hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 25/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phạm nhân có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Bảo hiểm y tế hiện nay không quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên đối với các đối tượng như phạm nhân có được hưởng bảo hiểm y tế không? Cùng tìm hiểu...

Mục lục bài viết
  • Phạm nhân có được hưởng bảo hiểm y tế không?
  • Phạm nhân có được mua bảo hiểm y tế không?
  • Mức hưởng bảo hiểm y tế của phạm nhân
Câu hỏi: Theo quy định hiện nay thì phạm nhân có được mua và hưởng bảo hiểm y tế không? Nếu có thì mức hưởng bảo hiểm y tế của phạm nhân là bao nhiêu?

Phạm nhân có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Hiện nay, không có văn bản nào quy định về việc phạm nhân không được hưởng quyền lợi của thẻ bảo hiểm y tế.

Phạm nhân được hưởng bảo hiểm y tế

Phạm nhân được hưởng bảo hiểm y tế

Theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi Luật sửa đổi, bổ sung Luật này ban hành năm 2014) các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế bao gồm:

  • Chi phí bảo hiểm y tế đã được ngân sách nhà nước chi trả;

  • An dưỡng, điều dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, cơ sở an dưỡng;

  • Khám sức khỏe;

  • Xét nghiệm, chẩn đoán thai không vì mục đích điều trị;

  • Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, các dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình, nạo hút, phá thai (trừ trường hợp đình chỉ thai nghén do bệnh lý của thai nhi hoặc của sản phụ);

  • Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ;

  • Điều trị cận thị và tật khúc xạ của mắt, lác (trừ trường hợp trẻ em dưới 06 tuổi);

  • Sử dụng các vật tư y tế thay thế;

  • Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng khi có thảm họa;

  • Khám, chữa bệnh về nghiện ma túy, nghiện rượu và chất gây nghiện khác;

  • Giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần, giám định y khoa;

  • Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, thử nghiệm lâm sàng.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong các trường hợp dưới đây:

  • Thẻ bảo hiểm hết thời hạn sử dụng;

  • Thẻ bảo hiểm bị sửa chữa, tẩy xóa;

  • Người có tên trong thẻ bảo hiểm không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế;

  • Tổ chức bảo hiểm y tế ban hành thẻ bảo hiểm sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.

Như vậy, từ quy định nêu trên thì có thể thấy phạm nhân không thuộc trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế và cũng không thuộc trường hợp thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng. Vì vậy, phạm nhân vẫn được hưởng bảo hiểm y tế.

Phạm nhân được khám sức khỏe định kỳ

Nghị định số 133/2020/NĐ-CP, cụ thể khoản 1 Điều 9 Nghị định 133/2020 về chế độ chăm sóc y tế với phạm nhân được quy định:

“Trong thời gian phạm nhân chấp hành án phạt tù, cơ sở giam giữ phạm nhân căn cứ vào điều kiện, thời gian chấp hành án phạt tù và tình hình cụ thể của mình phối hợp với cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức khám sức khỏe tổng quát cho phạm nhân định kỳ ít nhất 02 năm/lần.

Như vậy, phạm nhân được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 năm/lần với các mục khám như: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình; kiểm tra các thông số về nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể; khám lâm sàng toàn diện…

Phạm nhân có được mua bảo hiểm y tế không?

Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế quy định bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng do pháp luật quy định nhằm chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận.

Theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế gồm nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó có cá nhân thuộc các hộ gia đình, người lao động, các đối tượng theo quy định pháp luật như quân đội, công an, người có công với cách mạng,...

Phạm nhân được mua bảo hiểm y tế

Phạm nhân được mua bảo hiểm y tế

Đồng thời hiện nay, không có văn bản nào quy định về việc phạm nhân không được mua quyền lợi của thẻ bảo hiểm y tế. Như vậy, phạm nhân có thể mua bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của phạm nhân

Theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ được quy định tương ứng. Cụ thể:

Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế hoặc chuyển tuyến điều trị thì mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định như sau:

Mức hưởng bảo hiểm y tế

Đối tượng áp dụng

100% chi phí khám, chữa bệnh

  • Sĩ quan quân đội, công an;

  • Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

  • Trẻ em dưới 06 tuổi;

  • Người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

  • Người thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số;

  • Thân nhân của những người có công với cách mạng, những người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

Chi phí một lần khám, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám, chữa bệnh tại tuyến xã.

Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và số tiền cùng chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, (không bao gồm tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến).

95% chi phí khám, chữa bệnh

  • Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

  • Thân nhân của những người có công với cách mạng;

  • Người thuộc hộ cận nghèo;

80% chi phí khám, chữa bệnh

Các đối tượng khác

Nếu người có thẻ bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng theo tỷ lệ như sau:

  • 40% chi phí điều trị nội trú: Tại bệnh viện tuyến trung ương;

  • 100% chi phí điều trị nội trú: Tại bệnh viện tuyến tỉnh;

  • 100% chi phí khám, chữa bệnh: Tại bệnh viện tuyến huyện.

Như vậy, để biết phạm nhân được hưởng mức bảo hiểm y tế bao nhiêu cần xem xét phạm nhân thuộc đối tượng nào từ đó xác định mức hưởng bảo hiểm y tế tương ứng.

Phần trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Phạm nhân có được hưởng bảo hiểm y tế không? Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung tại bài viết trên đây vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn và hỗ trợ.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X