hieuluat

Thông báo 202/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng về hợp tác đào tạo quốc tế

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ Số công báo: Theo văn bản
    Số hiệu: 202/TB-VPCP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
    Loại văn bản: Thông báo Người ký: Trần Quốc Toản
    Ngày ban hành: 12/10/2007 Hết hiệu lực: Đang cập nhật
    Áp dụng: 12/10/2007 Tình trạng hiệu lực: Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách
  • VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

     

    Số: 202/TB-VPCP

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2007

     

     

    THÔNG BÁO

    Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp về hợp tác đào tạo quốc tế

     

     

    Ngày 18 tháng 9 năm 2007, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp về hợp tác đào tạo quốc tế. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Hà Nội.

    Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình quản lý lưu học sinh ở nước ngoài và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã kết luận như sau:

    1. Cần có cơ chế để quản lý được cộng đồng người Việt Nam đi học ở nước ngoài một cách thực tế và đáp ứng yêu cầu quản lý một cách phù hợp:

    - Giao Bộ Công an chủ trì nghiên cứu đề xuất phương án nắm được danh sách người đi học nước ngoài qua khâu làm hộ chiếu (trong hồ sơ khi xin làm hộ chiếu có mục nêu rõ mục đích đi học tập ở nước nào, trường nào, bậc học gì) và phối hợp Đại sứ quán Việt Nam ở các nước để theo dõi, quản lý;

    - Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ban Cán sự Đảng ngoài nước đề xuất phương án nắm tình hình học tập, sinh hoạt của sinh viên Việt Nam ở các trường đại học, cao đẳng thông qua việc cử người tích cực tham gia vào các Hội sinh viên Việt Nam ở các trường; chú ý cử các sinh viên là con em gia đình cách mạng, đảng viên hoặc phân công các sinh viên, nghiên cứu sinh là đảng viên tham gia Ban lãnh đạo Hội sinh viên Việt Nam ở các trường và báo cáo định kỳ tình hình sinh viên Việt Nam ở các trường cho Đại sứ quán và các Đại sứ quán có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình về Bộ Ngoại giao và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở các nước có nhiều sinh viên Việt Nam, cần có cán bộ chuyên trách ở Đại sứ quán làm công tác quản lý sinh viên Việt Nam;

    - Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để xây dựng trang Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các Đại sứ quán Việt Nam, của Hội lưu học sinh Việt Nam ở các nước, giới thiệu thông tin có liên quan đến người đi học tập ở nước ngoài, chính sách của nước ta và nước chủ nhà về đào tạo, chính trị, quyền lợi và người bảo vệ quyền lợi của sinh viên Việt Nam ở các nước, hỗ trợ nhau tìm chỗ học, chỗ ở, học tập, tìm việc làm khi về nước...

    2. Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương xây dựng phương án thành lập Cục Quản lý đào tạo với nước ngoài trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo để giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và quản lý thống nhất về việc người Việt Nam đi học hoặc giảng dạy ở nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam học tập và giảng dạy.

    3. Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng và ban hành quy chế về việc quản lý sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam.

    Các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tổng hợp, nắm bắt kịp thời, chính xác số lượng và những thông tin cần thiết về người nước ngoài đến học tập, giảng dạy và làm việc trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam theo hướng phát huy cao tính chủ động quản lý của các trường; chú trọng việc thu hút người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, tham gia vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo trong nước.

    4. Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng chương trình bồi dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho tất cả giảng viên đại học, cao đẳng học ở nước ngoài về mà chưa được học về các nội dung trên ở trình độ đào tạo đại học, cao đẳng của Việt Nam; chương trình dành cho các giảng viên là Tiến sĩ cần thiết kế sâu hơn, có tính nghiên cứu và ý nghĩa thiết thực. Đối với các giảng viên thuộc lĩnh vực khoa học xã hội cần thiết kế chương trình bồi dưỡng rộng hơn và sâu hơn các khối kỹ thuật, khoa học tự nhiên.

    Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ trì việc xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung, được đổi mới bởi các trường đại học, cao đẳng cả nước tham gia, phục vụ cho việc giảng dạy, bồi dưỡng lý luận Mác - Lê nin cho các giáo viên và sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam.

    5. Việc cử người đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước cần phải có kế hoạch, gắn với nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, phù hợp với nhu cầu hình thành số giảng viên đồng bộ, có trình độ cao của các trường đại học, cao đẳng cả nước.

    Triển khai mạnh mẽ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học trong nước. Mở rộng áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến trong các trường; xây dựng các trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế để nâng cao sức cạnh tranh, thu hút việc du học tại chỗ.

    6. Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn chỉnh đề án Hội nhập Quốc tế về giáo dục, đào tạo giai đoạn 2008 - 2020, trong đó phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương làm rõ 5 nội dung nêu trên trong đề án, trình Chính phủ vào tháng 01 năm 2008.

    Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, các địa phương biết và thực hiện./.

     

    Nơi nhận:

    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;

    - Thủ tướng, các PTT Chính phủ;

    - Các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an,

      Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư;

    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

    - Văn phòng Quốc hội;

    - Văn phòng Chủ tịch nước;

    - Văn phòng Trung ương Đảng;

    - Các trường đại học: ĐHQG Hà Nội,

      ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐHSP Hà Nội,

      ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Hà Nội;

    - Ban Cán sự Đảng ngoài nước;

    - Ban Tuyên giáo Trung ương;

    - UBVHGD, TTN và Nhi đồng của Quốc hội;

    - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,

      các Vụ: QHQT, TH, VX, Ban XDPL;

    - Lưu: Văn thư, KG (5b).

    KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

    PHÓ CHỦ NHIỆM

     

     

     

     

     

    (Đã ký)

     

     

     

     

     

    Trần Quốc Toản

     

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông báo 202/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng về hợp tác đào tạo quốc tế

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ
    Số hiệu: 202/TB-VPCP
    Loại văn bản: Thông báo
    Ngày ban hành: 12/10/2007
    Hiệu lực: 12/10/2007
    Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách
    Ngày công báo: Đang cập nhật
    Số công báo: Theo văn bản
    Người ký: Trần Quốc Toản
    Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
    Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X