hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 09/05/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Điều kiện kinh doanh xăng dầu gồm những gì?

Xăng dầu, với vai trò là một nguồn năng lượng quan trọng, luôn thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp và nhà đầu tư.  Dưới đây quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu.

Mục lục bài viết
  • Điều kiện kinh doanh xăng dầu gồm những gì?
  • Đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu
  • Đối với thương nhân phân phối xăng dầu
  • Đối với đại lý bán lẻ xăng dầu
  • Cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi đang có kế hoạch mở một cây xăng, do đó tôi cần biết về các điều kiện pháp lý để kinh doanh xăng dầu. Cho tôi hỏi để kinh doanh, bán xăng dầu thì cần phải đảm bảo tuân thủ điều kiện gì? Thủ tục thực hiện ra sao, có phải thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép con không? Xin cảm ơn.

Điều kiện kinh doanh xăng dầu gồm những gì?

Đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu

Căn cứ Điều 7 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 95/2021/NĐ-CP, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có thành lập doanh nghiệp hợp pháp, có ngành nghề kinh doanh xăng dầu.

- Có cầu cảng chuyên dụng thuộc cảng quốc tế của Việt Nam, có thể tiếp nhận tàu chở xăng dầu có trọng tải ít nhất là 7000 tấn, do doanh nghiệp sở hữu/ đồng sở hữu/ thuê để sử dụng với thời gian thuê trên 05 năm.

- Có kho nhận xăng dầu nhập khẩu với sức chứa tối thiểu 15.000 m3 do doanh nghiệp sở hữu/ thuê với thời hạn trên 05 năm của thương nhân kinh doanh xăng dầu.

- Sở hữu/thuê từ 05 năm trở lên phương tiện vận tải xăng dầu nội địa.

- Có hệ thống phân phối xăng dầu: tối thiểu một trong các hệ thống sau:

+ 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó tối thiểu 05 cửa hàng xăng dầu do doanh nghiệp làm chủ, có thể thuê với thời hạn thuê ít nhất là 05 năm; 

+ 40 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu/ đại lý bán lẻ xăng dầu/ thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.

Điều kiện kinh doanh xăng dầu

Điều kiện kinh doanh xăng dầu 

Đối với thương nhân phân phối xăng dầu

Đáp ứng các điều kiện tại Điều 13 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 80/2023/NĐ-CP như sau:

- Có thành lập doanh nghiệp hợp pháp, có ngành nghề kinh doanh xăng dầu.

- Có kho/ bể chứa với dung tích ít nhất là 2.000 m3, do doanh nghiệp sở hữu/ thuê với thời hạn trên 05 năm.

- Có phương tiện vận tải xăng dầu do doanh nghiệp sở hữu/ thuê với thời hạn trên 05 năm của thương nhân kinh doanh xăng dầu.

- Có phòng thử nghiệm do thương nhân sở hữu/ thuê của tổ chức khác có phòng thử nghiệm đủ điều kiện theo quy định.

- Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ 02 tỉnh thành trở lên, bao gồm:

+ Ít nhất 05 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó tối thiểu 03 cửa hàng do doanh nghiệp sở hữu; hoặc

+ Ít nhất 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc các đại lý/thương nhân nhận quyền bán lẻ và có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.

- Quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ huấn về PCCC và BVMT.

Đối với đại lý bán lẻ xăng dầu

Căn cứ Điều 19 Nghị định 83/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 95/2021/NĐ-CP, điều kiện của đại lý bán lẻ xăng dầu bao gồm:

- Có thành lập doanh nghiệp hợp pháp, có ngành nghề kinh doanh xăng dầu

- Có cửa hàng bán lẻ do doanh nghiệp sở hữu/ thuê với thời hạn trên 05 năm và được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định.

- Quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ huấn về PCCC và BVMT.

Cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Theo Điều 24 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, cửa hàng bán lẻ xăng dầu cần đáp ứng điều kiện sau:

- Do đại lý bán lẻ/ tổng đại lý kinh doanh/thương nhân nhận quyền bán lẻ/ thương nhân phân phối/thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu sở hữu hoặc thuê trong thời hạn từ 05 năm trở lên.

- Thương nhân đứng tên phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.

- Cửa hàng được xây dựng và có máy móc, thiết bị đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cửa hàng xăng dầu, bảo đảm các điều kiện về an toàn PCCC và BVMT.

- Quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ huấn về PCCC và BVMT.

Thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Được cơ quan chức năng kiểm soát đo lường và kiểm định an toàn theo quy định.

- Hoạt động tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa và phù hợp với các quy định hiện hành.

- Thuộc sở hữu của đại lý bán lẻ/ tổng đại lý kinh doanh/thương nhân nhận quyền bán lẻ/ thương nhân phân phối/thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Quy định về hoạt động và hình thức kinh doanh xăng dầu

Quy định về hoạt động và hình thức kinh doanh xăng dầu

Quy định về hoạt động và hình thức kinh doanh xăng dầu

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh xăng dầu bao gồm:

“- Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu;

- Sản xuất và pha chế xăng dầu;

- Phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước;

- Dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.

- Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.”

Theo Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 95/2021/NĐ-CP, các hình thức kinh doanh xăng dầu hiện nay bao gồm:

- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu;

- Thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu;

- Thương nhân phân phối xăng dầu;

- Thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu;

- Thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu;

- Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu;

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Theo điểm a khoản 4 Điều 20 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh doanh;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Bản sao giấy tờ chứng minh đào tạo nghiệp vụ về PCCC, BVMT của quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh;

- Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu (có các tài liệu chứng minh);

- Bản gốc văn bản xác nhận của thương nhân cung cấp xăng dầu cho đại lý có thời hạn ít nhất 01 năm, có  ghi rõ loại xăng dầu.

Bước 2: Nộp một bộ hồ sơ đến Sở công thương nơi thương nhân đặt trụ sở chính.

Bước 3: Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công thương sẽ có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ nếu chưa đạt yêu cầu.

Bước 4: Trong vòng 30 ngày làm việc từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương tiến hành xem xét, thẩm định và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho thương nhân.

Trên đây là thông tin gửi đến bạn đọc về điều kiện kinh doanh xăng dầu

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  1900.6199 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X