hieuluat

Nghị định 76/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Tố cáo

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:625&626 - 10/2012
    Số hiệu:76/2012/NĐ-CPNgày đăng công báo:14/10/2012
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày ban hành:03/10/2012Hết hiệu lực:28/05/2019
    Áp dụng:20/11/2012Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Khiếu nại-Tố cáo
  •  

    CHÍNH PHỦ
    --------
    -------
    Số: 76/2012/NĐ-CP
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----------------
    -----------
    Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2012
     
     
    NGHỊ ĐỊNH
    QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TỐ CÁO
     
     
    Căn cứ Luật tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cLuật tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;
    Căn cứ Luật thi đua khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Theo đề nghị của Tng thanh tra Chính phủ;
    Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điu của Luật tố cáo,
     
     
    Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG
     
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Nghị định này quy định chi tiết các điều sau đây của Luật tố cáo:
    1. Khoản 2 và Khoản 3 Điều 19 về trường hp nhiều người cùng tố cáo về một nội dung.
    2. Khoản 3 Điều 30 về công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
    3. Điều 40 về bảo vệ người tố cáo.
    4. Điều 45 về chế độ khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    1. Nghị định này áp dụng đối với công dân Việt Nam, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc tố cáo; cơ quan, tchức, cá nhân có hành vi bị tố cáo; cơ quan, tchức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo và các cơ quan, tchức, cá nhân khác có liên quan trong việc giải quyết t cáo.
    2. Người tcáo và người thân thích của người tố cáo được bảo vệ; cơ quan, tchức, cá nhân có thm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo.
    Điều 3. Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngdưới đây được hiểu như sau:
    1. Người thân thích của người tố cáo gồm: Vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chng, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người tố cáo.
    2. Người có thm quyền bảo vệ người tố cáo gồm: Cơ quan có thm quyền tiếp nhận, giải quyết tố cáo, cơ quan công an các cấp và các cơ quan, tchức, cá nhân khác có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, người thân thích ca người tố cáo.
     
    Chương 2. TRƯỜNG HỢP NHIỀU NGƯỜI CÙNG TỐ CÁO; CÔNG KHAI KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM BỊ TỐ CÁO
     
    MỤC 1. CỬ NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRÌNH BÀY TỐ CÁO
    Điều 4. Số lượng người đại diện
    1. Khi nhiu người cùng tố cáo thì phải cử người đại diện đtrình bày nội dung tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thm quyền. Người đại diện phi là người tố cáo.
    2. Việc cngười đại diện được thực hiện như sau:
    a) Trường hợp có từ 05 đến 10 người tố cáo thì cử 01 hoặc 02 người đại diện;
    b) Trường hợp có từ 10 người trở lên thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng tối đa không quá 05 người.
    Điều 5. Văn bản cử người đại diện
    1. Trưng hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người đại diện. Trường hợp nhiu người đến tcáo trực tiếp thì phải cử đại diện đtrình bày nội dung tố cáo.
    Việc cử đại diện đtrình bày tố cáo được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điu 19 của Luật tố cáo, Điều 4 của Nghị định này và được thể hiện bằng văn bản.
    2. Văn bản cử người đại diện tố cáo phải có những nội dung sau:
    a) Ngày, tháng, năm;
    b) Họ tên và địa chỉ của người đại diện;
    c) Nội dung được đại diện;
    d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo;
    đ) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
    3. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bn cử đại diện.
    MỤC 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC PHỐI HỢP XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP NHIỀU NGƯỜI CÙNG TỐ CÁO
    Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tchức, cá nhân trong việc phối hp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở xã, phường, thị trấn
    1. Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung ở xã, phường, thị trấn, Chủ tịch y ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Chủ tịch y ban nhân dân cp xã) có trách nhiệm:
    a) Phân công cán bộ tiếp đại diện của những người tố cáo đnghe trình bày nội dung tố cáo; giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.
    Trường hợp tố cáo phức tạp, Chtịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp tiếp hoặc ch trì, phi hợp vi Mặt trận T quc, các tchức chính trị - xã hội có liên quan tiếp đại diện của những người tố cáo đ nghe trình bày nội dung tố cáo;
    b) Chđạo công an cấp xã giữ gìn trật tự công cộng nơi người tcáo tập trung.
    2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật tố cáo thuộc thẩm quyền; nếu tố cáo không thuộc thm quyền, hướng dẫn người tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thm quyn giải quyết.
    3. Trưng công an cấp xã có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với lực lượng bo vệ, dân phòng bảo đảm trật tự công cộng nơi người tố cáo tập trung; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
    Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hp nhiều người cùng tố cáo ở huyện, quận, thị xã, thành phthuộc tỉnh
    1. Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung tại cơ quan thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), Thủ trưởng cơ quan cử cán bộ tiếp và nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo; giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyn tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp tố cáo phức tạp, Thtrưởng cơ quan tiếp và nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.
    Thủ trưng cơ quan thụ để giải quyết theo quy định của pháp luật đối với tố cáo thuộc thẩm quyền; đối với tố cáo không thuộc thm quyền, hướng dẫn người tố cáo đến cơ quan, tchức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
    2. Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc nơi tiếp công dân của cấp huyện, người phụ trách tiếp công dân có trách nhiệm bố trí cán bộ tiếp và nghe đại diện ca những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo; giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.
    Khi cần thiết, người phụ trách tiếp công dân trực tiếp tiếp đại diện của những người tố cáo; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc t cáo và các cơ quan, tchức có liên quan cung cp thông tin, tài liệu và cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của nhng người tố cáo.
    3. Đối với vụ việc phức tạp, Chủ tịch y ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm tiếp và nghe đại diện ca những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo. Trường hợp cần thiết, yêu cầu Chủ tịch y ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc tố cáo hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện người tố cáo.
    4. Trưng công an cấp xã quản lý địa bàn nơi người tố cáo tập trung có trách nhiệm bảo đảm trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
    Trưởng công an cấp huyện có trách nhiệm theo dõi, nắm tình hình tố cáo đ tham mưu cho cơ quan có thm quyền xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết tố cáo; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định ca pháp luật.
    Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tchức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
    1. Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung tại cơ quan của tnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Th trưng cơ quan cử cán bộ tiếp và nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung vụ việc; giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp tố cáo phức tạp, Thủ trưởng cơ quan tiếp, nghe đại diện ca những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.
    Thủ trưởng cơ quan thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật đối với tố cáo thuộc thm quyền; đi với tố cáo không thuộc thẩm quyền, hướng dẫn người tố cáo đến cơ quan, tchức, cá nhân có thm quyền giải quyết.
    2. Khi nhiều ngưi cùng tố cáo tập trung tại y ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Trụ stiếp công dân cấp tỉnh, người phụ trách Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm bố trí cán bộ tiếp và nghe đại diện của nhng người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.
    Khi cần thiết, người phụ trách Trụ sở tiếp công dân trực tiếp tiếp đại diện ca những người tcáo; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện nơi xảy ra vụ việc t cáo và các cơ quan, tchức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và cngười có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo.
    3. Đối với vụ việc phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Chủ tịch y ban nhân dân cấp tnh) trực tiếp hoặc cử nguời có trách nhiệm tiếp, nghe đại diện ca những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo. Trường hợp cần thiết, yêu cầu Chtịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện nơi xảy ra vụ việc tố cáo hoặc cơ quan, tchức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo.
    4. Trưởng công an cấp xã, cấp huyện quản lý địa bàn nơi người tố cáo tập trung có trách nhiệm bảo đảm trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định ca pháp luật.
    Trưởng công an cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi, nắm tình hình tố cáo đ tham mưu cho các cơ quan có thm quyền xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết tố cáo; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
    Điều 9. Trách nhiệm ca quan, tchức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hp nhiều người cùng tố cáo đến các cơ quan Trung ương
    1. Khi nhiều người cùng cố cáo tập trung tại cơ quan Trung ương, Thủ trưng cơ quan cử cán bộ tiếp, nghe đại diện của nhng người tố cáo trình bày nội dung tố cáo; giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyn tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp tố cáo phức tạp, Thủ trưng cơ quan tiếp, nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.
    Thủ trưởng cơ quan thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp lut đối với tố cáo thuộc thm quyền; đối với tố cáo không thuộc thm quyn, hướng dn người tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
    2. Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, người phụ trách Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm:
    a) Cử cán bộ hoặc chủ trì, phối hợp với người đại diện thường trực của cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sđể tiếp công dân;
    b) Khi xét thấy cần thiết, đề nghị lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi xảy ra vụ việc tố cáo tham gia hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người t cáo;
    c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu; tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo;
    d) Phối hợp với Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh vận động, thuyết phục để công dân trở về địa phương.
    3. Chủ tịch y ban nhân dân cấp tnh, cấp huyện nơi xảy ra vụ việc tố cáo có trách nhiệm:
    a) Trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm phối hợp với người phụ trách Trụ stiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan ca Trung ương tiếp đại diện của những người t cáo;
    b) Cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc tố cáo theo yêu cu của cơ quan có thm quyền;
    c) Giải quyết tố cáo thuộc thm quyền hoặc chỉ đạo cơ quan nhà nước thuộc quyền quản lý giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật;
    d) Vận động, thuyết phục, có biện pháp đcông dân trở về địa phương.
    4. Thủ trưởng cơ quan có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo theo yêu cu ca cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
    5. Trưởng công an cấp xã, cấp huyện, cp tỉnh qun lý địa bàn nơi người tố cáo tập trung có trách nhiệm bảo vệ cơ quan, cán bộ tiếp công dân và đảm bảo trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
    6. Bộ Công an có trách nhiệm theo dõi, nắm tình hình tố cáo để tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết tố cáo; thực hiện các biện pháp bo đảm trật tự công cộng; xử các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
    Điều 10. Trách nhiệm của Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch y ban nhân dân thành phố Hà Nội và Chủ tịch y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
    1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan công an, cơ quan thanh tra các cấp trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo.
    2. Chủ tịch y ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp với Tng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại thành phố Hà Nội, thành phố HChí Minh và các Bộ, ngành có liên quan trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo khi được yêu cầu.
    MỤC 3. CÔNG KHAI KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM BỊ TỐ CÁO
    Điều 11. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
    1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị t cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tcáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
    2. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo một trong các hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 30 ca Luật tố cáo và được thực hiện như sau:
    a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác với thành phần gm: Người giải quyết tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo, người bị tố cáo, người đứng đu cơ quan, tchức đơn vị nơi người bị tcáo công tác, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, người có thm quyền phải có văn bản thông báo với cơ quan, tchức, cá nhân có liên quan biết. Thời gian thông báo phải trước 3 ngày làm việc;
    b) Niêm yết tại Trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết;
    c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: Báo nói, báo hình, báo viết và báo điện tử. Người giải quyết tố cáo có thlựa chọn một trong các hình thức thông báo trên báo nói, báo hình, báo viết hoặc báo điện t đthực hiện việc công khai. Trường hợp cơ quan có Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử, người có thẩm quyền giải quyết phải công khai trên Cng thông tin điện thoặc Trang thông tin điện tử.
    Số lần thông báo trên báo nói ít nhất là 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 02 số phát hành. Thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên Cổng thông tin điện tử hoặc trên Trang thông tin điện tử của cơ quan giải quyết tố cáo ít nht là 15 ngày, ktừ ngày đăng thông báo.
    3. Đối với tcáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tcáo được thực hiện bằng một trong các hình thức được quy định tại Đim b, c Khon 2 Điều này.
     
    Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ THẨM QUYỀN TRONG VIỆC BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO
     
    MỤC 1. BẢO VỆ BÍ MẬT THÔNG TIN NGƯỜI TỐ CÁO
    Điều 12. Bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhn, thụ lý, giải quyết t cáo
    1. Khi tiếp nhận tố cáo, thụ lý giải quyết tố cáo, cơ quan, tchức, cá nhân thm quyền phi nghiên cứu, xác định nội dung vụ việc, những thông tin nếu tiết lộ sgây bất lợi cho người tố cáo để áp dụng biện pháp phù hợp nhm gibí mật thông tin cho người tố cáo. Trường hợp cn thiết có thlược bỏ họ tên, địa ch, bút tích, các thông tin cá nhân khác ca người tố cáo ra khi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời lưu trữ và qun lý thông tin về người tố cáo theo chế độ thông tin mật.
    2. Trong quá trình gii quyết tố cáo, nếu có yêu cầu làm việc trực tiếp với người tố cáo, quan, tchức, cá nhân có liên quan, người giải quyết tố cáo phải b trí thời gian, địa điểm và lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mt thông tin cho người tố cáo.
    3. Trường hợp phát hiện người không có thẩm quyền có hành vi thu thập thông tin về người tố cáo, người giải quyết tcáo có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo thm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc xử lý đối với người có hành vi vi phạm.
    Điều 13. Trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
    Cơ quan, tchức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, phối hợp giải quyết tố cáo, thi hành quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.
    MỤC 2. BẢO VỆ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, TÀI SẢN, DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN VÀ CÁC QUYỀN NHÂN THÂN KHÁC CỦA NGƯỜI TỐ CÁO VÀ NGƯỜI THÂN THÍCH CỦA NGƯỜI TỐ CÁO
    Điều 14. Bảo vệ tính mạng, sc khỏe của người tố cáo và người thân thích của ngưi tố cáo
    1. Khi có căn ccho rằng việc t cáo có thgây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình hoặc người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc, học tp hoặc cơ quan, tchức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Yêu cầu bảo vệ của người tố cáo phải bng văn bn. Trường hp khn cấp, người tố cáo có thể yêu cầu trực tiếp bằng miệng hoặc thông qua các phương tiện thông tin khác, nhưng sau đó phải thể hiện ngay bằng văn bản.
    2. Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu có căn cứ cho thấy có nguy cơ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ) thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tchức, cá nhân khác có thm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ biết.
    3. Trường hợp xác định hành vi xâm hại người được bo vệ đang diễn ra hoặc có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy him của hành vi xâm hại, người có thm quyền giải quyết tố cáo phải chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tchức, cá nhân khác có thm quyn đáp dụng ngay các biện pháp bảo vệ sau:
    a) Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để bo vệ an toàn cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết;
    b) Tạm thời di chuyn người được bảo vệ đến nơi an toàn.
    4. Khi đã ngăn chặn được hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khe của người được bo vệ, tùy theo từng trường hợp cụ thể, người có thm quyn giải quyết tố cáo chđạo, phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tchức, cá nhân khác có thm quyền áp dụng các biện pháp sau đây:
    a) X lý theo thm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý đối với người có hành vi xâm hại;
    b) Trường hợp xác định việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người được bo vệ có nguy cơ tái diễn thì ra quyết định bo vệ và xây dựng kế hoạch bảo vệ. Kế hoạch bảo vệ phải có các nội dung: Người được bảo vệ; biện pháp bảo vệ; thời hạn bảo vệ; lực lượng bảo vệ; trách nhiệm, hình thức, nội dung phối hợp gia cơ quan, tchức có liên quan và kinh phí bảo vệ.
    5. Căn cứ vào tính chất, mức độ và khả năng xảy ra trên thực tế của hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khe của người được bo vệ, cơ quan ra quyết định bảo vệ xem xét, áp dụng các biện pháp được quy định tại Khon 3 Điều 39 của Luật tố cáo và các biện pháp sau đây:
    a) Hạn chế phạm vi đi lại, quan hệ giao tiếp, thăm gặp, làm việc, học tập của người được bảo vệ trong một thời hạn nhất định;
    b) Di chuyn và giữ bí mt chỗ ở, nơi làm việc, học tập của người được bảo vệ;
    c) Xử lý hành chính hoặc kiến nghị xử lý hình sự đối với hành vi tấn công, xâm hại hoặc đe dọa tấn công, xâm hại;
    d) Áp dụng các biện pháp hành chính khác nhằm ngăn chặn hành vi tấn công, xâm hại hoặc đe dọa tấn công xâm hại người được bảo vệ;
    đ) Thay đi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân thân, nhân dạng của người được bảo vệ. Biện pháp này chỉ áp dụng khi có sự đồng ý của người được bảo vệ và hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại là đặc biệt nguy him có liên quan đến tội phạm có tchức xuyên quốc gia, tội phạm về ma túy hoặc các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật hình sự.
    Điều 15. Bảo vệ tài sản của người tố cáo, người thân thích của ngưi tố cáo
    1. Khi có căn cứ cho rng, việc tố cáo có thể xâm hại đến tài sn của mình hoặc người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tchức, cá nhân khác có thm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Yêu cầu bo vệ phải bằng văn bản.
    2. Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu xét thấy có nguy cơ xâm hại đến tài sản của người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thm quyền áp dụng biện pháp bo vệ và thông báo cho người được bảo vệ về tài sản biết.
    3. Trường hợp xác định hành vi xâm hại tài sn đang xảy ra hoặc có thxảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy him ca hành vi xâm hại, người có thm quyền giải quyết tố cáo chđạo, phối hợp với cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tchức, cá nhân khác có thm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ. Khi đã ngăn chặn được hành vi xâm hại, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo thm quyền hoặc chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tchức, cá nhân khác có thm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ sau đây:
    a) Yêu cầu người có hành vi xâm hại đến tài sản của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm;
    b) Xử lý theo thm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
    Điều 16. Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo
    1. Khi có căn cứ cho rng, việc tố cáo có thể xâm hại đến uy tín, danh dự, nhân phm hoặc các quyền nhân thân khác ca mình, người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích ca người tố cáo cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Yêu cầu bảo vệ phải bằng văn bản.
    2. Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người có thẩm quyền bảo vệ áp dụng các biện pháp bảo vệ sau đây:
    a) Yêu cầu người có hành vi xâm hại chấm dứt hành vi vi phạm và buộc xin lỗi, cải chính công khai;
    b) Xử lý theo thm quyền hoặc đề nghị người có thm quyền xử lý đối với người có hành vi vi phạm;
    c) Đề nghị các cơ quan, tchức, đơn vị có liên quan khôi phục danh dự, uy tín, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người được bảo vệ bị xâm hại.
    MỤC 3. BẢO VỆ VỊ TRÍ CÔNG TÁC, VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI THÂN THÍCH CỦA NGƯỜI TỐ CÁO
    Điều 17. Bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức
    1. Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo của mình bị người có thm quyền qun lý, sử dụng có hành vi trù dập, phân biệt đối xử hoặc thuyên chuyn công tác dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người tcáo là cán bộ, công chức, viên chức có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết. Yêu cầu bảo vệ phải bng văn bản.
    2. Chậm nhất là 05 ngày làm việc ktừ ngày nhận được văn bản yêu cu bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm kiểm tra, xác minh. Thời hạn kiểm tra, xác minh là 05 ngày làm việc. Trường hợp có căn cứ cho rằng yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì chậm nhất là 05 ngày làm việc, người giải quyết tố cáo phải áp dụng các biện pháp theo thm quyền hoặc yêu cầu ngưi có thm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ đưc quy định tại Khoản 4 Điều 37 của Luật tố cáo và các biện pháp sau đây:
    a) Thuyên chuyển công tác của người được bảo vệ sang cơ quan, tchức, đơn vị khác nếu có sự đồng ý ca họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;
    b) Ra quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm nh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bo vệ.
    Điều 18. Bảo vệ việc làm đối vi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động mà không phải là viên chức
    1. Người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn cơ s, cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền khác địa phương nơi người tố cáo, người thân thích của người tcáo có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Yêu cầu bảo vệ phải bng văn bản.
    2. Chậm nhất là 05 ngày làm việc ktừ ngày nhận được đơn yêu cầu bảo vệ, người có thm quyền bo vệ có trách nhiệm kim tra, xác minh. Thời hạn kiểm tra xác minh là 05 ngày làm việc. Trường hợp thấy yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì chậm nht trong thời gian 03 ngày làm việc, người có thẩm quyền bo vệ phi áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp đbảo vệ sau đây:
    a) Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí công tác, việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
    b) Kiến nghị người có thm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
     
    Chương 4. KHEN THƯỞNG NGƯỜI CÓ THÀNH TÍCH TRONG VIỆC TỐ CÁO
     
    Điều 19. Nguyên tắc khen thưng người có thành tích trong việc tố cáo
    Việc khen thưởng phải chính xác, công bng, kịp thời, bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đi tượng khen thưng, đng thời kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thn với khuyến khích bng lợi ích vật cht. Việc xét khen thưởng chỉ thực hiện một ln đối với một thành tích ca mỗi đối tượng.
    Điều 20. Hình thức khen thưởng
    1. Huân chương Dũng cảm.
    2. Bằng khen ca Thtướng Chính phủ.
    3. Bằng khen của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kim sát nhân dân tối cao, Kim toán Nhà nước, y ban Trung ương Mặt trận Tquốc Việt Nam và cơ quan Trung ương các đoàn th, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Bng khen của cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn th Trung ương).
    4. Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban, ngành, đoàn thTrung ương; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc y ban nhân dân cấp tnh và tương đương, Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện, cp xã và các cơ quan, đơn vị khác có thẩm quyền.
    Điều 21. Tiêu chuẩn khen thưng
    1. Huân chương Dũng cảm đtặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
    a) Không sợ hy sinh về tính mạng, lợi ích vật chất, tinh thần của mình và người thân đã đũng cảm tố cáo, tích cực cộng tác với các cơ quan, tchức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xlý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quđặc biệt nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi tỉnh, thành ph, khu vực trở n;
    b) Hy sinh tính mạng của mình hoặc bị thương tích, bị tn hại cho sức khỏe mà tlệ thương tật từ 61% trlên do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
    2. Bằng khen ca Thtướng Chính phđẻ tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chun sau:
    a) Đã dũng cảm tố cáo, tích cực cộng tác với cơ quan, tchức, cá nhân có thm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả rất nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi khu vực hoặc của nhiu Bộ, ngành, tnh, đoàn th Trung ương tr lên;
    b) Bthương tích hoặc tn hại cho sức khỏe mà tlệ thương tật từ 31% đến dưới 61% do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
    3. Bằng khen ca cp Bộ, ngành, tnh, đoàn thể Trung ương đtặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
    a) Đã tố cáo, tích cực cộng tác với cơ quan, tchức, cá nhân có thm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương tr lên;
    b) Bị thương tích hoặc tn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31% do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
    4. Giấy khen đtặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo, phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật được các cơ quan, đơn vị cấp cơ sở trở lên công nhn; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vị đơn vị cấp cơ sở trở lên.
    Điều 22. Đnghị khen thưởng
    1. Sau khi kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo đề nghị cơ quan có thm quyền quyết định việc khen thưng đối với người có thành tích trong việc tố cáo theo quy định tại Nghị định này.
    2. Người có thành tích trong việc tố cáo có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan giải quyết tố cáo (gọi chung là cơ quan có thẩm quyền) xem xét, quyết định việc khen thưởng đối với mình. Trưng hợp người có thành tích trong việc tố cáo đã chết thì gia đình hoặc cơ quan, tchức, người đại diện hợp pháp của người tố cáo có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét việc khen thưởng đối với người đó.
    Điều 23. Hồ , thủ tục khen thưởng
    1. Việc khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo được đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản. Người có thm quyn đề nghị khen thưởng ngay sau khi người tố cáo lập được thành tích xuất sắc, đột xuất.
    2. Hồ sơ đề nghị khen thưng:
    a) Tờ trình đề nghị của người giải quyết tố cáo;
    b) Báo cáo tóm tắt thành tích của người tố cáo hoặc cơ quan trình khen thưởng ghi rõ hành động, thành tích đề nghị khen thưng;
    c) Đnghị khen thưởng của người tố cáo (nếu có).
    Điều 24. Quỹ khen thưởng và mức thưởng
    1. Nguồn kinh phí khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo được trích từ quỹ khen thưởng ca cơ quan, tchức có thm quyền giải quyết tố cáo. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ quy định cụ thvề việc lập, quản lý và sử dụng quỹ khen thưởng người có thành tích trong việc tố cáo.
    2. Cá nhân có thành tích trong việc tố cáo ngoài việc được khen thưng Huân chương, Bằng khen, Giấy khen theo quy định tại Nghị định này còn được kèm theo một khoản tiền thưng. Mức thưng dựa trên cơ sở mức lương tối thiu do Nhà nước quy định tại thời đim xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
    Đối với cá nhân có thành tích trong việc tố cáo hành vi tham nhũng thì được xét khen thưng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
     
    Chương 5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
     
    Điều 25. Hiu lc thi hành
    Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2012 và thay thế các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2006 ca Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đi, bổ sung một sđiều của Luật khiếu nại, tố cáo.
    Điều 26. Trách nhiệm thi hành
    Các Bộ trưng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, t chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
     

     

     Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thtướng Chính phủ;
    -
    Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - VP BCĐ TW về phòng, chng tham nhũng;
    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân ti cao;
    - Viện kiểm sát nhân dân ti cao;
    - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - Ngân hàng Chính sách xã hội;
    - Ngân hàng Phát trin Việt Nam;
    - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan Trung ương ca các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
    - Lưu: Văn thư, KNTN (5b).
    TM. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG




    Nguyễn Tấn Dũng
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Thi đua, Khen thưởng số 15/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 01/07/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Tố cáo của Quốc hội, số 03/2011/QH13
    Ban hành: 11/11/2011 Hiệu lực: 01/07/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo
    Ban hành: 10/04/2019 Hiệu lực: 28/05/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    05
    Luật Tố cáo của Quốc hội, số 03/2011/QH13
    Ban hành: 11/11/2011 Hiệu lực: 01/07/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    06
    Thông tư 06/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc quy định quy trình giải quyết tố cáo
    Ban hành: 30/09/2013 Hiệu lực: 15/11/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hướng dẫn
    07
    Thông tư 40/2013/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Ban hành: 18/12/2013 Hiệu lực: 10/02/2014 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản hướng dẫn
    08
    Thông tư 07/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
    Ban hành: 31/10/2014 Hiệu lực: 15/12/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hướng dẫn
    09
    Thông tư 12/2015/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân
    Ban hành: 02/03/2015 Hiệu lực: 20/04/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hướng dẫn
    10
    Nghị định 91/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân
    Ban hành: 12/08/2013 Hiệu lực: 01/10/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Nghị định 220/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân
    Ban hành: 27/12/2013 Hiệu lực: 19/02/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Công văn 295/TTCP-C.IV của Thanh tra Chính phủ về việc đánh giá chính sách bảo vệ người tố cáo
    Ban hành: 03/02/2015 Hiệu lực: 03/02/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Quyết định 1153/QĐ-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Thanh tra Chính phủ giai đoạn 2011-2014
    Ban hành: 08/05/2015 Hiệu lực: 08/05/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Quyết định 2571/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Ban hành: 21/07/2015 Hiệu lực: 21/07/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    15
    Quyết định 562/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc về việc ban hành Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Ủy ban Dân tộc
    Ban hành: 02/10/2015 Hiệu lực: 02/10/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    16
    Quyết định 174/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc công bố 04 thủ tục hành chính mới, 04 thủ tục hành chính bãi bỏ trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã
    Ban hành: 21/02/2017 Hiệu lực: 21/02/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    17
    Quyết định 172/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc công bố 05 thủ tục hành chính mới, 05 thủ tục hành chính bãi bỏ trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành tỉnh
    Ban hành: 21/02/2017 Hiệu lực: 21/02/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    18
    Quyết định 768/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Khiếu nại, tố cáo; Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Thanh tra tỉnh Tiền Giang
    Ban hành: 26/03/2018 Hiệu lực: 26/03/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    19
    Nghị định 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
    Ban hành: 14/11/2006 Hiệu lực: 09/12/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực một phần
    20
    Quyết định 477/QĐ-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Thanh tra Chính phủ thời kỳ 2014 - 2018
    Ban hành: 28/06/2019 Hiệu lực: 28/06/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Nghị định 76/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Tố cáo

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chính phủ
    Số hiệu:76/2012/NĐ-CP
    Loại văn bản:Nghị định
    Ngày ban hành:03/10/2012
    Hiệu lực:20/11/2012
    Lĩnh vực:Khiếu nại-Tố cáo
    Ngày công báo:14/10/2012
    Số công báo:625&626 - 10/2012
    Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày hết hiệu lực:28/05/2019
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (9)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X