hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 29/04/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động, phạt thế nào?

Doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động phạt thế nào là một trong những vướng mắc được quan tâm.

Chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động, phạt thế nào?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi hiện nay nếu doanh nghiệp chậm đóng BHYT cho người lao động thì có bị xử phạt không? Và mức phạt là bao nhiêu?

Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Không đóng bảo hiểm y tế của đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế

300.000 đồng - 500.000 đồng

2

- Không đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia BHYT của người sử dụng lao động.

- Đóng BHYT không đủ số người bắt buộc tham gia BHYT của người sử dụng lao động

- Chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế

- Từ 1 – 3 triệu đồng nếu vi phạm dưới 10 người lao động;

- Từ 3 – 5 triệu đồng nếu vi phạm từ 10 - dưới 50 người lao động;

- Từ 5 – 10 triệu đồng nếu vi phạm từ 50 - dưới 100 người lao động;

- Từ 10 – 20 triệu đồng nếu  vi phạm từ 100 - dưới 500 người lao động;

- Từ 20 – 30 triệu đồng, khi vi phạm từ 500 - dưới 1.000 người lao động;

- Từ 30 – 40 triệu đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.

Bên cạnh đó, còn:

- Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có). Trong trường hợp không hoàn trả được thì nộp vào ngân sách nhà nước.

- Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

Như vậy, tùy theo số lượng người lao động bị chậm đóng bảo hiểm y tế mà hành vi đóng BHYT cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế có thể bị phạt tiền từ 01 – 40 triệu đồng.

Còn với tổ chức theo quy định khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP nếu có các hành vi vi phạm như trên sẽ bị xử phạt gấp đôi, có nghĩa mức phạt là từ 02 – 80 triệu đồng tùy theo số lượng người lao động bị chậm đóng đóng BHYT.

Đồng thời cũng buộc phải hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia BHYT bị thiệt hại (nếu có) và buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.

chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động xử lý thế nàoDoanh nghiệp chậm đóng BHYT cho người lao động sẽ bị xử phạt.

Không đóng BHYT cho người lao động, xử lý ra sao?

Công ty tôi chậm đóng BHYT cho tôi nên tôi khám chữa bệnh không được hưởng BHYT. Vừa rồi tôi thực hiện phẫu thuật và phải chi trả toàn bộ viện phí. Cho tôi hỏi, khoản tiền này tôi có được công ty hoàn trả không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì đối với cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định, sẽ bị xử lý như sau:

- Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Nếu công ty không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hay kho bạc Nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp có trách nhiệm đóng BHYT để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ BHYT;

- Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế, chưa được hưởng BHYT khi khám chữa bệnh.

Như vậy, nếu công ty bạn chậm đóng BHYT cho người lao động thì phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho bạn trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà bạn đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ, chưa được hưởng BHYT, có nghĩa bạn sẽ được hoàn trả lại chi phí đã thanh toán bảo hiểm y tế.

Đề xuất các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực y tế

Khoản 7 Điều 1 dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế 2024 đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 11 Luật bảo hiểm y tế 2008.

Theo đó các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực y tế gồm:

(1) - Chậm đóng, trốn đóng BHYT

(2) - Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ BHYT.

(3) - Sử dụng tiền đóng BHYT, quỹ BHYT sai mục đích.

(4) - Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia BHYT và của các bên liên quan.

(5) - Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về BHYT.

(6) - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệm vụ, vị trí việc làm để làm trái với quy định của pháp luật về BHYT.

(7) - Lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.

Như vậy, chậm đóng BHYT cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cứu. Nếu đề xuất này được thông qua, có thể cũng sẽ có chế tài xử phạt mới đối với hành vi này.

Trên đây là thông tin về vấn đề Chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động, phạt thế nào?

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  1900.6199 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X