Trong nội dung dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được lấy ý kiến có đề xuất người không có lương hưu được trợ cấp hằng tháng.
Người không có lương hưu được trợ cấp hằng tháng
Điều 25 của Dự thảo đã quy định điều kiện hưởng loại trợ cấp này là người từ 60 tuổi trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định đóng BHXH dưới 15 năm mà không có lương hưu.
Cụ thể, người từ 60 đến dưới 80 tuổi, chưa đóng đủ 15 năm BHXH, nếu có nguyện vọng thì được nhận trợ cấp hưu trí hằng tháng.
Bên cạnh đó, nhóm đối tượng này còn được:
- Cấp BHYT miễn phí
- Hỗ trợ mai táng phí 10 triệu đồng/người khi qua đời.
Mức trợ cấp được Chính phủ điều chỉnh dựa trên chỉ số giá tiêu dùng, tình hình kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách.
Mức hưởng cho nhóm đối tượng trên còn tùy thuộc vào thời gian tham gia và tiền lương tháng đóng BHXH. Trong quá trình hưởng, nếu người lao động qua đời thì thân nhân của người đó sẽ được nhận một lần số tiền người đó chưa hưởng hết cùng 10 triệu đồng trợ cấp mai táng. (Theo Điều 29 Dự thảo)
Điều 26 Dự thảo này còn đề xuất người từ 80 tuổi trở lên, không đóng BHXH và không có lương hưu, ngân sách Nhà nước chi trợ cấp xã hội 500.000 đồng mỗi tháng. Tuổi hưởng trợ cấp có thể thấp hơn, mức hưởng cao hơn và được đề xuất giao cho Chính phủ quy định theo từng thời kỳ tùy vào ngân sách.
Theo quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì mức trợ cấp xã hội cho người từ 80 tuổi trở lên đang ở mức 360.000 đồng.
Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 5 triệu người cao tuổi nghỉ hưu hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp xã hội hằng tháng và khoảng 9,6 triệu người trên 60 tuổi không nhận được bất kỳ khoản lương hưu nào. Năm 2030 đối tượng không nhận được bất kỳ khoản lương hưu nào dự báo tăng lên 13 triệu.
Đề xuất người không có lương hưu được trợ cấp hằng tháng.
Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) - Hiện đang được lấy ý kiến đến tháng 4/2023 - Dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6 - Trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023 - Thông qua tại kỳ họp tháng 5/2024 - Có hiệu lực từ 01/01/2025. |
Hiện nay, người cao tuổi nào được hưởng trợ cấp xã hội?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trong đó có đối tượng là người cao tuổi.
Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
(1) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
(2) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
(3) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
(4) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 20 cũng quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2021 là 360.000 đồng/tháng.
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 20 thì mức trợ cấp hằng tháng đối với 4 đối tượng trên như sau:
Đối tượng (1) từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi được hưởng hệ số trợ cấp là 1,5 mức trợ cấp cụ thể là 540.000 đồng/tháng.
Đối tượng (1) từ đủ 80 tuổi trở lên được hưởng hệ số trợ cấp là 2 mức trợ cấp cụ thể là 720.000 đồng/tháng.
Đối tượng (2) và (3) được hưởng hệ số trợ cấp là 1 mức trợ cấp cụ thể là 360.000 đồng/tháng.
Đối tượng (4) được hưởng hệ số trợ cấp là 3 mức trợ cấp cụ thể là 1.080.000 đồng/tháng.
HieuLuat vừa thông tin về việc người không có lương hưu được trợ cấp hằng tháng. Nếu có thêm vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.