Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho mỗi cá nhân. Khi thực hiện bất cứ giao dịch nào liên quan đến thuế như kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế… thì cá nhân đều phải ghi mã số thuế của mình.
Mỗi cá nhân chỉ có một mã số thuế duy nhất
Theo Điều 4 Thông tư 95/2016/TT-BTC, mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Mã số này được dùng để nhận biết, xác định người nộp thuế và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Đồng thời, khoản 1 Điều 5 Thông tư này nêu rõ:
Mỗi cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất và không thay đổi trong suốt cuộc đời. Mã số thuế đã cấp thì không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.
Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.
Xem thêm: Cách tra cứu mã số thuế cá nhân đơn giản nhất hiện nay
Cá nhân có 2 mã số thuế, xử lý thế nào?
Cách xử lý khi có 2 mã số thuế cá nhân
Hầu hết các trường hợp được cấp mã số thuế cá nhân thứ 2 đều do được cấp chứng minh nhân dân mới (09 số hoặc 12 số) hoặc căn cước công dân theo nơi chuyển đến khi thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Công văn 896/TCT-KK, nếu cơ quan thuế địa phương nơi người nộp thuế chuyển đến đã cấp mã số thuế mới cho người nộp thuế theo số chứng minh thư mới hoặc số định danh cá nhân mới thì có trách nhiệm thu hồi mã số thuế đã cấp. Người nộp thuế chỉ sử dụng mã số thuế đã được cấp ban đầu để thực hiện các giao dịch về thuế.
Do đó, trong trường hợp này, người nộp thuế phải làm thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế theo hướng dẫn tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư 95/2016/TT-BTC. Cụ thể:
Về hồ sơ
- Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi:
+ Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế (mẫu số 08-MST);
+ Bản sao không yêu cầu chứng thực thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam).
- Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến:
+ Thông báo người nộp thuế chuyển địa điểm (mẫu số 09-MST) do cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi cấp;
+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định) hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.
Về địa điểm nộp hồ sơ
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan chi trả thu nhập nếu ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế.
Về thời hạn nộp hồ sơ
10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi. Trong đó, theo Công văn 4534/TCT-KK, ngày phát sinh thay đổi để xác định thời hạn nộp hồ sơ là ngày ghi trên căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân cộng thêm:
+ Không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại nếu ở tại thành phố, thị xã;
+ Không quá 20 ngày làm việc đối với các trường hợp cấp mới, đổi, cấp lại nếu ở tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo;
+ Không quá 15 ngày làm việc đối với các trường hợp cấp mới, đổi, cấp lại nếu ở các khu vực còn lại.
Xem thêm: