hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 10/05/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tìm hiểu nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm những gì?

Pháp luật là công cụ vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi vấn đề cũng như với từng người công dân của mỗi quốc gia. Vậy nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm những gì?

Mục lục bài viết
  • Pháp luật là gì?
  • Nguồn gốc hình thành của pháp luật
  • Nội dung cơ bản của pháp luật 
  • Đặc điểm nổi bật của pháp luật
  • Chức năng của pháp luật

Pháp luật là gì?

Pháp luật được hiểu một cách dễ dàng là một hệ thống các quy tắc xử sự chung được bộ máy Nhà nước đưa ra mang tính bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính quy phạm phổ biến nhằm thể hiện ý chí và bản chất của giai cấp nắm quyền cũng như được đảm bảo thực hiện.

Khái niệm của pháp luật được nêu ra bởi các yếu tố sau:

  • Pháp luật đều do hệ thống chính trị Nhà nước đề ra, thực thi và thừa nhận với những tập quán có sẵn từ đầu.

  • Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần và thực hiện với quy mô toàn quốc đối với từng công dân tại quốc gia đó.

  • Pháp luật mang tính bắt buộc chung, do đó công dân bắt buộc và không có quyền từ chối thực hiện.

  • Pháp luật mang nội dung nhằm thể hiện ý chí và bản chất của giai cấp nắm quyền.

Nguồn gốc hình thành của pháp luật

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật ra đời và hình thành khi mà nhà nước xuất hiện. Do vậy, nguồn gốc của pháp luật là nguyên nhân, điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Từ xa xưa, khi vẫn còn ở xã hội nguyên thủy, nhà nước chưa ra đời vì thế cũng chưa có sự xuất hiện của pháp luật. Để tạo ra khuôn khổ chung trong cách ứng xử giữa con người với con người, xã hội bấy giờ thường áp dụng theo các phong tục, truyền thống về đạo đức và tín ngưỡng tôn giáo để thực hiện. Các quy tắc này tạo ra một cách tự phát cũng như tự giác tuân theo trong xã hội thời nguyên thủy. 

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung

Khi xã hội phát triển thêm và đến một giai đoạn mới thì những công cụ như tín ngưỡng tôn giáo, tập quán không còn có tác dụng trong việc duy trì nề nếp của xã hội. Chính vì vậy, pháp luật cần phải được ra đời nhằm giữ trật tự tối đa cho xã hội, đồng thời đưa ra quyền được bảo vệ cho lợi ích của cộng đồng. 

Nội dung cơ bản của pháp luật 

Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm các quy tắc xử sự việc được làm, việc phải làm và việc không được làm. 

  • Việc được làm: Đây là các hành vi, hoạt động mà pháp luật cho phép thực hiện và hỗ trợ. 

  • Việc phải làm: Đây là các nghĩa vụ và trách nhiệm mà pháp luật đặt ra cho cá nhân và tổ chức. 

  • Việc không được làm: Đây là các hành vi bị cấm và trái với quy định của pháp luật. 

Các quy tắc này thường được phát triển và áp dụng để duy trì trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của cá nhân và cộng đồng, và đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trước pháp luật.

Ngoài ra, nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm các yếu tố sau:

  • Luật lệ: là tập hợp các quy định được xác định bởi cơ quan lập pháp của một quốc gia. Luật lệ thường được thể hiện thông qua các văn bản pháp luật như hiến pháp, luật và các quy định hành chính.

  • Quyền và trách nhiệm: Pháp luật xác định các quyền và trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức, đồng thời bảo vệ quyền của cá nhân như quyền tự do ngôn luận, quyền sở hữu và quyền bảo vệ pháp luật.

  • Trật tự an ninh: Pháp luật giúp duy trì trật tự xã hội và an ninh bằng cách thi hành và tuân thủ các quy định. Ngoài ra, pháp luật cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm.

  • Công bằng: Pháp luật phải được áp dụng một cách công bằng và bình đẳng cho tất cả mọi người mà không phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính, sắc tộc, tôn giáo, hoặc địa vị xã hội.

Pháp luật là phương tiện quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội

Pháp luật là phương tiện quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội

Đặc điểm nổi bật của pháp luật

Pháp luật có các đặc điểm nổi bật như sau:

  • Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;

  • Thể hiện ý chí và bản chất của giai cấp nắm quyền là nhà nước;

  • Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra hoặc chấp nhận và đảm bảo thực hiện;

  • Được thể hiện dưới những hình thức nhất định: pháp luật tập quán, pháp luật án lệ và văn bản quy phạm pháp luật;

  • Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo cho pháp luật được thực thi theo quy định.

Chức năng của pháp luật

Pháp luật có ba chức năng chính như: chức năng điều chỉnh; chức năng bảo vệ; chức năng giáo dục. 

  • Chức năng điều chỉnh có vai trò quan trọng với giá trị thiết thực trong xã hội. Chức năng điều chỉnh của pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ tồn tại trong xã hội. Chức năng này đối với các mối quan hệ xã hội được điều chỉnh theo hai hướng chủ yếu: mặt thứ nhất là ghi nhận các mối quan hệ chủ yếu trong xã hội, mặt còn lại là đảm bảo rằng những mối quan hệ xã hội đó phù hợp với lợi ích của giai cấp và của cộng đồng.

  • Chức năng bảo vệ ra đời nhằm bảo vệ các mối quan hệ trong xã hội mà nó điều chỉnh. Bất cứ khi nào xảy ra những hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ trong xã hội được pháp luật điều chỉnh thì bộ máy Nhà nước sẽ có thẩm quyền thực thi các biện pháp cưỡng chế cho đối tượng có những hành vi xấu đó để bảo vệ cho quyền lợi của các mối quan hệ. 

  • Chức năng giáo dục là phương tiện tác động pháp luật vào ý thức của mỗi công dân, làm cho mỗi cá nhân hình thành ý thức pháp luật và thực hiện những hành động phù hợp với các quy định được ghi trong pháp luật. Vì thế, cần tuyên truyền, giáo dục rộng rãi về pháp luật tới ý thức của mỗi cá nhân để họ thấy được cần phải điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cho phép nếu vi phạm, họ sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng đã được ghi rõ trong pháp luật. 

Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

Đối với xã hội

Pháp luật là phương tiện có tầm quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội nhằm đảm bảo, giữ ổn định giữa các mối quan hệ xã hội. Tất cả các cá nhân trong xã hội đều có quyền tự bảo vệ quyền lợi của bản thân, lợi ích hợp pháp của mình và lên án, đấu tranh chống lại các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến sự ổn định, văn minh của xã hội. Ngoài ra, pháp luật còn đóng vai trò đảm bảo sự an toàn về tính mạng, tài sản và danh dự, nhân phẩm của mỗi công dân của một quốc gia. 

Pháp luật đưa ra các quy định giúp doanh nghiệp kinh doanh bình đẳng

Pháp luật đưa ra các quy định giúp doanh nghiệp kinh doanh bình đẳng

Đối với kinh tế

Pháp luật là công cụ hữu hiệu trong việc thể hiện các quy định về mặt pháp lý cho các mối quan hệ sản xuất và các mối quan hệ đó trở thành các mối quan hệ mà pháp luật tạo ra trật tự kinh tế cho một quốc gia. 

Pháp luật đưa ra những quy định pháp lý giúp các doanh nghiệp tự do, bình đẳng trong kinh doanh, sản xuất. Cơ quan Nhà nước sẽ là chủ thể quản lý mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp theo quy định đề ra của pháp luật.

 Thị trường theo từng giai đoạn đều có sự biến đổi đáng kể, do đó pháp luật ra đời nhằm điều chỉnh, cân bằng những nhu cầu phát sinh để loại bỏ những mâu thuẫn, khủng hoảng và hướng tới một mục tiêu nhất định của một quốc gia. 

Đối với hệ thống chính trị 

Pháp luật đưa ra những vai trò khác nhau mà thiết thực đối với Đảng và Nhà nước. Pháp luật là phương tiện giúp thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng nhằm để những chính sách đó có hiệu lực chung cho toàn xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật còn là công cụ để Đảng xem xét, cải tiến thực hiện những chủ trương đó nhằm hướng tới lợi ích cho cộng đồng. 

Ngoài ra, pháp luật là cơ sở pháp lý đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, là sự ghi nhận trọng trách của Nhà nước đối với mỗi người dân và là phương tiện quản lý những vấn đề, hành vi trong đời sống xã hội nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Kết luận 

Bài viết này đã cung cấp đầy đủ những kiến thức liên quan đến nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm những gì. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi đề cập sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về pháp luật cũng như có những hiểu biết nhằm tuyên truyền rộng rãi tạo nên một xã hội giàu mạnh, văn minh.

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  1900.6199 để hỗ trợ, giải đáp

Có thể bạn quan tâm

X