hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Ba, 23/07/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cách tính tiền lương ngừng việc cho người lao động

Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động sẽ có thể xảy ra những rủi ro nhất định không ai mong muốn. Lúc này, doanh nghiệp gặp khó khăn, việc làm của người lao động có thể bị gián đoạn, thậm chí phải ngừng việc. Cách tính tiền lương ngừng việc cho người lao động sau sẽ giúp họ nắm rõ quyền lợi của bản thân.

Trường hợp nào người lao động được hưởng lương ngừng việc

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012, trong những trường hợp phải ngừng việc sau đây người lao động sẽ được hưởng lương ngừng việc:

- Do lỗi của người sử dụng lao động;

- Người lao động phải ngừng việc do lỗi của cá nhân hoặc nhóm người lao động khác;

- Vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế.

Trong mỗi trường hợp nêu trên thì cách tính tiền lương ngừng việc cũng không giống nhau.

Cách tính tiền lương ngừng việc cho người lao động

Cách tính tiền lương ngừng việc cho người lao động

 

Cách tính tiền lương ngừng việc cho người lao động

Để tính tiền lương ngừng việc được chính xác cần xác định nguyên nhân ngừng việc do lỗi của ai hay do các nguyên nhân khách quan.

- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương. Theo hướng dẫn tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP, tiền lương để trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc;

- Người lao động phải ngừng việc do lỗi của cá nhân hoặc nhóm người lao động khác được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;

- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng hiện nay như sau:

- Mức 4.180.000 đồng/tháng: doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;

- Mức 3.710.000 đồng/tháng: doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;

- Mức 3.250.000 đồng/tháng: doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;

- Mức 2.920.000 đồng/tháng: doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Xem thêm:

Doanh nghiệp không bố trí được việc làm, có được cho người lao động thôi việc?

hieuluat.vn

Có thể bạn quan tâm

X