hieuluat

Chỉ thị 07/CT-BCT tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong KD xăng dầu

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Công ThươngSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:07/CT-BCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Nguyễn Cẩm Tú
    Ngày ban hành:21/03/2012Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:21/03/2012Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo, Xăng dầu
  •  

    BỘ CÔNG THƯƠNG
    --------------
    Số: 07/CT-BCT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------------------
    Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2012
     
     
    CHỈ THỊ
    VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT
    TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU VÀ KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG
     
     
    Để tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; công văn số 73/TTg-KTN ngày 12 tháng 01 năm 2012 về tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy, nổ xe cơ giới; công văn số 57/BCĐ-QLTT ngày 09 tháng 12 năm 2011 về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng nhân dịp Tết Nhâm Thìn và năm 2012 của Trưởng ban chỉ đạo 127TW - Bộ trưởng Bộ Công Thương; Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, Hiệp hội gas Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh LPG đầu mối phối hợp thực hiện nghiêm túc các công việc sau đây:
    I. CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG
    1. Cục Quản lý thị trường
    - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thành lập Đoàn kiểm tra một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và LPG, tập trung kiểm tra doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý trong việc chấp hành các qui định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, an toàn phòng chống cháy nổ, hệ thống phân phối, về giá, chất lượng, tồn chứa, vận chuyển xăng dầu và LPG.
    - Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra toàn bộ các cơ sở kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng. Tập trung kiểm tra việc thực hiện các qui định về điều kiện kinh doanh, hệ thống phân phối, về giá, đo lường, chất lượng… Kiểm tra toàn bộ các trạm nạp LPG nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về kinh doanh gas giả nhãn hiệu, sang chiết, nạp LPG trái phép, các điểm pha chế, bán xăng dầu trái phép. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định số 104/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu và Nghị định số 105/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
    - Cập nhật kịp thời tình hình xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, LPG trên phạm vi cả nước.
    2. Vụ Thị trường trong nước
    - Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh doanh xăng dầu tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Thông tư số 36/2009/TT-BCT ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Bộ Công Thường ban hành Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu; về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, Thông tư số 11/2010/TT-BCT ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Bộ Công Thương ban hành Quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng phù hợp với tình hình thực tế (giá, chi phí lưu thông, hoa hồng đại lý xăng dầu, điều kiện kinh doanh, an toàn phòng chống cháy nổ, khoảng cách an toàn tối thiểu của cơ sở kinh doanh LPG…).
    - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, các địa phương rà soát nghiên cứu và xây dựng phương án phù hợp di dời các cơ sở kinh doanh xăng dầu, LPG ra khỏi khu đông dân cư, không thuận lợi cho công tác phòng cháy chữa cháy.
    - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị rà soát, đánh giá sau 02 năm thực hiện Nghị định 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, Thông tư số 11/2010/TT-BCT ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Bộ Công Thương ban hành Quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng vào tháng 4 năm 2012 tại Hà Nội.
    - Làm đầu mối phối hợp với Hiệp hội Gas Việt Nam tăng cường trao đổi thông tin về cơ chế, chính sách và thông tin thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng;
    3. Vụ Xuất nhập khẩu
    Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, xem xét, phối hợp xử lý khó khăn, vướng mắc trong việc nhập khẩu LPG của Hiệp hội gas Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh LPG đầu mối.
    4. Tổng cục Năng lượng
    Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp kinh doanh LPG đầu mối về việc đấu giá LPG sản xuất nội địa theo nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, minh bạch.
    5. Cục Hóa chất
    Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan trong việc rà soát chính sách, pháp luật nhằm quản lý tốt quá trình từ nhập khẩu, sản xuất và tiêu thụ các hóa chất là phụ gia, dung môi hòa tan vào xăng dầu, LPG nhằm hạn chế tối đa việc gian lận thương mại làm ảnh hưởng đến chất lượng xăng dầu, LPG lưu thông trên thị trường.
    6. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
    Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn trong lĩnh vực LPG.
    II. CÁC DOANH NGHIỆP, HIỆP HỘI
    1. Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu
    - Chịu trách nhiệm về chất lượng xăng dầu trong toàn bộ hệ thống phân phối của mình (từ khâu nhập khẩu, tồn trữ, vận chuyển đến cửa hàng bán lẻ). Xác định rõ trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng xăng dầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình (trách nhiệm của doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý, đại lý).
    - Rà soát, hoàn thiện các quy trình kiểm soát chất lượng từng khâu (từ nhập khẩu đến khâu bán lẻ). Tăng cường kiểm tra, giám sát các khâu, nhất là vận chuyển từ tổng kho của các doanh nghiệp đầu mối về tổng đại lý, đại lý và từ tổng đại lý đến các cửa hàng bán lẻ.
    - Chủ động hợp tác, cung cấp thông tin cho báo chí và người tiêu dùng về tình hình kiểm tra, kiểm soát chất lượng xăng dầu trong hệ thống của mình.
    - Chủ động hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước chức năng Trung ương và địa phương, nhất là với Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Quản lý thị trường… trong việc kiểm tra, giám sát hệ thống phân phối xăng dầu để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm.
    2. Hiệp hội gas Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh LPG đầu mối
    - Hiệp hội gas Việt Nam tiếp tục phát huy và làm tốt vai trò của mình, đặc biệt trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước để thực thi có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh LPG nhằm lập lại trật tự thị trường LPG, đáp ứng quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh LPG chân chính.
    - Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đăng ký giá, niêm yết giá trong kinh doanh LPG.
    - Chịu trách nhiệm về chất lượng, giá LPG trong toàn bộ hệ thống phân phối của mình (từ khâu bán buôn đến bán lẻ tại cửa hàng).
    - Hiệp hội gas Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh LPG đầu mối chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin tới người tiêu dùng về sử dụng an toàn mặt hàng LPG; kịp thời thông tin cho cơ quan chức năng về hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh LPG, về giá bán LPG trên toàn hệ thống phân phối của mình để người tiêu dùng được biết và giám sát.
    III. SỞ CÔNG THƯƠNG CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
    - Chủ động phối hợp với Sở, Ban, ngành để tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu, LPG; nắm bắt thông tin về kinh doanh xăng dầu, LPG tại địa bàn; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật của doanh nghiệp về kinh doanh xăng dầu, LPG.
    - Rà soát quy hoạch mạng lưới, cửa hàng bán lẻ, kho tồn chứa xăng dầu, LPG; kiên quyết di dời các cơ sở kinh doanh xăng dầu, LPG không phù hợp, nhất là ở các khu tập trung đông dân cư.
    - Tăng cường công tác quản lý an toàn đối với các cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Triển khai thực hiện Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng, chú trọng các nội dung:
    + Tăng cường công tác hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn trong lĩnh vực LPG đối với các cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn quản lý, lưu ý các quy định an toàn trong sử dụng và vận chuyển chai chứa LPG, các quy định đối với cửa hàng LPG.
    + Tổ chức thực hiện kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải, thủ kho, nhân viên cửa hàng LPG theo quy định.
    - Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra toàn bộ các cơ sở kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng trong việc chấp hành các qui định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, hệ thống phân phối, về giá, đo lường, chất lượng… Kiểm tra toàn bộ các trạm nạp LPG nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về kinh doanh gas giả nhãn hiệu, sang chiết, nạp LPG trái phép, các hành vi chiếm dụng, cải biến chai LPG trái phép. Kiên quyết xóa bỏ các điểm pha chế, bán xăng dầu trái phép, các điểm bán xăng dầu bằng can, chai, cột bơm mini và các dụng cụ chứa đựng khác.
    - Chủ động báo cáo về Bộ Công Thương tình hình kinh doanh xăng dầu, LPG; kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, LPG tại địa phương.
    - Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thông tin đầy đủ kịp thời về các trường hợp xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, LPG; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh xăng dầu, LPG cho các tổ chức, cá nhân tại địa phương.
    IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    - Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, Ban lãnh đạo Hiệp hội gas Việt Nam, Lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh LPG đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này.
    - Vụ Thị trường trong nước làm đầu mối tiếp nhận báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này từ các đơn vị liên quan. Các đơn vị theo nhiệm vụ được phân công, báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị về Vụ Thị trường trong nước trước ngày 15 tháng 4 năm 2012 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2012. Đồng thời các đơn vị báo cáo định kỳ hàng Quý (trước ngày 20 của tháng cuối Quý) và báo cáo đột xuất (nếu có) kết quả thực hiện Chỉ thị này về Vụ Thị trường trong nước./.
     

     

     Nơi nhận:
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (b/c);
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội;
    - Lãnh đạo Bộ;
    - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Công báo;
    - Các đơn vị: TTTN, XNK, TCNL, QLTT, HC, KTAT;
    - VP Bộ tại TPHCM;
    - Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối;
    - Hiệp hội gas Việt Nam;
    - Các doanh nghiệp kinh doanh LPG đầu mối;
    - Lưu: VT, TTTN.
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Cẩm Tú
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu
    Ban hành: 15/10/2009 Hiệu lực: 15/12/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Nghị định 107/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
    Ban hành: 26/11/2009 Hiệu lực: 15/01/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Thông tư 36/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương ban hành Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu
    Ban hành: 14/12/2009 Hiệu lực: 15/12/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Nghị định 104/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu
    Ban hành: 16/11/2011 Hiệu lực: 01/01/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Nghị định 105/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
    Ban hành: 16/11/2011 Hiệu lực: 01/01/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Chỉ thị 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu hóa lỏng
    Ban hành: 20/01/2012 Hiệu lực: 20/01/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Chỉ thị 07/CT-BCT tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong KD xăng dầu

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Công Thương
    Số hiệu:07/CT-BCT
    Loại văn bản:Chỉ thị
    Ngày ban hành:21/03/2012
    Hiệu lực:21/03/2012
    Lĩnh vực:Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo, Xăng dầu
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Cẩm Tú
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X