hieuluat

Quyết định 1071/QĐ-BGTVT điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông Đường thủy nội địa

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:1071/QĐ-BGTVTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đinh La Thăng
    Ngày ban hành:24/04/2013Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:24/04/2013Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giao thông
  • BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
    --------
    ---------

    Số: 1071/QĐ-BGTVT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----------------
    ------------

    Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2013

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

     ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

    -------------------------------

    BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

     

     

    Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

    Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, thẩm duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

    Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

    Căn cứ văn bản số 6106/VPCP-CN ngày 25/10/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc “Ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định và phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sông Việt Nam đến năm 2020 theo đúng quy định hiện hành”;

    Xét tờ trình số 325/TTr-CĐTNĐ ngày 11/3/2013 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình phê duyệt Quy hoạch rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư,

     

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

     

    Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

    I. Quan điểm và mục tiêu phát triển

    1. Quan điểm phát trin

    - Phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa (ĐTNĐ) phải phù hp với Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam và kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác để phát huy hiệu quả của toàn hệ thống. Chú trọng phát triển mạnh giao thông vận tải ĐTNĐ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng để phát huy lợi thế vùng. Phát triển vận tải sông pha biển để tham gia vận ti hàng hóa trên hành lang Bắc Nam, nhằm giảm tải cho hệ thống đường bộ, giảm thiểu tác động môi trường, cải thiện an toàn giao thông.

    - Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ĐTNĐ theo hướng hiện đại, đồng bộ cả về luồng tuyến, cảng bến, công nghệ quản lý, xếp dỡ, nhm đáp ứng nhu cu vận tải trong từng thời kỳ, phấn đấu từng bước giảm giá thành vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

    - Từng bước hiện đại hóa, trẻ hóa đội tàu vận tải, tăng trọng tải và tốc độ hành thủy trên các tuyến vận tải nhằm nâng cao hiệu quả khai thác. Phát triển đội tàu có cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện luồng lạch và bảo đảm an toàn khai thác.

    - Quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và từng bước hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật... nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành.

    - Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức đầu tư khác nhau để phát triển giao thông vận tải ĐTNĐ.

    - Cùng với quá trình đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, chú trọng công tác quản lý, bảo trì để kéo dài tuổi thọ công trình, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

    2. Mục tiêu phát triển

    - Đảm nhận khối lượng vận tải hàng hóa 17% và hành khách 4,5% trong khối lượng vận tải của toàn ngành, chủ yếu là hàng rời khối lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng... Đáp ứng được nhu cầu vận tải trong từng thời kỳ với chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, giá thành hợp lý và có khả năng cạnh tranh cao. Đảm bảo kết nối thuận lợi với các phương thức vận tải khác.

    - Đầu tư nâng cấp đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến vận tải thủy chính. Đưa vào khai thác các tuyến vận tải sông pha biển. Từng bước kênh hóa các đoạn sông qua đô thị lớn. Hiện đại hóa thiết bị công nghệ quản lý và bốc xếp tại các cảng ĐTNĐ chính ở các vùng kinh tế trọng điểm. Xây dựng các cảng khách ở các thành phố có kết nối với hệ thống giao thông vận tải ĐTNĐ.

    - Nâng cấp các nhà máy đóng mới và sửa chữa phương tiện để đáp ứng được nhu cầu đóng mới và sửa chữa phương tiện ĐTNĐ hoạt động trên sông và ven biển.

    II. Quy hoạch phát triển đến năm 2020

    1. Về vận tải

    Mức đảm nhận vận tải hàng hóa là 17%, vận tải hành khách là 4,5% khối lượng vận tải của toàn ngành. Tốc độ tăng trưởng khối lượng vận tải hàng hóa bình quân 8%/năm về tấn và 8,5% về T.Km, 2,5% về hành khách và 3,4% về hành khách.Km. Năm 2020 vận tải đạt 356 triệu tấn hàng hóa và 280 triệu lượt hành khách. Khối lượng luân chuyển hàng hóa năm 2020 đạt 77.640 triệu tấn.Km; hành khách đạt 6.000 triệu lượt hành khách.Km.

    2. Về đi tàu

    Phát triển đội tàu theo hướng trẻ hóa, hiện đại hóa và phát triển đội tàu sông pha biển.

    Năm 2020 cơ cấu theo đầu phương tiện của đội tàu kéo đẩy là 30%, đội tàu tự hành là 70%, tuổi tàu bình quân là 5-7 năm. Tốc độ chạy tàu bình quân đạt 10-12 km/h đối với tàu kéo đẩy và 15-18 km/h đối với tàu tự hành, Quy mô đội tàu vận tải hàng hóa đạt 12 triệu TPT, đội tàu vận tải hành khách đạt 1 triệu ghế.

    - Đội tàu khu vực phía Bắc: đoàn kéo đẩy 1.200-1.600 tấn; tự hành đến 800 tấn; tàu sông pha biển đến 3.000 tấn; tàu khách thường đến 120 ghế; tàu khách nhanh đến 90 ghế.

    - Đội tàu khu vực phía Nam: đoàn kéo đẩy 1.200-1.600 tấn; tự hành đến 1.600 tấn; tàu sông pha biển đến 5.000 tấn; tàu khách thường đến 120 ghế; tàu khách nhanh đến 90 ghế.

    3. Về hệ thống kết cấu hạ tầng

    a) Các tuyến vận tải thủy chính: Gồm 45 tuyến. Trong đó:

    Khu vực phía Bắc: có 17 tuyến. Cụ thể như sau:

    - Tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình (qua sông Đào Hải Phòng, sông Luộc): Từ cửa Lục đến cảng Ninh Phúc; cấp II, dài khoảng 264,0 km.

    - Tuyến Cửa Đáy - Ninh Bình: Từ cửa Đáy đến cảng Ninh Phúc; cấp I, dài khoảng 72 km.

    - Tuyến cảng Hà Nội đến cửa Lạch Giang (cửa sông Ninh Cơ); cấp I, dài khoảng 196 km.

    - Tuyến Hải Phòng - Hà Nội (qua sông Đuống): Từ cảng Hải Phòng đến cảng Hà Nội; cấp II, dài khoảng 154,5 km.

    - Tuyến Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai: Từ cảng Hà Nội đến ngã ba Nậm Thi (thành phố Lào Cai); cấp II-III-IV, dài khoảng 365,5km.

    Đoạn cảng Hà Nội - cảng Việt Trì: Cấp II, dài khoảng 74 km.

    Đoạn cảng Việt Trì - cảng Yên Bái: Cấp III, dài khoảng 125 km.

    Đoạn cảng Yên Bái - ngã ba Nậm Thi (thành phố Lào Cai): Cấp IV, dài khoảng 166 km.

    - Tuyến Việt Trì - Hòa Bình: Từ cảng Việt Trì đến cảng Hòa Bình; cấp III, dài khoảng 74 km.

    - Tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình (qua cửa Lạch Giang): Từ cửa Lục đến cảng Ninh Phúc, cấp đặc biệt, dài khoảng 178,5 km.

    - Tuyến Việt Trì - Tuyên Quang - Na Hang; cấp III-IV, dài khoảng 186 km.

    Đoạn cảng Việt Trì đến ngã ba Lô Gâm: Cấp III, dài 115 km.

    Đoạn Ngã ba Lô Gâm đến hạ lưu đập thủy điện Tuyên Quang: cấp IV, dài khoảng 71 km.

    - Tuyến Phả Lại - Đa Phúc: Từ cảng Phả Lại đến cảng Đa Phúc; cấp III, dài khoảng 86 km.

    - Tuyến Phả Lại - Á Lữ: Từ cảng Phả Lại đến cảng Á Lữ; cấp III, dài khoảng 35 km.

    - Tuyến Ninh Bình - Thanh Hóa: Từ cảng Ninh Phúc đến cảng Lễ Môn; cấp III, dài khoảng 129 km.

    - Tuyến Vạn Gia - Ka Long (trên sông Ka Long): Từ cảng Vạn Gia đến bến Ka Long (thành phố Móng Cái); cấp III, dài khoảng 17 km.

    - Tuyến vùng hồ thủy điện Hòa Bình: Từ cảng Ba cấp đến cảng Bản Két; cấp I-II, dài khoảng 203 km.

    Đoạn từ cảng Ba Cấp đến cảng Tạ Hộc: Cấp I, dài khoảng 165 km.

    Đoạn từ cảng Tạ Hộc đến cảng Bản Két: Cấp II, dài khoảng 38 km.

    - Tuyến vùng hồ thủy điện Sơn La: Từ đập thủy điện Sơn La đến hạ lưu đập thủy điện Lai Châu; cấp III, dài khoảng 175 km.

    - Tuyến vùng hồ thủy điện Lai Châu: Từ đập thủy điện Lai Châu lên thượng lưu; cấp III, dài khoảng 64 km.

    - Tuyến vùng hồ thủy điện Thác Bà: Từ đập thủy điện Thác Bà đến Cẩm Nhân; cấp I, dài khoảng 50 km.

    - Tuyến vùng thủy điện Tuyên Quang: Từ đập thủy điện Tuyên Quang lên thượng lưu; cấp III, dài khoảng 16 km.

    Khu vực miền Trung: có 10 tuyến. Cụ thể như sau:

    - Tuyến trên sông Mã: Từ cửa Lạch Trào đến Hàm Rồng; cấp I-II, dài khoảng 19,5km.

    Đoạn cửa Lạch Trào - cảng Lễ Môn: Cấp I, dài khoảng 10,5 km.

    Đoạn cảng Lễ Môn - Hàm Rồng: Cấp II, dài khoảng 9 km.

    - Tuyến trên sông Lèn: Từ cửa Lạch Sung đến bến Đò Lèn; cấp III, dài khoảng 23,5km.

    - Tuyến trên sông Lam: Từ Cửa Hội đến Đô Lương; cấp I-III, dài khoảng 108 km.

    Đoạn Cửa Hội - Bến Thủy: Cấp I, dài khoảng 19 km.

    Đoạn Bến Thủy - Đô Lương: Cấp III, dài khoảng 89 km.

    - Tuyến trên sông Nghèn: Từ cửa Sót đến cầu Nghèn; cấp II-III, dài khoảng 34,5 km.

    Đoạn Cửa Sót - cảng Hộ Độ: Cấp II, dài khoảng 14 km.

    Đoạn cảng Hộ Độ - cầu Nghèn: Cấp III, dài khoảng 20,5 km.

    - Tuyến trên sông Gianh: tcửa Gianh đến Đồng Lào; cấp I-III, dài khoảng 63,5 km.

    Đoạn cửa Gianh đến cảng Gianh: Cấp I, dài khoảng 2,5 km.

    Đoạn cảng Gianh đến Lèn Bảng: Cấp II, dài 29,5km.

    Đoạn Lèn Bảng đến Đồng Lào: Cấp III, dài khoảng 33,5 km.

    - Tuyến trên sông Nhật Lệ: từ cửa Nhật Lệ - cầu Long Đại; cấp I-III, dài khoảng 23 km.

    Đoạn cửa Nhật Lệ - cảng Nhật Lệ: cấp I, dài khoảng 3,2 km.

    Đoạn cảng Nhật Lệ - cầu Long Đại: cấp III, dài khoảng 19,8 km.

    - Tuyến trên sông Hiếu - sông Thạch Hãn: Từ Cửa Việt đến đập Trầm; cấp III, dài khoảng 50 km.

    - Tuyến trên sông Hương: Từ cửa Thuận An đến bến ngã ba Tuần; cấp III, dài khoảng 34 km.

    - Tuyến Hội An - Cù Lao Chàm: Từ cảng Hội An đến cảng Bãi Làng; cấp I-III, dài khoảng 23,5 km.

    Đoạn Hội An - Cửa Đại, trên sông Thu Bồn: Cấp III, dài khoảng 6,5 km.

    Đoạn Cửa Đại - cảng Bãi Làng (Cù Lao Chàm), tuyến ra đảo: Cấp I, dài khoảng 17 km.

    - Tuyến cảng Sông Hàn - cảng Kỳ Hà: cấp III, dài khoảng 101 km.

    Đoạn cảng sông Hàn-ngã ba Vĩnh Điện (sông Hàn, sông Vĩnh Điện): Cấp III, dài khoảng 29 km.

    Đoạn ngã ba Vĩnh Điện - cảng Hội An (sông Thu Bồn): Cấp III, dài khoảng 14,5 km.

    Đoạn cảng Hội An - cảng Kỳ Hà (sông Trường Giang): Cấp III, dài khoảng 57,5 km.

    Khu vực phía Nam: Có 18 tuyến. Cụ thể như sau:

    - Tuyến Cửa Tiểu - biên giới Campuchia: Từ cửa Tiểu đến cửa khẩu Thường Phước (Đồng Tháp); cấp đặc biệt, dài khoảng 218 km.

    - Tuyến Cửa Định An - biên giới Campuchia; cấp đặc biệt và cấp I, dài khoảng 211 km.

    Đoạn từ cửa Định An đến ngã ba Tân Châu (An Giang): Cấp đặc biệt, dài khoảng 184 km.

    Đoạn ngã ba Tân Châu đến Biên giới Campuchia: Cấp I, dài 27 km.

    - Tuyến Sài Gòn - Cà Mau (qua kênh Xà No): Từ ngã ba kênh Tẻ (giao với sông Sài Gòn) đến cảng Cà Mau; cấp III, dài khoảng 336 km

    - Tuyến Vũng Tàu - Thị Vải - Sài Gòn - Mỹ Tho - Cần Thơ (đổi tên từ tuyến Vũng Tàu - Thị Vải - ĐBSCL): Từ cảng Bến Đình (thành phố Vũng Tàu) đến cảng Cần Thơ; cấp đặc biệt và cấp II, dài khoảng 242,5 km.

    Đoạn Vũng Tàu - Thị Vải: Cấp đặc biệt, dài khoảng 28,5 km.

    Đoạn Thị Vải - Sài Gòn: Cấp II, dài khoảng 65 km (bao gồm một số sông địa phương).

    Đoạn Sài Gòn - Mỹ Tho: Cấp II, dài khoảng 38,5 km.

    Đoạn Mỹ Tho - Cần Thơ (qua sông Măng Thít): Cấp II, dài khoảng 110,5 km.

    - Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò): Từ ngã ba kênh Tẻ qua Kiên Lương đến đầm Hà Tiên; cấp III, dài khoảng 320 km.

    - Tuyến duyên hải Sài Gòn - Cà Mau: Cấp III, dài khoảng 367 km.

    Đoạn Sài Gòn - Đại Ngãi: từ ngã ba kênh Tẻ - cảng Đại Ngãi: Cấp III, dài khoảng 179 km.

    Đoạn Đại Ngãi - Cà Mau: Từ cảng Đại Ngãi đến cảng Cà Mau; cấp III, dài khoảng 188 km.

    - Tuyến Sài Gòn - Bến Súc (sông Sài gòn): Từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Bến Súc (Bình Dương); cấp III, dài khoảng 90 km.

    - Tuyến Sài Gòn - Bến Kéo (sông Vàm Cỏ Đông): Từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Bến Kéo (thị xã Tây Ninh); cấp III, dài khoảng 142,9 km.

    - Tuyến Sài Gòn - Mộc Hóa (sông Vàm Cỏ Tây): Từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Mộc Hóa; cấp III, dài khoảng 143,4 km.

    - Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua kênh Tháp Mười số 1): Từ ngã ba kênh Tẻ đến Ba Hòn (thị trấn Kiên Lương); cấp III, dài khoảng 288 km.

    - Tuyến Mộc Hóa - Hà Tiên: Từ cảng Mộc Hóa đến đầm Hà Tiên; cấp III; dài khoảng 214 km.

    - Tuyến Sài Gòn - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai): Từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Hiếu Liêm (Đồng Nai); cấp III, dài khoảng 90 km

    - Tuyến trên kênh 28 - kênh Phước Xuyên: Từ thị trấn Cái Bè đến thị trấn Sa Rài (Tân Hồng, Đồng Tháp); cấp III, dài khoảng 76 km.

    - Tuyến Rạch Giá - Cà Mau: Từ cảng Tắc Cậu đến cảng Cà Mau; cấp III, dài khoảng 109 km.

    - Tuyến Sài Gòn - Hà Tiên (qua kênh Tháp Mười số 2): Từ ngã ba kênh Tẻ - kênh Tri Tôn Hậu Giang - kênh Tám Ngàn (kênh số 1) - đầm Hà Tiên; cấp III, dài khoảng 277,6 km.

    - Tuyến Cần Thơ - Cà Mau (kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp): Từ cảng Cần Thơ đến cảng Cà Mau; cp III, dài khoảng 102 km.

    - Tuyến sông Hàm Luồng: Từ ngã ba sông Tiền đến cửa Hàm Luông; cấp đặc biệt, dài khoảng 90 km.

    - Tuyến sông Cổ Chiên: Từ cửa Cổ Chiên đến ngã ba sông Tiền; cấp I - cấp đặc biệt, dài khoảng 109 km.

    Đoạn cửa Cổ Chiên đến ngã ba kênh Trà Vinh: Cấp I, dài khoảng 46 km;

    Đoạn ngã ba kênh Trà Vinh đến Ngã ba Cổ Chiên: Cấp đặc biệt, dài khoảng 63 km.

    b) Tuyến ven biển

    Từng bước phát triển tuyến ven biển để khai thác lợi thế tự nhiên của đất nước. Trước mắt, khai thác vận tải phù hợp với thông skỹ thuật luồng cửa sông trong điều kiện hiện trạng (có phụ lục kèm theo), về lâu dài, cải tạo, chỉnh trcác luồng cửa sông đảm bảo có độ sâu chạy tàu tương đồng với cấp kỹ thuật của luồng tàu trong sông; tiến tới xây dựng hoàn chỉnh hệ thống luồng cửa sông đáp ứng nhu cầu vận tải ven biển.

    c) Hệ thống cảng ĐTNĐ

    Khu vực phía Bắc:

    - Cảng hàng hóa: gồm 66 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 42,01 triệu tấn/năm. Cụ thể như sau:

    TT

    Tên cảng

    Tỉnh, thành phố

    Quy hoạch đến năm 2020

    Định hướng đến năm 2030

    Cỡ tàu lớn nhất (T)

    Công sut (Ngàn T/năm)

    Cỡ tàu lớn nhất (T)

    Công sut (Ngàn T/năm)

    I

    Các cảng chính

     

     

    10.990

     

    15.200

    1

    Cảng Hà Nội

    Hà Nội

    1.000

    500

    1.000

    500

    2

    Cảng Khuyến Lương

    Hà Nội

    1.000

    1.700

    1.000

    2.500

    3

    Cảng Việt Trì

    Phú Thọ

    800

    2.000

    800

    3.000

    4

    Cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc

    Ninh Bình

     

    3.000

     

    4.000

    - Cảng Ninh Phúc

    Ninh Bình

    3.000

    2.500

    3.000

    3.500

    - Cảng Ninh Bình

    Ninh Bình

    1.000

    500

    1.000

    500

    5

    Cảng Hòa Bình

    Hòa Bình

    400

    550

    600

    700

    6

    Cụm cảng Đa Phúc

    Hà Nội, Thái Nguyên

    400

    700

    600

    1.500

    7

    Cảng Phù Đổng (XD mới)

    Hà Nội

    800

    2.540

    800

    3.000

    II

    Các cảng khác

     

     

    31.020

     

    50.720

    1

    Cảng Sơn Tây

    Hà Nội

    800

    1.200

    800

    2.500

    2

    Cảng Hồng Hà

    Hà Nội

    800

    1.000

    800

    2.000

    3

    Cụm cảng Chèm - Thượng Cát

    Hà Nội

    800

    3.500

    800

    4.500

    4

    Cảng Bắc Hà Nội

    Hả Nội

    800

    800

    800

    1.200

    5

    Cảng Chu Phan

    Hà Nội

    800

    500

    800

    800

    6

    Cảng Thanh Trì

    Hà Nội

    800

    700

    800

    1.500

    7

    Cảng Hồng Vân

    Hà Nội

    800

    300

    800

    800

    8

    Cảng Vạn Điểm- Phú Xuyên

    Hà Nội

    800

    1.500

    800

    2.500

    9

    Cảng Mai Lâm

    Hà Nội

    600

    300

    600

    500

    10

    Cảng Đức Giang

    Hà Nội

    600

    500

    600

    800

    11

    Cảng Chẹ

    Hà Nội

    300

    1.200

    300

    1.500

    12

    Cảng Tế Tiêu

    Hà Nội

    300

    200

    300

    300

    13

    Cảng Đức Bác

    Vĩnh Phúc

    600

    500

    600

    800

    14

    Cảng Vĩnh Thịnh

    Vĩnh Phúc

    600

    500

    600

    800

    15

    Cảng Như Thụy

    Vĩnh Phúc

    600

    500

    600

    800

    16

    Cảng Hưng Yên

    Hưng Yên

    1.000

    350

    1.000

    500

    17

    Cảng Triều Dương

    Hưng Yên

    600

    300

    600

    500

    18

    Cảng Mễ Sở

    Hưng Yên

    1.000

    350

    1.000

    500

    19

    Cảng Tân Đệ

    Thái Bình

    1.000

    200

    1.000

    500

    20

    Cảng Thái Bình

    Thái Bình

    600

    500

    600

    700

    21

    Cảng Hiệp

    Thái Bình

    400

    200

    400

    350

    22

    Cảng Yên Lệnh

    Hà Nam

    600

    200

    600

    500

    23

    Cảng Nam Kinh

    Hà Nam

    300

    200

    300

    300

    24

    Cảng Nam Định (XD mới)

    Nam Định

    1.000

    500

    1.000

    800

    25

    Cảng Cầu Yên

    Ninh Bình

    400

    200

    400

    500

    26

    Cụm cảng Ninh Phúc mới

    Ninh Bình

    1.000-3.000

    3.000

    1.000-3.000

    4.500

    27

    Cảng Đáp Cầu

    Bắc Ninh

    400

    500

    400

    700

    28

    Cảng Đức Long

    Bắc Ninh

    600

    300

    600

    800

    29

    Cảng Bến Hồ

    Bắc Ninh

    600

    300

    600

    500

    30

    Cảng Kênh Vàng

    Bắc Ninh

    600

    300

    600

    500

    31

    Cảng Á Lữ

    Bắc Giang

    400

    600

    400

    800

    32

    Cảng Cống Câu

    Hải Dương

    600

    800

    600

    1.500

    33

    Cảng Tiên Kiều

    Hải Dương

    600

    500

    600

    800

    34

    Cảng Phú Thái

    Hải Dương

    600

    500

    600

    800

    35

    Cảng Sở Dầu

    Hải Phòng

    1.000

    1.500

    1.000

    1.800

    36

    Cảng An Hòa

    Hải Phòng

    1.000

    200

    1.000

    300

    37

    Cảng Trường Nguyên

    Hải Phòng

    1.000

    300

    1.000

    500

    38

    Cảng Nam Cầu Trắng

    Quảng Ninh

    2.000

    550

    2.000

    970

    39

    Cảng Dương Nhật

    Quảng Ninh

    600

    200

    600

    300

    40

    Cảng Ka Long

    Quảng Ninh

    600

    300

    600

    500

    41

    Cảng Tuyên Quang

    T. Quang

    200

    300

    200

    500

    42

    Cảng Chiêm Hóa (XD mớỉ)

    Tuyên Quang

    200

    150

    200

    300

    43

    Cảng Na Hang (XD mới)

    Tuyên Quang

    100

    100

    100

    200

    44

    Cảng Ngọc Tháp

    Phú Thọ

    200

    200

    200

    500

    45

    Cảng Đoan Hùng

    Phú Thọ

    300

    200

    300

    500

    46

    Cảng Trung Hà

    Phú Thọ

    300

    150

    300

    300

    47

    Cảng Hải Linh

    Phú Thọ

    600

    200

    600

    350

    48

    Cảng Dữu Lâu

    Phú Thọ

    300

    250

    300

    350

    49

    Cảng Lục Cẩu (XD mới)

    Lào Cai

    200

    120

    200

    300

    50

    Cảng Phố Mới

    Lào Cai

    200

    150

    200

    300

    51

    Cảng Văn Phú

    Yên Bái

    200

    500

    200

    1.000

    52

    Cảng Âu Lâu

    Yên Bái

    200

    150

    200

    300

    53

    Các cảng vùng hồ Thác Bà

    Yên Bái

     

     

     

     

    - Cảng Hương Lý

    Yên Bái

    400

    300

    400

    500

    - Cảng Mông Sơn

    Yên Bái

    400

    200

    400

    300

    54

    Cảng Kho 3

    Hòa Bình

    200

    200

    200

    300

    55

    Cảng Hoàng Nam

    Hòa Bình

    200

    100

    200

    150

    56

    Các cảng vùng hồ thủy điện Hòa Bình

    Hòa Bình, Sơn La

     

     

     

     

    - Cảng tổng hợp Bản Két

    Sơn La

    200

    200

    200

    300

    - Cảng Tạ Hộc

    Sơn La

    200

    200

    200

    350

    - Cảng Vạn Yên

    Sơn La

    200

    150

    200

    300

    - Cảng Ba Cấp

    Hòa Bình

    200

    300

    200

    500

    - Cảng Bích Hạ

    Hòa Bình

    200

    150

    200

    300

    57

    Các cảng vùng hồ thủy điện Sơn La (XD mới)

    Sơn La

    200

    300

    200

    500

    58

    Các cảng vùng hồ thủy điện Lai Châu (XD mới)

    Lai Châu

    200

    200

    200

    300

    59

    Các cảng vùng hthủy điện Tuyên Quang (XD mới)

    Tuyên Quang, Hà Giang

    200

    200

    200

    300

     

    Tổng cộng

     

     

    42.010

     

    65.920

    - Cảng hành khách: gồm 20 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 5,52 triệu lượt khách/năm. Cụ thể như sau:

    TT

    Tên cảng

    Tỉnh, thành phố

    Quy hoạch đến năm 2020

    Định hướng đến năm 2030

    Cỡ tàu lớn nhất (ghế)

    Công sut (Ngàn HK/n)

    Cỡ tàu lớn nhất (ghế)

    Công sut (Ngàn HK/n)

    1

    Cảng khách Hà Nội

    Hà Nội

    100

    320

    250

    800

    2

    Cảng khách Sơn Tây

    Hà Nội

    100

    50

    100

    100

    3

    Cảng khách Bát Tràng

    Hà Nội

    100

    100

    100

    200

    4

    Cảng khách Hải Phòng

    H. Phòng

    250

    500

    250

    1.000

    5

    Cảng khách Cát Bà

    Hải Phòng

    250

    300

    250

    500

    6

    Cảng khách Tuần Châu

    Quảng Ninh

    250

    1.000

    250

    2.000

    7

    Cảng khách Bãi Cháy

    Quảng Ninh

    250

    2.000

    250

    3.500

    8

    Cảng khách Cái Rồng

    Quảng Ninh

    150

    500

    150

    1000

    9

    Cảng khách Cẩm Phả

    Qung Ninh

    150

    300

    150

    500

    10

    Cảng khách Hưng Yên

    Hưng Yên

    100

    100

    100

    200

    11

    Cảng khách Bình Minh

    Hưng Yên

    100

    100

    100

    200

    12

    Cảng khách Thái Bình

    Thái Bình

    150

    100

    150

    200

    13

    Cảng khách Nam Định (chuyển đổi từ cảng Nam Định hiện hữu)

    Nam Định

    100

    50

    100

    100

    14

    Cảng khách Ninh Bình

    Ninh Bình

    100

    50

    100

    100

    15

    Cảng khách Việt Trì

    Phú Thọ

    100

    50

    100

    100

    16

    Cảng khách Phú Thọ

    Phú Thọ

    100

    25

    100

    50

    17

    Các cảng khách hồ Hòa Bình

    Hòa Bình

    100

    50

    100

    100

    18

    Các cảng khách vùng hồ thủy điện Sơn La

    Sơn La

    100

    25

    100

    50

    19

    Các cảng khách vùng hồ thủy điện Thác Bà

    Yên Bái

    100

    25

    100

    50

    20

    Các cảng khách vùng hồ thủy điện Tuyên Quang

    Tuyên Quang

    100

    25

    100

    50

     

    Tổng cộng

     

     

    5.520

     

    10.800

    Khu vực min Trung: Gm 7 cảng hàng hóa. Cụ th như sau:

    TT

    Tên cảng

    Tỉnh, thành phố

    Quy hoạch đến 2020

    Cỡ tàu lớn nhất (Tấn)

    Công sut (Ngàn tấn/năm)

    1

    Cảng Đò Lèn

    Thanh Hóa

    1.000

    1.400

    2

    Cảng Hộ Độ (XD mới)

    Hà Tĩnh

    1.000

    500

    3

    Cảng Quảng Phúc

    Quảng Bình

    1.000

    600

    4

    Cảng Quảng Thuận (cảng Ba Đồn)

    Quảng Bình

    1.000

    500

    5

    Cảng Đông Hà

    Quảng Trị

    1.000

    300

    6

    Cảng Hội An

    Quảng Nam

    300

    300

    7

    Cảng Sa Kỳ

    Quảng Ngãi

    1.000

    500

    Khu vực phía Nam:

    - Cảng hàng hóa: gồm 56 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 32,6 triệu tấn/năm (trong đó có 11 cảng chính, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 10,9 triệu tấn/năm và 45 cảng khác có công suất quy hoạch đến năm 2020 là 21,7 triệu tấn/năm). Cụ thể như sau:

    TT

    Tên cảng

    Tỉnh, thành phố

    Quy hoạch đến năm 2020

    Định hướng đến năm 2030

    Cỡ tàu lớn nhất (T)

    Công suất (Ngàn T/năm)

    Cỡ tàu lớn nhất (T)

    Công suất (Ngàn T/năm)

    A

    Các cảng chính

     

     

    10.900

     

    15.800

    1

    Khu vực Đông Nam Bộ

     

     

    9.200

     

    13.100

    1

    Cảng Phú Định

    TP HCM

    3.000

    1.500

    3.000

    2.500

    2

    Cảng Long Bình

    TP HCM

    5.000

    2.000

    5.000

    2.500

    3

    Khu cảng Trường Thọ (Gồm các cảng: Phúc Long, ICD Tây Nam, ICD3-Phước Long…)

    TP HCM

    2.000

    3.000

    2.000

    3.600

    4

    Cảng Nhơn Đức (xây mới)

    TP HCM

    3.000

    700

    3.000

    1.500

    5

    Cảng Bến Súc

    Bình Dương

    1.000

    1.000

    1.000

    1.500

    6

    Cảng Bến Kéo

    Tây Ninh

    1.000

    1.000

    1.000

    1.500

    II

    Khu vực Tây Nam Bộ

     

     

    1.700

     

    2.700

    1

    Cảng Long Đức

    Trà Vinh

    2.000

    400

    2.000

    600

    2

    Cảng An Phước

    Vĩnh Long

    2.000

    300

    2.000

    500

    3

    Cảng sông Sa Đéc

    Đồng Tháp

    500

    300

    1.000

    400

    4

    Cảng Bình Long

    An Giang

    1.000

    300

    3.000

    600

    5

    Cảng Tắc Cậu

    Kiên Giang

    1.000

    400

    2.000

    600

    B

    Các cng khác

     

     

    21.700

     

    36.700

    I

    Khu vực Đông Nam Bộ

     

     

    8.300

     

    13.500

    1

    Cảng TRACOMECO

    Đồng Nai

    5.000

    1.000

    5.000

    1.500

    2

    Cảng Nhơn Trạch

    Đồng Nai

    5.000

    1.000

    5.000

    1.500

    3

    Cảng Tín Nghĩa

    Đồng Nai

    5.000

    1.000

    5 000

    2.000

    4

    Cảng Hà Đức

    Đồng Nai

    5.000

    1.000

    5.000

    1.500

    5

    Cảng Thủy Bộ Đồng Nai

    Đồng Nai

    1.000

    400

    1.000

    700

    6

    Cảng Rạch Bắp

    Bình Dương

    1.000

    500

    1.000

    800

    7

    Cảng An Sơn

    Bình Dương

    1.000

    1.000

    1.000

    1.500

    8

    Cảng Thạnh Phước

    Bình Dương

    2.000

    500

    2.000

    1.000

    9

    Cảng Cây Khế (xây mới)

    Bà Rịa-Vũng Tàu

    1.000

    500

    2.000

    1.000

    10

    Cảng Bourbon An Hòa (xây mới)

    Tây Ninh

    2.000

    600

    2.000

    1.000

    11

    Cảng Thanh Phước (xây mới)

    Tây Ninh

    2.000

    800

    2.000

    1.000

    II

    Khu vực Tây Nam Bộ

     

     

    13.400

     

    23.200

    1

    Cảng Bourbon Bến Lức

    Long An

    5.000

    1.500

    5.000

    2.500

    2

    Cảng Thành Tài

    Long An

    5.000

    500

    5.000

    800

    3

    Cảng BMT (xây mới)

    Long An

    3.000

    400

    5.000

    800

    4

    Cảng Kim Tín (xây mới)

    Long An

    3.000

    400

    5.000

    800

    5

    Cảng Thiên Lộc Thành (xây mới)

    Long An

    3.000

    700

    5.000

    1.300

    6

    Cảng Phương Quân

    Long An

    5.000

    300

    5.000

    500

    7

    Cảng Phước Đông

    Long An

    5.000

    300

    5.000

    500

    8

    Cảng Cần Giuộc (xây mới)

    Long An

    1.000

    300

    2.000

    500

    9

    Cảng Tân An (xây mới)

    Long An

    1.000

    500

    1.000

    1.000

    10

    Cảng Hoàng Tuấn

    Long An

    1.000

    300

    1.000

    600

    11

    Cảng Hoàng Long

    Long An

    2.000

    300

    1.000

    600

    12

    Cảng Cơ khí công trình 2

    Long An

    1.000

    200

    1.000

    400

    13

    Cảng Lê Thạch

    Tiền Giang

    2.000

    300

    3.000

    500

    14

    Cảng nông sản thực phẩm Tiền Giang

    Tiền Giang

    2.000

    600

    3.000

    1.200

    15

    Cảng Mỹ An

    Vĩnh Long

    2.000

    300

    3.000

    500

    16

    Cảng Quang Vinh

    Vĩnh Long

    1.000

    200

    2.000

    300

    17

    Cảng Toàn Quốc (xây mới)

    Vĩnh Long

    2.000

    300

    2.000

    400

    18

    Cảng Bảo Mai

    Đồng Tháp

    3.000

    300

    5.000

    500

    19

    Cảng Sóc Trăng

    Sóc Trăng

    500

    300

    1.000

    500

    20

    Cng Long Hưng

    Sóc Trăng

    500

    300

    1.000

    500

    21

    Cảng Ngã Năm

    Sóc Trăng

    500

    300

    1.000

    500

    22

    Cảng Cái Côn

    Sóc Trăng

    500

    300

    1.000

    500

    23

    Cảng Vị Thanh (xây mới)

    Hậu Giang

    500

    500

    1.000

    700

    24

    Cảng Tân Châu (xây mới)

    An Giang

    2.000

    500

    5.000

    1.000

    25

    Cảng bốc xếp hàng hóa An Giang

    An Giang

    1.000

    300

    1.000

    500

    26

    Cảng Lương thực Sông Hậu

    Cần Thơ

    2.000

    400

    2.000

    500

    27

    Cảng Huỳnh Lâm

    Cần Thơ

    2.000

    400

    5.000

    800

    28

    Cảng Phúc Thành

    Cần Thơ

    2.000

    300

    2.000

    500

    29

    Cảng công ty vật tư Hậu Giang

    Cần Thơ

    1.000

    300

    1.000

    400

    30

    Cảng Khu CN Thốt Nốt

    Cần Thơ

    2.000

    300

    2.000

    500

    31

    Cảng Hộ Phòng (xây mới)

    Bạc Liêu

    1.000

    500

    1.000

    800

    32

    Cảng Bạc Liêu

    Bạc Liêu

    500

    300

    1.000

    500

    33

    Cảng ông Đốc (xây mới)

    Cà Mau

    1.000

    400

    1.000

    700

    34

    Cảng xếp dỡ Cà Mau

    Cà Mau

    1.000

    300

    1.000

    600

     

    Tổng cộng

     

     

    32.600

     

    52.500

    - Cảng hành khách: gồm 17 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 29 triệu lượt hành khách/năm. Cụ thể như sau:

    TT

    Tên cảng

    Tỉnh, thành ph

    Quy hoạch đến năm 2020

    Định hướng đến năm 2030

    Cỡ tàu lớn nhất (Ghế)

    Công sut (Ngàn HK/năm)

    Cỡ tàu lớn nhất (Ghế)

    Công sut (Ngàn HK/năm)

    1

    Cảng khách TPHCM

    TP HCM

    250

    5800

    250

    8700

    2

    Cảng khách Cần Thơ

    TP Cần Thơ

    120

    3500

    120

    5200

    3

    Cảng khách Cầu Đá

    Bà Rịa-Vũng Tàu

    250

    1.200

    250

    1.800

    4

    Cảng khách Tân An

    Long An

    100

    800

    100

    1.200

    5

    Cảng khách Mỹ Tho

    Tiền Giang

    120

    1.500

    120

    2.100

    6

    Cảng khách Cao Lãnh

    Đồng Tháp

    100

    1.000

    120

    1.500

    7

    Cảng khách Trà Vinh

    Trà Vinh

    100

    800

    100

    1.200

    8

    Cảng khách Vĩnh Long

    Vĩnh Long

    100

    1.000

    100

    1.500

    9

    Cảng khách Bến Tre

    Bến Tre

    100

    2.000

    100

    3.000

    10

    Cảng khách Long Xuyên

    An Giang

    120

    800

    120

    1.200

    11

    Cảng khách Châu Đốc

    An Giang

    120

    800

    120

    1.300

    12

    Cảng khách Rạch Giá

    Kiên Giang

    100

    800

    100

    1.250

    13

    Cảng khách Hà Tiên

    Kiên Giang

    100

    500

    100

    700

    14

    Cảng khách Sóc Trăng

    Sóc Trăng

    100

    1.500

    100

    2.000

    15

    Cảng khách Cà Mau

    Cà Mau

    100

    4.000

    100

    5.500

    16

    Cảng khách Năm Căn

    Cà Mau

    100

    1.500

    100

    2.300

    17

    Cảng khách ông Đốc

    Cà Mau

    100

    1.500

    100

    2.100

     

    Tổng cộng

     

     

    29.000

     

    42.500

    4. Quy hoạch phát trin công nghiệp sửa chữa, đóng mới phương tiện ĐTNĐ

    Khai thác hiệu quả các cơ sở hiện hữu. Tập trung đầu tư nâng cấp và tăng cường năng lực thiết bị, công nghệ bằng nguồn vốn huy động ngoài ngân sách.

    5. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020

    Đơn vị: tỷ đồng

    TT

    Hạng mục

    Nhu cu vn đầu tư

    Đến 2015

    2016-2020

    Tổng số

    Ngân sách/ODA

    Nguồn khác

    Tổng số

    Ngân sách/ODA

    Ngun khác

    I

    Kết cấu hạ tầng

    30.538

    8.388

    8.388

    0

    22.220

    6.950

    15.270

    1

    Luồng tuyến

    27.618

    8.318

    8.318

    0

    19.300

    6.250

    13.050

    - XD nâng cấp

    24.818

    7.268

    7.268

    0

    17.550

    4.500

    13.050

    - Duy tu, bảo trì

    2.800

    1.050

    1.050

    0

    1.750

    1.750

    0

    2

    Cảng bến

    2.920

    70

    70

    0

    2.920

    700

    2.220

    II

    Phương tiện vận tải

    25.000

    10.000

    0

    10.000

    15.000

    0

    15.000

    III

    Công nghiệp sửa chữa, đóng mới phương tiện

    1.000

    400

    0

    400

    600

    0

    600

     

    Tổng cộng

    56.538

    18.788

    8.388

    10.400

    37.820

    6.950

    30.780

    6. Danh mục các dự án chính giai đoạn đến năm 2015 và từ năm 2016 đến năm 2020.

    Đơn vị: tỷ đồng

    TT

    Tên dự án

    Nguồn vốn dkiến

    Ngân sách/ODA

    Nguồn khác

    Tng cộng

    I

    Giai đoạn đến năm 2015

     

     

    8.800

    1

    Dự án WB6

    3.700

     

    3.700

    2

    Dự án WB5

    2.700

     

    2.700

    3

    Nâng cấp tuyến VTT kênh Chợ Gạo

    2.400

     

    2.400

    B

    Giai đoạn từ 2016 đến 2020

     

     

    7.635

    1

    Nâng cấp tuyến VTT Ninh Bình - Thanh Hóa

    179

     

    179

    2

    Nâng cp tuyến VTT sông Móng Cái từ Vạn Gia đến cầu Ka Long

    280

     

    280

    3

    Nâng cấp các tuyến vận tải thủy mới

    170

     

    170

    4

    Nâng cấp tuyến Việt Trì - Lào Cai - Giai đoạn I (đến Yên Bái)

    900

     

    900

    5

    Nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Hàm Luông từ ngã ba sông Tiền đến cửa Hàm Luông

    191

     

    191

    6

    Nâng cao an toàn bến khách ngang sông

    900

     

    900

    7

    Lập trật tự hành lang an toàn giao thông đường thủy

    500

     

    500

    8

    Xây dựng Tuyến vận tải thủy vùng h Sơn La

    20

     

    20

    9

    Nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Gianh (Giai đoạn 2)

    200

     

    200

    10

    Nâng cp tuyến Hải Phòng - Ninh Bình (qua sông Luộc)

    2.000

     

    2.000

    11

    Nâng cấp tuyến vận tải thủy Vũng Tàu - Thị Vải - Sài Gòn - Mỹ Tho - Cần Thơ

    1.000

     

    1.000

    12

    Nâng cấp tuyến vận tải thủy trên sông Đồng Nai

    200

     

    200

    13

    Nâng cấp tuyến vận tải thủy vùng hồ Hòa Bình

    15

     

    15

    14

    Đầu tư nâng cp một số cảng cần thiết

     

    1.080

    1.080

     

    Tổng cộng

    15.355

    1.080

    16.435

    III. Định hướng phát triển đến năm 2030

    1. Về vận tải

    a) Khối lượng vận tải: Đến năm 2030 khối lượng hàng hóa ĐTNĐ đạt khoảng 586 triệu tấn và luân chuyển đạt khoảng 127.000 triệu tấn.km. Hành khách đạt khoảng 355 triệu lượt hành khách và luân chuyển đạt khoảng 7.600 triệu hành khách.km.

    b) Về đội tàu: Tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại và trẻ hóa, cơ cấu đội tàu theo đầu phương tiện: đoàn kéo đẩy chiếm khoảng 20% và tàu tự hành chiếm khoảng 80%. Tc độ hành thủy bình quân 12 km/h với tàu kéo đẩy; 15-20 km/h với tàu tự hành. Đội tàu hàng đạt khoảng 13 triệu tn phương tiện; đội tàu khách đạt khoảng 1,2 triệu ghế.

    2. Về luồng tuyến

    Mở rộng phạm vi quản lý ĐTNĐ, phấn đấu đưa tất cả các tuyến có nhu cầu vận tải vào quản lý. Hoàn thành nâng cấp các tuyến vận tải thủy chính đảm bảo chạy tàu an toàn 24/24h.

    3. Về cảng ĐTNĐ

    Tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp và hiện đại hóa công nghệ quản lý, xếp dỡ, nâng cao chất lượng dịch vụ, có giá thành hợp lý và bảo vệ môi trường.

    4. Công nghiệp sửa chữa và đóng mới phương tiện

    Nâng cấp, mở rộng nâng cao năng lực các cơ sở hiện có. Đầu tư phát triển các cơ sở mới ở khu vực phía Bắc và phía Nam để đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu theo hướng hiện đại hóa phương tiện. Chủ yếu huy động nguồn lực xã hội để phát triển.

    IV. Các giải pháp, cơ chế chính sách chủ yếu thực hiện quy hoạch

    1. Giải pháp, chính sách huy động nguồn lực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

    Dành vốn xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng từ nguồn ngân sách và ODA, đảm bảo thực hiện hoàn thành các dự án chính giai đoạn đến năm 2020 đúng tiến độ đề ra.

    Tiếp tục xây dựng thể chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội để phát triển kết cấu hạ tng, theo hướng tăng tính thương mại của dự án đầu tư, huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển. Tập trung nguồn vốn ngoài ngân sách vào phát triển cảng, cơ sở công nghiệp đóng mới và sửa chữa phương tiện. Thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp ĐTNĐ, nhm tăng hiệu qusản xuất kinh doanh, tăng năng lực huy động vn cho đầu tư phát triển.

    2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo kết nối với các phương thức vận tải khác

    Tập trung vn đầu tư thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng ĐTNĐ đến năm 2020 nhằm tạo chuyển biến về năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo cơ sở kết nối hiệu quả với các phương thức vận tải khác, đặc biệt là với vận tải biển ở các vùng kinh tế trọng đim, đáp ứng được yêu cu của vận tải đa phương thức.

    Phối hp đầu tư với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai các dự án thy lợi. Đảm bảo các thông số thông thuyền của cống đập thủy lợi xây dựng trên tuyến phù hợp với cp ĐTNĐ đã quy hoạch, tránh lãng phí ngun lực trong nâng cp cải tạo lung tuyến.

    3. Giải pháp phát triển vận tải

    Thực hiện tái cơ cấu giao thông vận tải ĐTNĐ để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội trong đu tư và khai thác. Xây dựng pháp luật, th chế đảm bảo hoạt động an toàn của phương tiện sông pha biển trên các tuyến ven biển. Tăng cường hoạt động quản lý chuyên ngành, hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng của phương tiện và dịch vụ vận tải, bao gồm các giải pháp đáp ứng yêu cầu giao thông tiếp cận. Tăng cường hoạt động duy tu, sửa chữa kết cu hạ tng, phương tiện, thiết bị.

    4. Giải pháp chính sách phát triển giao thông ĐTNĐ nông thôn

    Duy trì và phát triển mạng lưới ĐTNĐ nội vùng do địa phương quản lý, đảm bảo kết ni tt với các tuyến vận tải thủy chính. Duy trì phương thức vận tải từ nông ra sâu ở phía Nam đkhai thác hiệu quả tim năng, lợi thế của mạng sông kênh nội vùng, tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí khai thác.

    5. Giải pháp phát triển đội tàu, công nghiệp đóng mới và sửa chữa phương tiện

    Điều chỉnh tiêu chuẩn kỹ thuật đóng mới phương tiện theo hướng nâng cao chất lượng của đội tàu, kìm chế sự phát triển tiến tới giảm thiểu số lượng phương tiện vận tải vỏ gỗ. Tăng cường hoạt động đăng ký, đăng kim đ kim soát cht lượng phương tiện xut xưởng. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đóng mới và sửa chữa phương tiện mở rộng kinh doanh, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để huy động vốn, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại.

    6. Giải pháp đảm bảo an toàn giao thông

    Quan tâm đu tư nâng cấp cải tạo các tuyến vận tải thủy có mật độ phương tiện và hàng hóa cao, quản lý tốt hành lang bảo vệ luồng tàu, sắp xếp lại hoạt động cảng-bến, nhằm hạn chế va quệt, đắm chìm phương tiện, giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn tổ chức quản lý, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về an toàn giao thông, kết hợp với chế tài xử lý, hướng tới đảm bảo trt tự an toàn giao thông đường thủy nội địa một cách bền vững.

    7. Giải pháp bảo vệ môi trường

    Kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường trong thực hiện dự án đầu tư và khai thác vận tải, khai thác cảng. Tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống kết cấu hạ tầng ĐTNĐ với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

    8. Giải pháp đào tạo, phát trin nguồn nhân lực

    Đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành ĐTNĐ. Tăng cường đầu tư cho các cơ sở đào tạo, tạo điều kiện cho các cơ sở nắm bắt được tình hình phát triển của ngành, tiếp cận được với khoa học kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung đào tạo nâng cao đối với cán bộ công chức giữ chức vụ quản lý, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng. Điều chỉnh một cách thích hợp thời gian, nội dung của các cấp đào tạo, nhất là đối với các loại chứng chỉ chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, cán bộ kỹ thuật quản lý chuyên ngành.

    Xây dựng tiêu chuẩn công chức đối với các chức danh quản lý Nhà nước của ngành.

    9. Giải pháp, chính sách áp dụng khoa học công nghệ mới

    Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng ĐTNĐ. Phối hợp với các ngành vận tải khác áp dụng các phương thức vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức. Áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào các khâu quản lý, điều hành và khai thác giao thông vận tải.

    Điều 2. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch

    Bộ Giao thông vận tải tchức thực hiện Quy hoạch, định kỳ tổ chức rà soát, cập nhật bổ sung Quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tình hình thực tế. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các mục tiêu của quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế của các địa phương, ngành và lĩnh vực;

    Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch, phối hợp vi các cơ quan chc năng của địa phương tổ chức thực hiện đúng quy hoạch được duyệt.

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020.

    Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

     Nơi nhận:
    - Như Điều 4;
    - Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
    - Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, Quốc phòng, Công an, Công Thương, NN&PTNT, TN&MT; VH-TTDL; TT&TT; LĐ-TB-XH; GD-ĐT; KHCN;
    - UBND các tỉnh, Tp trực thuộc Trung ương;
    - Các Tập đoàn, các Tổng Công ty 91;
    - Các Vụ, Tổng cục, Cục, đơn vị thuộc Bộ GTVT;
    - Website Bộ GTVT;
    - Lưu VT, KHĐT (7).

    BỘ TRƯỞNG




    Đinh La Thăng

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
    Ban hành: 07/09/2006 Hiệu lực: 08/10/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Công văn 6106/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch Đường sông Việt Nam đến năm 2020
    Ban hành: 25/10/2007 Hiệu lực: 25/10/2007 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 04/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
    Ban hành: 11/01/2008 Hiệu lực: 04/02/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 107/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải
    Ban hành: 20/12/2012 Hiệu lực: 15/02/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Quyết định 355/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
    Ban hành: 25/02/2013 Hiệu lực: 25/02/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Quyết định 13/2008/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể Phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020
    Ban hành: 06/08/2008 Hiệu lực: 03/09/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 1071/QĐ-BGTVT điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông Đường thủy nội địa

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông Vận tải
    Số hiệu:1071/QĐ-BGTVT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:24/04/2013
    Hiệu lực:24/04/2013
    Lĩnh vực:Giao thông
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Đinh La Thăng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Quyết định 1071/QĐ-BGTVT điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông Đường thủy nội địa (.pdf)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X