hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 29/04/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tự vệ hợp pháp là gì? Nên đem gì để tự vệ hợp pháp?

Với tình trạng tỷ lệ tội phạm về trật tự xã hội càng gia tăng, con người có quyền tự vệ để bảo vệ bản thân. Vậy tự vệ hợp pháp là gì? Nên đem gì để tự vệ hợp pháp?

Mục lục bài viết
  • Tự vệ hợp pháp là gì? Quyền tự vệ hợp pháp là gì?
  • Dụng cụ tự vệ hợp pháp ở Việt Nam gồm những gì?
  • Dùng đồ tự vệ không hợp pháp, phạt thế nào?
  • Sử dụng đồ phòng vệ hợp pháp nhưng vượt quá mức phòng vệ chính đáng có bị xử lý?
Câu hỏi: Tôi là nữ, năm nay 30 tuổi sống độc thân và thường đi làm về rất muộn, chính vì thế tôi rất lo lắng vì đường về nhà tôi phải đi qua đoạn hẻm tối và nguy hiểm. Thông thường tôi sẽ mang theo một cây dao găm để phòng thân nhưng lại sợ vượt quá mức phòng vệ chính đáng. Vậy nên đem theo gì để tự vệ hợp pháp?

Tự vệ hợp pháp là gì? Quyền tự vệ hợp pháp là gì?

Tự vệ hợp pháp là gì? Quyền tự vệ hợp pháp là gì?Tự vệ hợp pháp là gì? Quyền tự vệ hợp pháp là gì?

Tự vệ hợp pháp hay còn gọi là phòng vệ chính đáng được quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015

” Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”

Theo đó tự vệ chính đáng là một trong những quyền hợp pháp của người dân khi bảo vệ quyền lợi của bản thân, người khác hoặc nhà nước trước những hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức bằng cách chống trả một cách cần thiết.

Tự vệ hợp pháp có thể là việc tố giác tội phạm khi phát hiện hành vi vi phạm, chống trả, khống chế tội phạm nhưng không gây thương tích hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ huy hiểm.

Quyền tự vệ hợp pháp có thể hiểu là quyền được sử dụng lực lượng vũ trang của quốc gia nhằm chống lại hành động xâm lược vũ trang của bên ngoài.

Dụng cụ tự vệ hợp pháp ở Việt Nam gồm những gì?

Dụng cụ tự vệ hợp pháp ở Việt Nam gồm những gì?Dụng cụ tự vệ hợp pháp ở Việt Nam gồm những gì?

Tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về vượt quá phòng vệ chính đáng như sau:

  • Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

  • Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Việc phòng vệ cần có một chừng mực nhất định, không được sử dụng các hung khí, vật liệu cháy nổ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người khác trong lúc tự vệ. Nếu không người tự vệ sẽ chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Hiện nay, pháp luật không liệt kê đồ tự vệ hợp pháp gồm những gì, nhưng tại khoản 1 Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có quy định nghiêm cấm hành vi cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo. 

Đồng thời, trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 còn đề cập đến công cụ hỗ trợ.

  • Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

  • Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

  • Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

  • Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

  • Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

Như vậy, bạn không thể sử dụng các vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật dụng cháy nổ,.. Để phòng vệ vì đây là các loại công cụ mang nguy hiểm cao cần được cấp phép sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn có thể tham khảo các vật dụng như sau:

  • Đèn pin có ánh sáng lớn: Đây là công cụ hữu ích khi đêm tối có thể gây choáng cho tội phạm, tạo cơ hội để chạy thoát và hô hoán người dân tới hỗ trợ;

  • Còi báo động lớn: Còi báo động có âm thanh lớn giúp tội phạm hoảng sợ và không dám gây động tĩnh, đồng thời gây sự chú ý đến các hộ dân xung quanh;

  • Móc khóa tự vệ,,,

Dùng đồ tự vệ không hợp pháp, phạt thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm liên quan đến vũ khí thô sơ Theo điểm b khoản 4 và điểm a, b khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

  • Phạt tiền từ 3- 5 triệu đồng đối với hành vi mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ.

  •  Phạt tiền từ 10- 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

  • Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ;

  • Chiếm đoạt vũ khí thô sơ.

Xử lý hình sự hành vi vi phạm liên quan đến vũ khí thô sơ người nào có hành vi  sử dụng vũ khí thô sơ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí thô sơ được quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể như sau:

  • Khung 1: Người nào sử dụng trái phép vũ khí thô sơ mà thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính;

  • Đã bị kết án về tội sử dụng vũ khí thô sơ, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

  • Khung 2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Có tổ chức;

  • Vật phạm pháp có số lượng lớn;

  • Làm chết người;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Tái phạm nguy hiểm.

  • Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

  • Làm chết 02 người trở lên;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

  • Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

  • Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Sử dụng đồ phòng vệ hợp pháp nhưng vượt quá mức phòng vệ chính đáng có bị xử lý?

*Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015) :

  • Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

  • Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

*Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015):

  • Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

  • Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, đối với trường hợp sử dụng các công cụ tự vệ hợp pháp nhưng tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 31% thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì không đủ yếu tố thương tích để cấu thành tội phạm trong trường hợp này. Tuy nhiên nếu đủ từ 31% trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Trên đây là thông tin về Tự vệ hợp pháp là gì? Nên đem gì để tự vệ hợp pháp?

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

X