hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 05/05/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Unesco là gì? Mục đích, chức năng của Unesco là gì?

Có lẽ ít nhất 1 lần bạn đã nghe qua về di sản văn hóa phi vật thể được Unesco công nhận, di sản văn hóa vật thể được Unesco công nhận,... Vậy cụ thể Unesco là gì, mục đích và chức năng của tổ chức này ra sao thì mời bạn cùng theo dõi nội dung của bài viết sau đây.

Mục lục bài viết
  • Unesco là gì? Unesco thành lập năm nào?
  • Mục đích của Unesco là gì?
  • Chức năng của Unesco là gì? Cơ cấu tổ chức của Unesco thế nào?
  • Nguồn tài chính hoạt động của Unesco ra sao?
  • Những ngày Quốc tế của tổ chức Unesco
Câu hỏi: Tôi nghe nói Việt Nam có rất nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được quốc tế công nhận cụ thể là tổ chức Unesco. Vậy các thông tin cụ thể về tổ chức này ra sao?

Unesco là gì? Unesco thành lập năm nào?

Unesco là gì? Unesco thành lập năm nào?Unesco là gì? Unesco thành lập năm nào?

Unesco là tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa thuộc Liên Hợp Quốc. Trong công cuộc thúc đẩy hòa bình, giáo dục, văn hóa, thông tin thì Liên Hợp Quốc đã quyết định thành lập một tổ chức đảm nhiệm các nhiệm vụ trên.

Năm 1945 tổ chức Unesco được thành lập và có trụ sở chính tại thành phố Paris thuộc Pháp gồm 195 thành viên các nước tham gia và 9 quốc gia thuộc quan sát viên. 

Đồng thời, để tổ chức được thực hiện, quản lý và có những phương hướng hoạt động thích hợp thì phía chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý là Đại hội đồng, Hội đồng điều hành, Ban thư ký.

Mục đích của Unesco là gì?

Mục đích của Unesco là gì?Mục đích của Unesco là gì?

Năm 1945 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng như kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 và sự thành lập của tổ chức Unesco với mục đích thúc đẩy hòa bình, phát triển bền vững và nhân quyền cho các nước thành viên. Bằng cách thức là tạo các điều kiện thuận lợi cho hợp tác, phát triển một cách bình đẳng tự nguyện giữa các bên trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin,... 

Tổ chức Unesco hoạt động các lĩnh vực như:

  • Giáo dục: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi người trong các quốc gia thành viên bất kể giới tính, chủng tộc, tôn giáo, tầng lớp xã hội,... Từ đó thúc đẩy nền giáo dục thế giới phát triển phù hợp với thời đại mới.

  • Khoa học: Trong thời đại công nghiệp hóa, nhiệm vụ thúc đẩy nghiên cứu khoa học, công nghệ giữa các quốc gia thành viên được nhấn mạnh. Đồng thời, tổ chức Unesco còn tạo điều kiện phát triển khoa học, công nghệ cho các nước kém phát triển và đang phát triển bằng cách chuyển giao công nghệ, mua bán sản phẩm công nghệ,...

  • Văn hóa: Văn hóa là một trong những lĩnh vực rất được chú trọng, trong đó tổ chức sẽ có nhiệm vụ công nhận, đầu tư và tạo cơ hội bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa thế giới, tạo sự đa dạng văn hóa giữa các nước, các dân tộc khác nhau, đồng thời hỗ trợ các sáng tạo văn hóa nghệ thuật. 

  • Thông tin: Thực hiện thúc đẩy, trao đổi tự do thông tin giữa các quốc gia thành viên, cùng với đó Unesco cũng có những kế hoạch, công cuộc hỗ trợ phát triển các phương tiện truyền thông cho các nước đang phát triển trong tổ chức.

Chức năng của Unesco là gì? Cơ cấu tổ chức của Unesco thế nào?

Theo Công ước thành lập Unesco đề cập thì có những chức năng chính sau:

  1. Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh;

  2. Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa, cụ thể:

  • Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước;

  • Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội;

  • Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do;

  1. Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức, cụ thể: 

  • Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học, khuyến nghị với các nước hữu quan về các Công ước quốc tế cần thiết;

  • Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích;

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp.

Như vậy, tổ chức Unesco có 03 chức năng trên, đây là các chức năng quan trọng nhằm giúp thúc đẩy các lĩnh vực mà tổ chức hoạt động được thực hiện đúng như mục đích thành lập. 

Cơ cấu tổ chức của Unesco gồm: 

  • Một Đại hội đồng: Đại hội đồng Unesco sẽ bao gồm các đại diện của các nước thành viên và mỗi nước sẽ có 05 đại biểu đại diện

  • Một Hội đồng Chấp hành: Các ủy viên được Đại hội đồng bầu ra trong số các đại biểu được các nước thành viên ứng cử; mỗi ủy viên của Hội đồng Chấp hành đại diện cho Chính phủ nước mình.

  • Một Ban Thư ký: Ban Thư ký gồm có Tổng Giám đốc, nhân viên được thừa nhận là cần thiết. Tổng Giám đốc do Hội đồng Chấp hành đề nghị và Đại hội đồng bầu cử với những điều kiện được Đại hội đồng chấp nhận. 

Tổng Giám đốc là viên chức cao nhất của tổ chức. Hiện nay đã có 195 quốc gia là thành viên. Các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc có quyền gia nhập tổ chức; còn các quốc gia khác có thể được chấp nhận nếu được Hội đồng Chấp hành giới thiệu và được Đại hội đồng biểu quyết với đa số hai phần ba thành viên có mặt tán thành.

Nguồn tài chính hoạt động của Unesco ra sao?

Nguồn tài chính của tổ chức Unesco được xây dựng dựa trên 02 nguồn ngân sách chính: 

  • Nguồn ngân sách thường xuyên: Thu từ các khoản thu bắt buộc đối với các thành viên tổ chức. Nguồn ngân sách này sẽ tùy thuộc vào tình hình tài chính của các quốc gia mà có mức đóng khác nhau.

  • Nguồn ngân sách không thường xuyên: Đây là những khoản tiền đóng góp không bắt buộc, không thường xuyên và thường được kêu gọi một các đột xuất được tổ chức kêu gọi từ các quốc gia, tổ chức, cá nhân,... nhằm giúp các quốc gia thực hiện các dự án ngoài ngân sách.

Những ngày Quốc tế của tổ chức Unesco

 

Ngày

Tên

Tên gốc

27 tháng 1

Ngày Quốc tế Kỷ niệm Tưởng nhớ các Nạn nhân của Holocaust

International Day of Commemoration in Memory of the Victims of the Holocaust

13 tháng 2

Ngày Phát thanh Thế giới

World Radio Day

21 tháng 2

Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế

International Mother Language Day

08 tháng 3

Ngày Quốc tế Phụ nữ

International Women's Day

20 tháng 3

Ngày Quốc tế Pháp ngữ

International Francophone Day

21 tháng 3

Ngày Quốc tế của Nowruz

International Day of Nowruz

21 tháng 3

Ngày Thơ Thế giới

World Poetry Day

21 tháng 3

Ngày Quốc tế xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc

International Day for the Elimination of Racial Discrimination

22 tháng 3

Ngày Thế giới về Nước

World Day for Water

23 tháng 4

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới

World Book and Copyright Day

30 tháng 4

Ngày Jazz Quốc tế

International Jazz Day

03 tháng 5

Ngày Tự do Báo chí thế giới

World Press Freedom Day

21 tháng 5

Ngày Thế giới về Đa dạng Văn hóa để Đối thoại và Phát triển

World Day for Cultural Diversity for Dialogue and Development

22 tháng 5

Ngày quốc tế Đa dạng sinh học

International Day for Biological Diversity

25 tháng 5

Ngày châu Phi / Tuần châu Phi

Africa Day / Africa Week

05 tháng 6

Ngày Môi trường Thế giới

World Environment Day

08 tháng 6

Ngày Đại dương Thế giới

World Oceans Day

09 tháng 8

Ngày Quốc tế Dân tộc Bản địa Thế giới

International Day of the World's Indigenous People

12 tháng 8

Ngày Thanh niên Quốc tế

International Youth Day

23 tháng 8

Ngày Quốc tế Tưởng niệm Buôn bán Nô lệ và Xoá bỏ nó

International Day for the Remembrance of the Slave Trade and its Abolition

08 tháng 9

Ngày Quốc tế biết Chữ

International Literacy Day

15 tháng 9

Ngày Quốc tế vì Dân chủ

International Day of Democracy

21 tháng 9

Ngày Quốc tế Hòa bình

International Day of Peace

05 tháng 10

Ngày Nhà giáo thế giới

World Teachers' Day

Thứ Tư thứ 2

Ngày Quốc tế Giảm nhẹ Thiên tai

International Day for Disaster Reduction

17 tháng 10

Ngày Quốc tế Xóa nghèo

International Day for the Eradication of Poverty

20 tháng 10

Ngày Thống kê thế giới

World Statistics Day

27 tháng 10

Ngày Thế giới về Di sản Nghe nhìn

World Day for Audiovisual Heritage

10 tháng 11

Ngày Khoa học Thế giới vì Hòa bình và Phát triển

World Science Day for Peace and Development

Thứ Năm thứ 3

Ngày Triết học Thế giới

World Philosophy Day

16 tháng 11

Ngày Khoan dung Quốc tế

International Day for Tolerance

19 tháng 11

Ngày Quốc tế Nam giới

International Men's Day

25 tháng 11

Ngày Quốc tế Loại bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ

International Day for the Elimination of Violence against Women

29 tháng 11

Ngày Quốc tế Đoàn kết với Nhân dân Palestine

International Day of Solidarity with the Palestinian People

01 tháng 12

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS

World AIDS Day

10 tháng 12

Ngày Nhân quyền

Human Rights Day

18 tháng 12

Ngày Di dân Quốc tế

International Migrants Day

 

Những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được công nhận bởi Unesco 

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định về di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể như sau:

  • Tiếng nói, chữ viết;

  • Ngữ văn dân gian;

  • Nghệ thuật trình diễn dân gian;

  • Tập quán xã hội và tín ngưỡng;

  • Lễ hội truyền thống;

  • Nghề thủ công truyền thống;

  • Tri thức dân gian.

Hiện nay, Việt Nam đã được tổ chức Unesco công nhận tổng 15 di sản văn hóa thế giới phi vật thể bao gồm:

  1. Nhã nhạc cung đình Huế (2003)

  2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005)

  3. Dân ca Quan họ Bắc Ninh (2009)

  4. Hát Ca trù (2009)

  5. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (2010)

  6. Hát Xoan Phú Thọ (2011)

  7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (2012)

  8.  Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013)

  9. Dân ca Ví, Dặm ở Nghệ Tĩnh (2014)

  10. Nghi lễ và trò chơi Kéo co (2015)

  11. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt (2016)

  12. Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ (2017)

  13.  Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái (2019)

  14.  Nghệ thuật Xèo Thái (2022)

  15.  Nghệ thuật làm gốm của người Chăm

Việt Nam là đất nước có đa dạng dân tộc, văn hóa, truyền thống lâu đời và được gìn giữ, phát triển đến nay. Việc các di sản văn hóa phi vật thể được Unesco công nhận có vai trò quan trọng trong việc ghi nhận, phổ biến rộng rãi về các nét đặc trưng, tinh hóa văn hóa Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là một trong những yếu tố giúp thu hút các du khách trong nước và ngoài nước. 

Trên đây là bài viết Unesco là gì? Mục đích, chức năng của Unesco là gì?

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

X