả sử dụng các phương tiện, thiết bị này cũng được coi là chứng cứ cho việc lập biên bản và xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.

     

    Điều 6. Bộ Công an có trách nhiệm:

    1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan ban hành các quy định cụ thể về cơ chế phối hợp sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành quy định tại Điều 5 Quy định này.

    2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu các loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân.

    3. Quy định cụ thể việc sử dụng và quản lý các loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại Điều 5 Quy định này.

    4. Trong trường hợp do yêu cầu cấp thiết của việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung danh mục việc sử dụng, quản lý các phương tiện, thiết bị khác ngoài các phương tiện, thiết bị quy định tại Điều 5 Quy định này.

    Điều 7. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

    1. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến, lắp ráp các loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân.

    2. Phối hợp với Bộ Công an thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quy định về đo lường chất lượng của Nhà nước đối với các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân theo quy định của pháp luật trước khi đưa vào sử dụng.

    Điều 8. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng kế hoạch về kinh phí và kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, lắp ráp, sửa chữa, nhập khẩu, trang bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân theo quy định.

    Điều 9. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quy định này./.

     

       THỦ TƯỚNG

    Nguyễn Tấn Dũng

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Công an nhân dân số 54/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/11/2005 Hiệu lực: 01/07/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X