hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 02/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Khi nào công an được xin ra khỏi ngành? Công an xin ra khỏi ngành được bao nhiêu tiền?

Pháp luật cho phép công an xin rời khỏi ngành trong một số trường hợp nhất định. Vậy trường hợp nào công an được xin ra khỏi ngành? Công an xin ra khỏi ngành được bao nhiêu tiền? Cùng nghiên cứu quy định liên quan ở bài viết này.

 
Câu hỏi: Tôi hiện tại đang là công nhân công an phục vụ trong công an nhân dân. Sắp tới tôi có nguyện vọng xin rời khỏi ngành. Cho tôi hỏi trong trường hợp nào thì tôi được xin rời khỏi ngành? Rời khỏi ngành được nhận bao nhiêu tiền?

Trường hợp nào công an xin ra khỏi ngành?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 49/2019/NĐ-CP, nếu công nhân công an đáp ứng được điều kiện sau thì được thôi việc tại công an nhân dân:

“3. Công nhân công an thôi việc khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chưa hết hạn tuổi phục vụ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này mà có nguyện vọng thôi phục vụ trong Công an nhân dân và được cấp có thẩm quyền đồng ý”

Như vậy, trong trường hợp công nhân công an có nguyện vọng ra khỏi ngành công an thì cần đáp ứng điều kiện chưa hết hạn tuổi phục vụ trong công an nhân dân.

Cụ thể hạn tuổi phục vụ của nam là đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi. Bên cạnh đó, việc xin ra khỏi ngành công an của công an nhân dân cũng phải được cấp có thẩm quyền đồng ý.

Công an được phép xin rời khỏi ngành công an

Công an được phép xin rời khỏi ngành công an

Đồng thời, Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định những trường hợp không giải quyết thôi phục vụ trong công an nhân dân theo nguyện vọng bao gồm:

  • Công an đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, công an đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

  • Công an chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết khi được xét tuyển;

  • Công an chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;

  • Theo yêu cầu tổ chức, đơn vị, cơ quan công tác hoặc đơn vị chưa bố trí được nhân sự khác thay thế.

Như vậy để xin rời khỏi ngành công an cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Công an có nguyện vọng rời khỏi ngành chưa hết hạn tuổi phục vụ trong công an nhân dân;

  • Không thuộc các trường hợp không giải quyết thôi phục vụ trong công an nhân dân được liệt kê ở trên;

  • Được cấp có thẩm quyền đồng ý.

Xin ra khỏi ngành công an được bao nhiêu tiền?

Chế độ, chính sách đối với công an rời khỏi ngành được quy định tại Điều 5 Nghị định 49/2019/NĐ-CP như sau:

  • Những năm đóng bảo hiểm trước 2014: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng;

  • Những năm đóng bảo hiểm từ năm 2014 trở đi: 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng;

  • Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm thì mức hưởng bảo hiểm bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng.

  • Trợ cấp một lần (mỗi năm công an công tác được tính bằng một tháng tiền lương hiện hưởng);

  • Trợ cấp một lần của thời gian tăng thêm do quy đổi (cứ 01 năm công an được trợ cấp quy đổi bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi công an rời khỏi ngành);

  • Công an không đủ điều kiện để nghỉ hưu và không chuyển ngành được trợ cấp tạo việc làm với mức bằng 06 lần mức lương cơ sở thời điểm xuất ngũ.

  • Bên cạnh đó, công an được ưu tiên trong việc học nghề hoặc giới thiệu việc làm. Ngoài ra, công an còn được ưu tiên trong việc tuyển chọn đưa người đi lao động nước ngoài.

Xin ra khỏi ngành công an được hưởng bảo hiểm xã hội

Xin ra khỏi ngành công an được hưởng bảo hiểm xã hội

Chế độ, chính sách đối với công nhân công an xin ra khỏi ngành công an theo nguyện vọng được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 49/2019/NĐ-CP như sau:

  • Công nhân công an xin ra khỏi ngành công an được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định;

  • Công nhân công an xin ra khỏi ngành công an được hưởng trợ cấp một lần (mỗi năm công tác của công nhân công an được tính bằng một tháng tiền lương hiện hưởng).

Thêm vào đó, công an rời khỏi ngành công an theo nguyện vọng sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 3 Nghị định 46/2010/NĐ-CP. Theo đó, cứ mỗi năm làm việc trợ cấp được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm:

  • Lương công an theo ngạch, bậc;

  • Phụ cấp: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề;

  • Hệ số chênh lệch bảo lưu lương.

Lưu ý: Mức trợ cấp thôi việc thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng của công an.

Ra khỏi ngành công an có xin vào lại được không?

Hiện nay, không có quy định cấm trường hợp công an sau khi xin ra khỏi ngành công an xin lại vào ngành. Vì vậy, công an sau khi ra khỏi ngành có thể xin lại vào ngành công an.

Sau khi công an ra khỏi ngành và muốn quay lại phục vụ trong công an nhân dân thì cần tiến hành thủ tục thi tuyển hoặc tuyển chọn như các đối tượng khác muốn xét vào phục vụ trong công an nhân dân.

Trên đây là nội dung trả liên quan đến các câu hỏi Khi nào công an được xin ra khỏi ngành? Công an xin ra khỏi ngành được bao nhiêu tiền? Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết trên đây vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn và hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X