hieuluat

Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích, 2006

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Đang cập nhậtSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:Không sốNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công ướcNgười ký:Đang cập nhật
    Ngày ban hành:20/12/2006Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:Chưa xác định
    Lĩnh vực:An ninh trật tự
  • CÔNG ƯỚC

    VỀ BẢO VỆ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI KHỎI BỊ CƯỠNG BỨC MẤT TÍCH, 2006

     

    LỜI NÓI ĐẦU

    Các Quốc gia thành viên của Công ước này,

    Xem xét nghĩa vụ của các quốc gia theo Hiến chương của Liên Hợp Quốc để thúc đẩy sự tôn trọng phổ cập, và tuân thủ các quyền con người và các tự do cơ bản,

    Quan tâm tới Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người,

    Nhắc lại Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội, Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị và các văn kiện quốc tế có liên quan khác trong lĩnh vực luật nhân quyền, luật nhân đạo và luật hình sự quốc tế,

    Cũng nhắc lại Tuyên bố về bảo hộ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích được thông qua bởi Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc trong Nghị quyết số 47/133 ngày 18 tháng 12 năm 1992,

    Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của việc cưỡng bức mất tích, cấu thành một tội phạm, và trong một số trường hợp được quy định trong luật pháp quốc tế, là một tội ác chống nhân loại,

    Xác định để ngăn ngừa việc cưỡng bức mất tích và để trừng phạt tội phạm thực hiện việc cưỡng bức mất tích,

    Xem xét quyền của bất kỳ người nào không phải chịu việc cưỡng bức mất tích, quyền của nạn nhân đối với công lý và việc bồi thường,

    Khẳng định quyền của bất kỳ nạn nhân nào để được biết sự thật về các hoàn cảnh của việc cưỡng bức mất tích và số phận của người bị cưỡng bức mất tích, và quyền tự do để tìm kiếm, tiếp nhận và thông báo tin tức cho kết cục này,

    Đã thỏa thuận về các điều khoản sau:

    PHẦN I

    Điều 1.

    1. Không ai phải chịu cưỡng bức mất tích.

    2. Không có bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào, dù là trong chiến tranh hay đe dọa của chiến tranh, trong tình hình chính trị nội bộ bất ổn hay các trường hợp cấp thiết khác, có thể viện dẫn để biện minh cho việc cưỡng bức mất tích.

    Điều 2.

    Với mục đích của Công ước này, "cưỡng bức mất tích" được coi là việc bắt giữ, tạm giam, bắt cóc hoặc bất cứ hình thức tước đoạt quyền tự do được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước hoặc của người hoặc nhóm người được ủy quyền, hỗ trợ hoặc hẫu thuẫn của Nhà nước, được đi cùng với một sự khước từ nhận biết về việc tước đoạt tự do hoặc bởi việc che giấu số phận hoặc nơi cư trú của người mất tích, ở nơi như vậy một người nằm ngoài sự bảo vệ của pháp luật.

    Điều 3.

    Mỗi Quốc gia thành viên phải thực hiện những biện pháp cần thiết để điều tra những hành vi được quy định trong Điều 2 được thực hiện bởi những người hay nhóm người hành động không được phép, không được hỗ trợ hay chấp thuận của quốc gia và chịu trách nhiệm trước công lý.

    Điều 4.

    Mỗi một Quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc cưỡng bức mất tích cấu thành một tội phạm theo luật hình sự của quốc gia đó.

    Điều 5.

    Việc tiến hành một cách rộng rãi hay có hệ thống hành vi cưỡng bức mất tích cấu thành một tội ác chống lại loài người như được định nghĩa trong luật quốc tế tương ứng và sẽ tạo ra những hệ quả theo các điều luật quốc tế tương ứng như trên.

    Điều 6.

    1. Mỗi một Quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm xác định trách nhiệm hình sự đối với ít nhất:

    a. Bất cứ người nào thực hiện, ra lệnh, lôi kéo hay xui khiến hoạt động, cố gắng thực hiện, là kẻ đồng phạm hoặc tham gia vào hoạt động cưỡng bức mất tích.

    b. Cấp trên:

    i. Đã biết, hoặc cố tình bỏ qua thông tin đã rõ ràng, mà dưới sự quản lý và kiểm soát theo thẩm quyền của người đó đang thực hiện hoặc sắp thực hiện hoạt động cưỡng bức mất tích;

    ii. Chịu trách nhiệm thực hiện và kiểm soát các hoạt động liên quan đến tội phạm cưỡng bức mất tích, và

    iii. Không thực hiện các biện pháp hợp lý và cần thiết trong quyền hạn của mình để ngăn chặn hay hạn chế hoạt động cưỡng bức mất tích hoặc đệ trình vấn đề đó cho các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra và truy tố;

    c. Tiểu mục (b) ở trên không ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn trách nhiệm cao hơn theo luật quốc tế có thể được áp dụng đối với người chỉ huy quân đội hoặc đối với những người hoạt động như một chỉ huy quân đội.

    2. Không có bất kỳ mệnh lệnh hay chỉ dẫn của bất cứ quan chức nhà nước, công dân, quân nhân hay người nào khác, có thể được viện dẫn cho hành vi cưỡng bức mất tích.

    Điều 7.

    1. Mỗi Quốc gia thành viên phải có hình phạt hợp lý tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi cưỡng bức mất tích.

    2. Mỗi Quốc gia thành viên cần ban hành:

    a. những tình tiết giảm nhẹ, cho những người đã có dính líu đến hành vi cưỡng bức mất tích, đóng góp hiệu quả trong việc đưa người mất tích trở lại hoặc làm rõ tình trạng cưỡng bức mất tích hay khai báo thủ phạm của hành vi cưỡng bức mất tích.

    b. Không gây tác hại đến những thủ tục tố tụng hình sự khác, các tình tiết tăng nặng, đặc biệt là gây ra cái chết cho người bị cưỡng bức mất tích hay liên quan đến hành vi cưỡng bức mất tích đối với phụ nữ có thai, vị thành niên, người khuyết tật hay những người dễ bị tổn thương khác.

    Điều 8.

    Không ảnh hưởng đến điều 5,

    1. Một Quốc gia thành viên khi áp dụng những giới hạn với việc cưỡng bức mất tích phải đưa ra những biện pháp hợp lý để đảm bảo điều khoản giới hạn đối với thủ tục tố tụng hình sự:

    a. có thời hạn lâu dài và tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội

    b. bắt đầu ngay từ thời điểm hành vi cưỡng bức mất tích xảy ra, có tính đến tính liên tục của hành vi.

    2. Mỗi Quốc gia thành viên cần đảm bảo quyền được bồi thường xứng đáng của các nạn nhân của tội phạm cưỡng bức mất tích trong suốt quá trình giới hạn.

    Điều 9.

    1. Mỗi Quốc gia thành viên cần có những biện pháp thích hợp để thực hiện thẩm quyền của mình đối với các tội phạm cưỡng bức mất tích:

    a. Khi tội phạm thực hiện trên bất kỳ vùng lãnh thổ nào của quốc gia đó, hay trên thuyền, máy bay đã đăng ký tại quốc gia đó;

    b. Khi người phạm tội bị cáo buộc là một trong các công dân của quốc gia đó;

    c. Khi người mất tích là một trong các công dân của quốc gia đó và Quốc gia thành viên đó xem xét một cách thích đáng.

    2. Tương tự, mỗi Quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp thích hợp để thực hiện thẩm quyền đối với tội phạm cưỡng bức mất tích khi người bị cáo buộc đang có mặt tại vùng lãnh thổ thuộc thẩm quyền của quốc gia đó, trừ khi quốc gia đó dẫn độ hay trao trả người đó cho quốc gia khác phù hợp với luật pháp quốc tế hoặc giao nộp cho một tòa án hình sự quốc tế được công nhận.

    3. Công ước này không loại trừ bất kỳ thẩm quyền hình sự bổ sung nào thực hiện theo pháp luật của quốc gia.

    Điều 10.

    1. Khi được chứng minh đầy đủ, sau khi tiến hành kiểm tra thông tin hiện có về những tình huống được bảo đảm, trong lãnh thổ của bất kỳ Quốc gia thành viên nào mà có một người bị tình nghi phạm tội cưỡng bức mất tích thì cần phải bắt giam người đó hoặc thực thi các biện pháp pháp lý cần thiết khác để đảm bảo sự hiện diện của tội phạm. Biện pháp giam giữ và các biện pháp pháp lý khác phải được xác định theo pháp luật của Quốc gia thành viên đó, nhưng chỉ được tiến hành trong khoảng thời gian cần thiết để đảm bảo sự hiện diện của người đó trong các thủ tục dẫn độ, bắt giữ hay tố tụng hình sự.

    2. Một Quốc gia thành viên đã thực hiện những biện pháp đã nêu ở khoản 1 của điều này cần ngay lập tức thực hiện việc thẩm vấn và điều tra sơ bộ để xác lập bằng chứng thực tế. Quốc gia đó phải thông báo cho các Quốc gia thành viên quy định trong khoản 1, Điều 9, những biện pháp phù hợp với khoản 1 của điều này, bao gồm cả việc tạm giam và các trường hợp bảo đảm tạm giam, và những kết quả của việc thẩm vấn và điều tra sơ bộ, chỉ ra rằng liệu có ý định thực hiện thẩm quyền của quốc gia đó.

    3. Bất cứ người nào bị giam giữ theo khoản 1 của điều này có thể liên lạc ngay lập tức với đại diện thích hợp gần nhất của quốc gia mà người đó mang quốc tịch, hoặc, nếu người đó là người không quốc tịch thì liên hệ với đại diện quốc gia mà người đó thường xuyên cư trú.

    Điều 11.

    1. Một người bị cáo buộc đã thực hiện hành vi cưỡng bức mất tích trong lãnh thổ thuộc thẩm quyền của Quốc gia thành viên khi bị tìm thấy, nếu không dẫn độ hay giao nộp người đó tới quốc thành viên khác theo các nghĩa vụ quốc tế hay giao nộp người đó cho một tòa án hình sự quốc tế được công nhận, thì sẽ đệ trình trường hợp đó tới các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành truy tố.

    2. Các cơ quan có thẩm quyền này cần đưa ra quyết định với phương thức giống như bất kỳ các trường hợp tội phạm thông thường vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Quốc gia thành viên. Trong những trường hợp được nêu trong khoản 2 của Điều 9, những tiêu chuẩn của bằng chứng cần thiết để truy tố và kết án sẽ không ít nghiêm ngặt hơn so với các quy định được áp dụng trong các trường hợp được đề cập trong khoản 1 của Điều 9.

    3. Bất cứ ai chống lại người mà thủ tục tố tụng có sự liên quan đến hành vi phạm tội cưỡng bức mất tích phải được đảm bảo xét xử công bằng trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng. Bất kỳ người nào bị xét xử vì hành vi phạm tội cưỡng bức mất tích sẽ được hưởng lợi từ một phiên tòa công bằng trước một tòa án hay trọng tài có thẩm quyền, độc lập và công bằng được thiết lập theo pháp luật.

    Điều 12.

    1. Mỗi Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ một cá nhân nào là đối tượng của việc cưỡng bức mất tích đều có quyền báo cáo tình trạng thực tế với các cơ quan chức năng, các cơ quan này phải thực hiện ngay lập tức và công bằng, không được trì hoãn để tiến hành điều tra một cách công bằng và kỹ lưỡng. Các bước tương ứng sẽ được thực hiện để đảm bảo rằng các nguyên đơn, các nhân chứng, những người họ hàng của người bị cưỡng bức mất tích và luật sư bảo vệ họ, cũng như những người tham gia trong cuộc điều tra, được bảo vệ chống lại mọi sự đe dọa hay sự ngược đãi như là hậu quả của đơn kiện hay bất cứ bằng chứng nào được đưa ra.

    2. Khi có những cơ sở hợp lý để tin rằng một người là đối tượng của hành vi cưỡng bức mất tích, những cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 điều này phải tiến hành một cuộc điều tra, thậm chí ngay cả khi không có đơn khiếu kiện chính thức.

    3. Mỗi Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 của điều này:

    a. Có các nguồn lực và thẩm quyền cần thiết để tiến hành cuộc điều tra hiệu quả, bao gồm tiếp cận nguồn tài liệu và các thông tin khác phù hợp với cuộc điều tra của họ;

    b. Có quyền tiếp cận, nếu cần thiết với sự cho phép trước của cơ quan tư pháp, trong đó quy định kịp thời về vấn đề này, đến bất kỳ nơi giam giữ hoặc nơi nào khác, nơi có căn cứ hợp lý để tin rằng người mất tích có thể có mặt.

    4. Mỗi Quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn và xử phạt các hành vi làm cản trở việc tiến hành điều tra. Cần phải đảm bảo rằng những người tình nghi phạm tội cưỡng bức mất tích không ở trong vị trí gây ảnh hưởng đến tiến độ của một cuộc điều tra bằng cách tạo áp lực hay hành vi đe dọa hoặc nhằm mục đích trả thù người khiếu nại, các nhân chứng, thân nhân của người cưỡng bức mất tích hoặc luật sư bào chữa của họ, hoặc bất kỳ người nào tham gia điều tra.

    Điều 13.

    1. Vì các mục đích dẫn độ giữa các Quốc gia thành viên, các tội phạm cưỡng bức mất tích không được coi là một tội phạm chính trị hay là một hành vi phạm tội được kết nối với một hành vi phạm tội chính trị hay là một hành vi phạm tội bắt nguồn từ động cơ chính trị. Theo đó, một yêu cầu dẫn độ dựa trên hành vi phạm tội như vậy có thể không được từ chối nếu chỉ dựa trên các căn cứ như vậy.

    2. Các tội phạm cưỡng bức mất tích được coi là tội phạm có thể dẫn độ trong bất kỳ hiệp ước dẫn độ nào đang tồn tại giữa Các Quốc gia thành viên trước khi Công ước này có hiệu lực.

    3. Các Quốc gia thực hiện quy định các tội phạm cưỡng bức mất tích như là một tội phạm có thể dẫn độ trong bất kỳ một hiệp ước dẫn độ nào sau đó sẽ được ký kết giữa các quốc gia đó.

    4. Nếu một Quốc gia thành viên thực hiện dẫn độ có điều kiện về sự tồn tại của một hiệp ước nhận được yêu cầu dẫn độ từ một Quốc gia thành viên khác mà không có hiệp ước dẫn độ, thì có thể xem xét Công ước này như là cơ sở pháp lý cần thiết cho việc dẫn độ đối với các hành vi phạm tội cưỡng bức mất tích.

    5. Các quốc gia mà không thực hiện dẫn độ có điều kiện trên cơ sở tồn tại của một hiệp ước công nhận tội phạm cưỡng bức mất tích như là một tội phạm có thể dẫn độ giữa các quốc gia đó với nhau.

    6. Trong mọi trường hợp, dẫn độ là đối tượng của các điều kiện được quy định bởi pháp luật của Quốc gia thành viên yêu cầu hoặc điều ước dẫn độ có thể áp dụng, bao gồm, cụ thể như các điều kiện liên quan đến các yêu cầu về hình phạt tối thiểu cho việc dẫn độ và các căn cứ theo đó Quốc gia thành viên yêu cầu có thể từ chối dẫn độ hoặc thực hiện dựa trên những điều kiện nhất định.

    7. Không có quy định nào trong Công ước này được hiểu là việc áp đặt một nghĩa vụ phải dẫn độ nếu Quốc gia thành viên yêu cầu có căn cứ quan trọng để tin rằng yêu cầu đã được thực hiện với mục đích truy tố hoặc trừng phạt một người trên cơ sở giới tính, tôn giáo, chủng tộc, quốc tịch, nguồn gốc dân tộc, quan điểm chính trị hoặc thành viên của một nhóm xã hội cụ thể, hoặc việc tuân thủ yêu cầu sẽ gây hại cho người đó cho bất kỳ một trong những lý do này.

    Điều 14.

    1. Các Quốc gia thành viên có thể cung cấp cho thành viên khác biện pháp trợ giúp pháp lý lẫn nhau tốt nhất để tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự đối với tội phạm cưỡng bức mất tích, bao gồm cả việc cung cấp các chứng cứ cần thiết cho quá trình tố tụng.

    2. Những sự trợ giúp pháp lý lẫn nhau như vậy phải tuân theo các điều kiện theo pháp luật quốc gia của Quốc gia thành viên được yêu cầu hoặc bằng các hiệp ước thích hợp về trợ giúp pháp lý lẫn nhau, bao gồm, cụ thể là, những điều kiện liên quan đến các căn cứ mà dựa vào đó Quốc gia thành viên được yêu cầu có thể từ chối nhận trợ giúp pháp lý lẫn nhau hoặc có thể đưa ra những điều kiện thực hiện.

    Điều 15.

    Các Quốc gia thành viên có thể hợp tác lẫn nhau và cần cung cấp cho nhau những biện pháp trợ giúp tốt nhất nhằm hỗ trợ các nạn nhân của việc cưỡng bức mất tích, và cả trong việc tìm kiếm, xác định và phóng thích cho người bị mất tích và, nếu người đó bị chết, trong việc khai quật và nhận dạng rồi chuyển thi hài của họ.

    Điều 16.

    1. Không một Quốc gia thành viên nào được phép trục xuất, trả lại, giao lại hay dẫn độ một người đến một quốc gia khác mà ở đó có những căn cứ xác đáng tin rằng người đó đang chịu nguy cơ của việc cưỡng bức mất tích.

    2. Với mục đích xác định liệu có những căn cứ như trên, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét những mối liên quan, bao gồm, sự tồn tại ở quốc gia có liên quan đến hành vi vi phạm ở phạm vi rộng, trắng trợn hoặc những vi phạm hàng loạt về nhân quyền hoặc vi phạm nghiêm trọng đến luật nhân đạo quốc tế.

    Điều 17.

    1. Không ai bị giam giữ một cách bí mật.

    2. Không ảnh hưởng đến các nghĩa vụ quốc tế khác của các Quốc gia thành viên đối với việc tước quyền tự do, mỗi Quốc gia thành viên, trong luật pháp của nó phải:

    a. Thiết lập các điều kiện theo đó các quy định về tước quyền tự do có thể được tiến hành;

    b. Xác định những cơ quan có thẩm quyền thực hiện tước quyền tự do;

    c. Bảo đảm rằng bất kỳ người nào bị tước đoạt tự do sẽ chỉ phải thực hiện tại những nơi được công nhận và giám sát chính thức về việc tước bỏ quyền tự do;

    d. Bảo đảm rằng bất kỳ người nào bị tước mất tự do phải được quyền liên lạc với và được gia đình của mình viếng thăm, luật sư hay bất kỳ người nào khác theo sự lựa chọn của họ đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, hoặc, nếu anh ta hoặc cô là người nước ngoài, được liên lạc với các cơ quan lãnh sự của mình, phù hợp với luật pháp quốc tế thích hợp;

    e. Đảm bảo sự tiếp cận của các cơ quan có thẩm quyền và được ủy quyền và các tổ chức đến những nơi người đang bị tước quyền tự do, nếu cần thiết với sự cho phép trước từ một cơ quan tư pháp;

    f. Bảo đảm rằng bất kỳ người nào bị tước quyền tự do hoặc, trong trường hợp bị tình nghi thực hiện việc cưỡng bức mất tích, kể từ khi người mất tự do không có khả năng thực hiện quyền này, bất kỳ người nào có một quan tâm chính đáng, chẳng hạn như thân nhân của người bị tước đoạt tự do, đại diện hoặc luật sư của họ, trong mọi trường hợp, có quyền tham gia tố tụng trước tòa án, để tòa án có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc tước quyền tự do và ra quyết định thả người nếu việc tước bỏ tự do như vậy là không hợp pháp.

    3. Mỗi Quốc gia thành viên bảo đảm việc tập hợp và duy trì một hoặc nhiều sổ sách chính thức cập nhật và / hoặc hồ sơ của những người mất tự do, được thực hiện kịp thời, theo yêu cầu, đến bất kỳ cơ quan tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền khác hoặc tổ chức có thẩm quyền với mục đích theo pháp luật của Quốc gia thành viên có liên quan hoặc bất kỳ thiết chế pháp lý quốc tế thích hợp mà quốc gia liên quan là thành viên. Những thông tin chứa đựng trong đó sẽ bao gồm, tối thiểu như:

    a. Việc nhận dạng của người mất tự do;

    b. Ngày, giờ và địa điểm nơi người bị mất tự do và xác định cơ quan đã tước đi tự do của người đó;

    c. Cơ quan đã ra quyết định tước quyền tự do và các căn cứ để tước quyền tự do;

    d. Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc tước quyền tự do;

    e. Nơi tước bỏ sự tự do, ngày và thời gian xác định nơi tước bỏ sự tự do và cơ quan chịu trách nhiệm về nơi tước bỏ sự tự do;

    f. Các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe của người mất tự do;

    g. Trong trường hợp tử vong trong thời gian tước sự tự do, các hoàn cảnh và nguyên nhân của cái chết và nơi chuyển thi hài;

    h. Ngày và thời gian phóng thích hoặc chuyển đến một nơi giam giữ khác, nơi đến và cơ quan chịu trách nhiệm chuyển giao.

    Điều 18.

    1. Theo Điều 19 và 20, các Quốc gia thành viên cần đảm bảo rằng bất cứ ai có quan tâm hợp pháp đến những thông tin này, như thân nhân của người bị tước đoạt quyền tự do, hay các đại diện hoặc luật sư của họ, được phép tiếp cận ít nhất một trong những thông tin sau:

    a. Nhà chức trách đã ra lệnh tước đoạt quyền tự do;

    b. Ngày, giờ và địa điểm mà người bị tước quyền tự do và nhận vào nơi tước quyền tự do;

    c. Các cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc tước đoạt quyền tự do;

    d. Địa chỉ cư trú của người bị tước quyền tự do, bao gồm cả việc bị trung chuyển sang nơi khác chịu chế tài tước quyền tự do, điểm đến và những nhà chức trách có trách nhiệm trung chuyển;

    e. Ngày, giờ và nơi được tha bổng;

    f. Các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe của người bị tước quyền tự do

    g. Trong trường hợp tử vong khi bị tước quyền tự do, các trường hợp và nguyên nhân dẫn đến tử vong và nơi chôn cất thi thể.

    2. Khi cần thiết, các biện pháp phù hợp phải được tiến hành, để bảo vệ cho những người nêu ở khoản 1 của điều này cùng với những người tham gia trong quá trình điều tra khỏi bất kỳ sự ngược đãi, đe dọa, hay bị xử phạt như là kết quả của việc tìm kiếm thông tin liên quan đến người bị tước bỏ quyền tự do.

    Điều 19.

    1. Những thông tin cá nhân, bao gồm cả các dữ liệu về y tế và gen, mà được thu thập hoặc truyền đi trong khuôn khổ của việc tìm kiếm người bị mất tích không được phép sử dụng hay cung cấp cho những mục đích khác hơn là mục đích tìm kiếm người bị mất tích. Điều này không ảnh hưởng đến việc sử dụng những thông tin đó cho các thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến tội phạm cưỡng bức mất tích hoặc thực hiện các quyền được nhận bồi thường.

    2. Việc thu thập, xử lý, sử dụng và lưu trữ thông tin cá nhân, bao gồm cả dữ liệu về tình trạng y tế và gen, không được vi phạm hoặc có khả năng xâm phạm đến nhân quyền, quyền tự do cơ bản hoặc nhân phẩm của cá nhân.

    Điều 20.

    1. Khi một người đặt dưới sự bảo hộ của pháp luật và sự tước đoạt quyền tự do là đối tượng của việc kiểm soát tư pháp, thì có thể quyền đối với thông tin được nêu tại Điều 18 là bị cấm, trên cơ sở ngoại lệ, khi thực sự cần thiết và khi được luật pháp hỗ trợ, và nếu việc truyền tải thông tin có thể có ảnh hưởng bất lợi tới tính riêng tư hoặc an toàn của con người, cản trở việc điều tra hình sự, hay những nguyên nhân tương ứng khác theo quy định của pháp luật trong nước, và phù hợp với luật pháp quốc tế thích hợp và các mục tiêu của Công ước này. Không có trường hợp nào có thể bị cấm trong quyền thông tin được nêu trong Điều 18 có thể cấu thành hành vi quy định tại Điều 2 hay vi phạm khoản 1 của Điều 17.

    2. Không ảnh hưởng đến việc xem xét tính hợp pháp của hành vi tước đoạt quyền tự do của con người, các Quốc gia thành viên phải đảm bảo những người được nêu trong khoản 1 của Điều 18, có quyền được sự bồi thường pháp lý hiệu quả và kịp thời như là một phương tiện để có được thông tin mà không bị trì hoãn như đã nêu trong đoạn 1 của Điều 18. Quyền này không thể bị đình chỉ hay bị cấm trong bất cứ trường hợp nào.

    Điều 21.

    Mỗi Quốc gia thành viên cần thực hiện các biện pháp cần thiết để chắc chắn rằng người bị tước quyền tự do được phóng thích một cách đáng tin cậy cho phép xác minh là người đó thực sự được phóng thích. Mỗi một Quốc gia thành viên cũng cần thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo sự toàn vẹn về thể chất và khả năng của người đó thực hiện đầy đủ các quyền tại thời điểm được phóng thích, không ảnh hưởng đến bất cứ nghĩa vụ nào mà người đó có thể phải thực hiện theo luật pháp quốc gia.

    Điều 22.

    Không ảnh hưởng đến Điều 6, mỗi Quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn và xử phạt đối với hành vi sau:

    1. Làm chậm hoặc cản trở các biện pháp được nêu trong khoản 2 (mục f) của Điều 7, và khoản 2 của Điều 20;

    2. Không ghi hồ sơ việc tước đoạt quyền tự do của người khác, hoặc những bản ghi chép thông tin mà quan chức có trách nhiệm về đăng ký chính thức đã biết hoặc cần phải biết về sự thiếu chính xác;

    3. Từ chối cung cấp thông tin về việc tước đoạt quyền tự do của người khác, hoặc cung cấp thông tin lệch lạc, ngay cả khi những thông tin được cung cấp đó tuân thủ theo các điều kiện pháp lý.

    Điều 23.

    1. Mỗi một Quốc gia thành viên sẽ đảm bảo rằng việc đào tạo nhân viên thực thi pháp luật, sĩ quan hay dân quân, bác sĩ, viên chức và những người khác có thể liên quan đến việc chăm sóc hay đối xử bất kỳ người nào bị mất tự do bao gồm sự giáo dục cần thiết và những thông tin liên quan đến những quy định thích hợp của Công ước này, để:

    a. Ngăn chặn sự liên quan của những viên chức như trên vào các trường hợp mất tích cưỡng bức;

    b. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn và điều tra liên quan đến các trường hợp mất tích cưỡng bức;

    c. Đảm bảo rằng nhu cầu khẩn cấp để giải quyết những trường hợp mất tích cưỡng bức được công nhận.

    2. Mỗi Quốc gia thành viên cần đảm bảo để những mệnh lệnh hoặc hướng dẫn quy định, cho phép hay khuyến khích hành vi cưỡng bức mất tích là bị nghiêm cấm. Cũng cần đảm bảo rằng những người từ chối thi hành những mệnh lệnh đó sẽ không bị xử phạt.

    3. Mỗi Quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho những người đã nói trong đoạn 1 của điều này có lý do để tin rằng hành vi cưỡng bức mất tích đã xảy ra hoặc được lên kế hoạch báo cáo vụ việc cho cấp quản lý và, khi cần, cho những quan chức hay chính quyền được ủy nhiệm có quyền lực xem xét lại hoặc bồi thường.

    Điều 24.

    1. Vì mục đích của Công ước này, “nạn nhân” có nghĩ là người bị mất tích và bất kỳ cá nhân nào chịu sự hãm hại như là hậu quả trực tiếp của việc cưỡng bức mất tích.

    2. Mỗi nạn nhân đều có quyền được biết sự thật về các hoàn cảnh cưỡng bức mất tích, tiến trình và các kết quả của việc điều tra và số phận của người bị mất tích. Mỗi Quốc gia thành viên sẽ thực hiện các giải pháp thích hợp về vấn đề này.

    3. Mỗi Quốc gia thành viên sẽ thực hiện các giải pháp phù hợp để tìm kiếm, xác định và giải cứu những người bị mất tích và, trong trường hợp bị chết, để xác định, bảo vệ và đưa thi thể của họ trở về với gia đình.

    4. Mỗi quốc gia phải đảm bảo rằng trong hệ thống pháp lý của mình các nạn nhân của việc mất tích cưỡng bức có quyền nhận được đền bù và bồi thường nhanh chóng, công bằng và hợp lý.

    5. Quyền được bồi thường quy định tại khoản 4 của điều này bao gồm những thiệt hại vật chất và tinh thần, và các hình thức phù hợp khác như sau:

    a. Phục hồi tình trạng ban đầu;

    b. Khôi phục lại danh dự, sức khỏe;

    c. Bồi thường, bao gồm phục hồi về nhân phẩm và danh tiếng;

    d. Sự bảo lãnh để tình trạng đó không bị tái diễn.

    6. Không có thành kiến đối với nghĩa vụ để tiếp tục điều tra cho đến khi số phận của người mất tích được làm rõ, mỗi Quốc gia thành viên sẽ có các bước đi thích hợp đối với tình trạng pháp lý của người bị mất tích mà số phận của họ không được làm rõ và của thân nhân của họ, trong các lĩnh vực như an sinh xã hội, vấn đề tài chính, luật gia đình và quyền sở hữu.

    7. Mỗi một Quốc gia thành viên bảo đảm quyền thành lập và tham gia một cách tự do trong các tổ chức và hiệp hội có liên quan đến các hoàn cảnh cưỡng bức mất tích và số phận của những người mất tích, và để trợ giúp các nạn nhân của việc cưỡng bức mất tích.

    Điều 25.

    1. Mỗi Quốc gia thành viên sẽ thực hiện những giải pháp cần thiết để ngăn ngừa và trừng trị theo luật hình sự của nước mình:

    a. Việc di chuyển trái phép trẻ em, những trẻ em bị ép buộc cưỡng bức mất tích, trẻ em mà bố, mẹ hoặc người đại diện theo pháp lý là đối tượng của việc cưỡng bức mất tích hoặc trẻ em được sinh ra trong tình trạng bị giam cầm của người mẹ là đối tượng của việc cưỡng bức mất tích;

    b. Làm giả, che giấu hoặc phá hủy các tài liệu làm chứng cứ cho việc xác minh sự thật về trẻ em được quy định tại đoạn (a) ở trên.

    2. Mỗi Quốc gia thành viên phải thực hiện các giải pháp cần thiết để tìm kiếm và nhận biết trẻ em được quy định tại khoản 1 (a) của điều này và đưa chúng trở về gia đình của mình, tuân thủ các thủ tục pháp lý và các thỏa thuận quốc tế thích hợp.

    3. Các Quốc gia thành viên sẽ hỗ trợ các quốc gia khác trong việc tìm kiếm, nhận biết và xác định trẻ em là đối tượng được quy định tại đoạn (1) của điều này.

    4. Do sự cần thiết phải bảo vệ lợi ích tốt nhất của trẻ em nêu tại khoản 1 (a) của điều này và quyền của trẻ em được duy trì, hoặc tái lập danh tính của chúng, bao gồm quốc tịch, tên và các quan hệ gia đình đã được pháp luật công nhận, các Quốc gia thành viên công nhận một hệ thống nhận con nuôi hoặc hình thức khác về thân thế của trẻ em phải có thủ tục pháp lý tại chỗ để xem xét thủ tục nhận con nuôi hoặc vị thế của trẻ em, và, khi thích hợp, bãi bỏ bất kỳ việc nhận con nuôi mà bắt nguồn từ một sự cưỡng bức mất tích.

    5. Trong mọi trường hợp, và cụ thể trong các trường hợp liên quan tới điều này, những lợi ích tốt nhất của trẻ em sẽ là mối quan tâm hàng đầu, và một đứa trẻ có khả năng thể hiện các quan điểm của mình phải có quyền thể hiện quan điểm đó một cách tự do, các quan điểm của trẻ em được tính đến dựa trên độ tuổi và sự trưởng thành của đứa trẻ.

    PHẦN II

    Điều 26.

    1. Một Ủy ban về vấn đề cưỡng bức mất tích (sau đây gọi là “the Committee”) sẽ được thành lập để thực hiện các chức năng được quy định Công ước này. Ủy ban gồm mười chuyên gia có tư cách đạo đức tổt và có vị thế được công nhận trong lĩnh vực quyền con người, những người có trách nhiệm thực hiện công việc bằng năng lực cá nhân của họ và được độc lập và vô tư khi làm việc. Các thành viên của Ủy ban sẽ được lựa chọn bởi các Quốc gia thành viên theo sự phân bố công bằng về mặt địa lý. Do đó phải tính đến sự tham gia hiệu quả vào công việc của các Ủy ban của người có kinh nghiệm pháp lý phù hợp và tính đến đại diện cân bằng về giới tính.

    2. Các thành viên của Ủy ban phải được bầu bằng bỏ phiếu kín từ một danh sách những người được đề cử bởi các Quốc gia thành viên từ các công dân của họ, tại cuộc họp hai năm một lần của các quốc gia do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc triệu tập vì mục đích này.Tại các cuộc họp này, hai phần ba các Quốc gia thành viên sẽ là số đại biểu tối thiểu cần thiết, những người được bầu vào Ủy ban phải là những người đạt được số phiếu lớn nhất và chiếm  đa số tuyệt đối số phiếu của các đại diện của các quốc gia có mặt và biểu quyết.

    3. Cuộc bầu cử đầu tiên sẽ được tổ chức không muộn hơn sáu tháng sau ngày có hiệu lực của Công ước này. Bốn tháng trước ngày bắt đầu của mỗi cuộc to bầu cử, Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc sẽ gửi một bức thư cho các Quốc gia thành viên mời họ đệ trình đề cử trong vòng ba tháng. Tổng Thư ký sẽ chuẩn bị một danh sách theo thứ tự chữ cái của tất cả những người được đề cử như vậy, theo đó Quốc gia thành viên mà đề cử ứng cử viên sẽ đệ trình danh sách này tới tất cả các Quốc gia thành viên.

    4. Các thành viên của Ủy ban sẽ được bầu với nhiệm kỳ bốnyears. năm. Họ sẽ được tái cử một lần. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của năm ;thành viên được bầu tại cuộc bầu cử đầu tiên sẽ hết hạn khi kết thúc hai năm; ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên, tên của những năm thành viên được chủ tịch của cuộc họp, được nêu tại khoản 2 của điều này, lựa chọn bằng cách rút thăm.

    5. Nếu một thành viên của Ủy ban chết hoặc từ chức hoặc vì bất kỳ lý do nào khác không thể thực hiện các nhiệm vụ của mình, các Quốc gia thành viên đã đề cử thành viên đó sẽ, phù hợp với các tiêu chí đặt ra trong khoản 1 của điều này, chỉ định một ứng cử viên khác trong số các công dân của mình để thực hiện nhiệm kỳ của thành viên đó, khi được sự thông qua của đa số các Quốc gia thành viên Sự thông qua như vậy sẽ được xem là đã đạt được, trừ khi một nửa hoặc nhiều hơn các quốc gia phản đối trong vòng sáu tuần sau khi được Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc thông báo về sự bổ nhiệm được đề xuất..

    6. Ủy ban sẽ thiết lập các quy tắc riêng của mình về thủ tục.

    7. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ cung cấp cho Ủy ban những công cụ, phương tiện và đội ngũ nhân viên cho việc thực hiện hiệu quả các chức năng của mình. Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của Ủy ban.

    8. Các thành viên của Ủy ban sẽ được trao cho các phương tiện, các quyền ưu đãi và miễn trừ của các chuyên gia đang thực thi nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc, như đã được quy định trong Công ước về các quyền Ưu đãi và miễn trừ của Liên Hợp Quốc.

    9. Mỗi Quốc gia thành viên sẽ hợp tác với Ủy ban và hỗ trợ các thành viên của mình trong việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của họ, trong phạm vi các chức năng của Ủy ban mà các Quốc gia thành viên đã chấp nhận.

    Điều 27.

    Một Hội nghị của các Quốc gia thành viên sẽ diễn ra vào bốn năm đầu tiên và 6 năm sau khi Công ước có hiệu lực để đánh giá các chức năng của Ủy ban và để quyết định theo thủ tục được quy định tại Điều 44, khoản 2, liệu nó có phù hợp để chuyển giao cho cơ quan khác – không bao gồm bất kỳ khả năng nào – giám sát của công ước này, theo các chức năng được quy định tại các Điều 28 và 36.

    Điều 28.

    1. Trong khuôn khổ thẩm quyền theo Công ước, Ủy ban sẽ hợp tác với các cơ quan, văn phòng, chi nhánh thích hợp của Liên Hợp Quốc, với các cơ quan điều ước được thiết lập bởi các thiết chế quốc tế, với các thủ tục đặc biệt của Liên Hợp Quốc và với các cơ quan hay các tổ chức liên chính phủ khu vực thích hợp, cũng như với các viện, cơ quan, văn phòng quốc gia thích hợp thực hiện công việc bảo vệ tất cả mọi người chống lại việc mất tích cưỡng bức.

    2. Khi thực hiện xong nhiệm vụ của mình, Ủy ban sẽ tư vấn các cơ quan điều ước khác thiết lập các thiết chế nhân quyền quốc tế phù hợp, cụ thể Ủy ban Nhân quyền được thành lập bởi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, nhằm đảm bảo sự phù hợp của các nhận xét và khuyến nghị tương ứng.

    Điều 29.

    1. Mỗi Quốc gia thành viên sẽ đệ trình lên Ủy ban, thông qua Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc, một báo cáo về các giải pháp để thực hiện hiệu quả các nghĩa vụ của mình theo Công ước, trong vòng hai năm sau khi Công ước có hiệu lực cho quốc gia quan tâm.

    2. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển báo cáo này đến tất cả các Quốc gia thành viên.

    3. Mỗi một báo cáo sẽ được xem xét bởi Ủy ban, Ủy ban sẽ đưa ra các nhận xét, bình luận và các khuyến nghị về báo cáo đó. Các nhận xét, bình luận và khuyến nghị sẽ được chuyển đến quốc quốc gia liên quan, quốc gia có thể có trách nhiệm đối với báo cáo đó, tới quốc gia đã chủ động hay đề nghị Ủy ban.

    4. Ủy ban cũng có thể đề nghị các Quốc gia thành viên cung cấp thêm thông tin về việc thực hiện công ước này.

    Điều 30.

    1.1. Một đề xuất rằng một người bị mất tích phải được tìm kiếm có thể đệ trình lên Ủy ban, như là một vấn đề khẩn cấp, bởi thân nhân của người mất tích hay những người đại diện hợp pháp của họ, luật sư của họ hay bất kỳ người nào có thẩm quyền với họ, cũng như với bất kỳ người nào khác có mối quan tâm hợp pháp.

    2. Nếu Ủy ban xem xét rằng một đề xuất cho hành động khẩn cấp theo khoản 1 của điều này:

    a. Không phải rõ ràng không thể tìm được;

    b. Không phải là sự lạm dụng quyền đệ trình những đề xuất như vậy

    c. Đã thực sự được xem xét thích đáng của các cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia thành viên, như thẩm quyền thực hiện việc điều tra, nơi người mất tích có khả năng tồn tại;

    d. Phù hợp với các quy định của Công ước này; và

    e. Vần đề này đang không được giải quyết theo một thủ tục khác của việc điều tra hay giải quyết quốc tế có cùng bản chất;

    Ủy ban sẽ đề nghị Quốc gia thành viên có liên quan cung cấp thông tin về tình trạng của những người cần tìm kiếm, trong một khoảng thời gian do Ủy ban thiết lập.

    3. Sau khi xem xét kỹ lưỡng các thông tin do các Quốc gia thành viên liên quan cung cấp theo khoản 2 của điều này, Ủy ban có thể chuyển các khuyến nghị tới Quốc gia thành viên, bao gồm đề nghị để Quốc gia thành viên thực hiện những giải pháp cần thiết, bao gồm cả các biện pháp tạm thời, để xác định và bảo vệ người có liên quan trong Công ước này và để thông báo cho Ủy ban, trong một khoảng thời gian cụ thể, những biện pháp được thực hiện, tính đến sự khẩn cấp của tình huống. Ủy ban cũng sẽ thông báo cho người đệ trình đề xuất hành động khẩn cấp về các khuyến nghị của nó và những thông tin do các quốc gia cung cấp khi nó có hiệu lực.

    4. Ủy ban phải tiếp tục những nỗ lực của mình để hợp tác với Quốc gia thành viên liên quan chừng nào mà số phận của những người cần tìm kiếm vẫn chưa được xác định. Người đề xuất sẽ tiếp tục được thông báo.

    Điều 31

    1. Một Quốc gia thành viên tại thời điểm phê chuẩn Công ước này hoặc bất kỳ thời điểm nào sau khi tuyên bố rằng quốc gia đó công nhận thẩm quyền của Ủy ban để tiếp nhận hay xem xét các thông tin từ/hoặc nhân danh các cá nhân thuộc thẩm quyền của nó được xác định là các nạn nhân của một sự vi phạm của Quốc gia thành viên theo các quy định này của Công ước này. Ủy ban sẽ không được xem xét bất kỳ thông tin nào liên quan đến một Quốc gia thành viên mà không đưa ra một tuyên bố như vậy.

    2. Ủy ban sẽ xem xét một thông tin không được tiếp nhận khi:

    a. Thông tin nặc danh;

    b. Thông tin nhằm lạm dụng quyền đệ trình hoặc thông tin không phù hợp với các quy định của Công ước này;

    c. Cùng một vấn đề đang được giải quyết dưới một thủ tục điều tra và giải quyết khác về cùng bản chất; hoặc khi

    d. Tất cả các giải pháp trong nước có thể thực hiện hiệu quả đã sử dụng hết.

    Quy định này không áp dụng khi việc áp dụng các giải pháp không hợp lý kéo dài.

    3. Khi Ủy ban xem xét rằng thông tin đáp ứng các yêu cầu theo khoản 2 của điều này, nó sẽ chuyển thông tin cho các Quốc gia thành viên liên quan, đề nghị quốc gia đó cung cấp các nhận xét và bình luận trong một khoảng thời gian nhất định cho Ủy ban đặt ra.

    4. Ở bất kỳ thời điểm nào sau khi nhận được thông tin và trước khi quyết định vấn đề cần giải quyết, Ủy ban có thể chuyển giao cho các quốc gia việc xem xét khẩn cấp đề xuất của nó để Quốc gia thành viên sẽ thực hiện các giải pháp tạm thời ở mức độ cần thiết nhằm tránh thiệt hại có khả năng xảy ra đối với các nạn nhân của vụ vi phạm được viện dẫn. Khi Ủy ban tự mình quyết định hành động, thì không ám chỉ một sự chấp nhận hay dựa trên tinh thần của hoạt động truyền thông.

    5.5. Ủy ban sẽ tổ chức các cuộc họp kín khi xác định tình huống theo điều này. Nó sẽ thông báo cho cơ quan truyền thông có trách nhiệm trả lời của các quốc gia liên quan. Khi Ủy ban quyết định hoàn thành thủ tục, nó sẽ thể hiện các quan điểm của mình đến các Quốc gia thành viên và cơ quan truyền thông.

    Điều 32.

    Một Quốc gia thành viên của Công ước này tại bất kỳ thời điểm nào có thế tuyên bố rằng nó công nhận thẩm quyền của Ủy ban với việc tiếp nhận và xem xét các thông tin trong đó một Quốc gia thành viên yêu sách rằng một Quốc gia thành viên khác không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của nó theo Công ước này. Ủy ban sẽ không tiếp nhận các thông tin liên quan tới một Quốc gia thành viên mà không đưa ra một tuyên bố như vậy, hay những thông tin từ một Quốc gia thành viên khác đã không đưa ra một tuyên bố như vậy.

    Điều 33.

    1. Khi Ủy ban tiếp nhận thông tin chắc chắn xác định rằng một Quốc gia thành viên đang vi phạm nghiêm trọng các quy định của Công ước này, nó có thể, sau khi tham khảo Quốc gia thành viên liên quan, đề xuất một hay nhiều thành viên của nó thực hiện việc viếng thăm và báo cáo ngay lập tức tới Ủy ban.

    2. Ủy ban sẽ thông báo cho Quốc gia thành viên liên quan, bằng văn bản, ý định của mình về việc tổ chức việc viếng thăm, thông báo sơ lược thành phần của phái đoàn và mục đích của chuyến viếng thăm. Quốc gia thành viên sẽ trả lời Ủy ban trong một khoảng thời gian hợp lý.

    3. Dựa trên đề xuất cụ thể của Quốc gia thành viên, Ủy ban có thể quyết định hoãn hay hủy chuyến viếng thăm của mình.

    4. Nếu Quốc gia thành viên đồng ý về việc viếng thăm, Ủy ban và Quốc gia thành viên liên quan sẽ làm việc cùng nhau để xác định thể thức của chuyến viếng thăm và Quốc gia thành viên sẽ cung cấp cho Ủy ban tất cả các phương tiện cần thiết cho việc thực hiện thành công chuyến viếng thăm.

    5. Sau chuyến viếng thăm đó, Ủy ban sẽ thông tin đến Quốc gia thành viên liên quan về những nhận xét và các khuyến nghị của mình.

    Điều 34.

    Nếu Ủy ban tiếp nhận các thông tin có sự xác định rõ ràng rằng việc cưỡng bức mất tích đang diễn ra một cách phổ biến và có hệ thống trong lãnh thổ thuộc thẩm quyền của một Quốc gia thành viên, Ủy ban có thể, sau khi tìm kiếm mọi thông tin phù hợp từ Quốc gia thành viên có liên quan, khẩn trương đưa vấn đề đó ra trước Đại Hội đồng, thông qua Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

    Điều 35.

    1. 1. Ủy ban sẽ chỉ có thẩm quyền với các trường hợp cưỡng bức mất tích mà đã được đưa ra sau khi Công ước có hiệu lực.

    2. 2. Nếu một Quốc gia trở thành thành viên của Công ước này sau khi nó có hiệu lực, các nghĩa vụ của quốc gia đó với Ủy ban sẽ chỉ liên quan tới các trường hợp cưỡng bức mất tích đã được đưa ra sau khi Công ước có hiệu lực đối với quốc gia có liên quan.

    Điều 36.

    1. Ủy ban sẽ đệ trình một báo cáo về các hoạt động của mình theo Công ước này tới các Quốc gia thành viên và tới Đại Hội đồng của Liên Hợp Quốc.

    2. Trước khi một nhận xét về một Quốc gia thành viên được công bố trong báo cáo thường niên, Quốc gia thành viên liên quan sẽ được thông báo trước và sẽ có thời gian hợp lý để trả lời. Quốc gia thành viên có thể đề nghị xuất bản những nhận xét và bình luận của nó trong báo cáo.

    PHẦN III

    Điều 37.

    Không có bất kỳ quy định nào trong Công ước này ảnh hưởng tới bất kỳ quy định nào mà nhằm giúp đỡ hơn nữa việc bảo vệ mọi người từ việc cưỡng bức mất tích và có thể nằm trong:

    1. Pháp luật của một Quốc gia thành viên;

    2. Luật quốc tế có hiệu lực đối với quốc gia đó.

    Điều 38.

    1.1. Công ước này mở để ký cho tất cả các Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc.

    2.2. Công ước này là đối tượng để phê chuẩn bởi tất cả các Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được lưu chiểu với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

    3.3. Công ước này để mở cho tất cả các quốc gia của Liên Hợp Quốc gia nhập. Việc gia nhập sẽ được xác nhận bằng việc lưu chiểu văn kiện gia nhập lên Tổng Thư ký.

    Điều 39.

    1.1. Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau ngày nộp văn kiện lưu chiểu lên Tổng Thư ký của văn kiện phê chuẩn hay gia nhập thứ 20.

    2.2. Đối với mỗi quốc gia phê chuẩn hay gia nhập Công ước này sau khi có lưu chiểu thứ 20 của các văn kiện gia nhập hay phê chuẩn, Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau ngày lưu chiểu các văn kiện phê chuẩn hay gia nhập của quốc gia đó.

    Điều 40.

    Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo với tất cả các Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc và tất cả các quốc gia đã ký hay gia nhập Công ước này về:

    1. Các hoạt động ký, phê chuẩn và gia nhập theo Điều 38;

    2. Ngày có hiệu lực của Công ước này theo Điều 39.

    Điều 41.

    Những quy định của Công ước này sẽ áp dụng cho tất cả các bang của các nhà nước liên bang mà không có bất kỳ sự giới hạn hay ngoại lệ nào.

    Điều 42.

    1.1. Bất kỳ tranh chấp nào giữa hai hay nhiều Quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước này mà vấn đề không thể giải quyết thông qua đàm phán hay bằng các thủ tục được quy định trong Công ước, sẽ đề xuất với một trong các bên, đệ trình lên trọng tài. Nếu trong vòng sáu tháng kể từ ngày đề xuất giải quyết bằng trọng tài, các thành viên không đạt được thỏa thuận về tổ chức trọng tài, thì bất cứ bên nào trong số các quốc gia này đều có thể chuyển tranh chấp này đến Tòa án Công lý quốc tế thông qua trình tự phù hợp với Quy chế của Tòa án

    2.2. Một Quốc gia, tại thời điểm ký hay phê chuẩn Công ước này hoặc gia nhập, có thể tuyên bố rằng nó không chịu ràng buộc bởi quy định tại khoản 1 điều này. Các Quốc gia thành viên khác sẽ không bị trói buộc bởi khoản 1 của điều này đối với bất kỳ quốc gia nào đã đưa ra tuyên bố như vậy.

    3.3. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào đưa ra tuyên bố theo các quy định tại khoản 2 điều này có thể rút tuyên bố ở mọi thời điểm và thông báo lên Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc.

    Điều 43.

    Công ước này không làm ảnh hưởng đến các quy định của luật nhân đạo quốc tế, bao gồm các nghĩa vụ của các Quốc gia thành viên đối với bốn Công ước Geneva ngày 12 tháng 8 năm 1949 và hai Nghị định thư bổ sung kèm theo ngày 8 tháng 6 năm 1977, hoặc đối với cơ hội cho bất kỳ Quốc gia thành viên nào để thực hiện thẩm quyền của Hội chữ thập đỏ quốc tế thăm viếng những nơi giam giữ trong những tình huống không được quy định trong luật nhân đạo quốc tế.

    Điều 44.

    1.1. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào trong Công ước này đều có thể đề xuất một sự sửa đổi hay chỉnh lý nó với Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sau đó sẽ chuyển vấn đề sửa đổi được đề xuất đó tới các Quốc gia thành viên của Công ước này với đề nghị tổ chức một hội nghị của Quốc gia thành viên với mục đích xem xét và bỏ phiếu cho đề nghị trênproposal.. Trong vòng bốn tháng tính từ ngày thông báo như vậy phải có ít nhất một phần ba các Quốc gia thành viên ủng hộ cho hội nghị như vậy, Tổng Thư ký sẽ triệu tập hội nghị dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.

    2.2. Bất kỳ một sự sửa đổi nào được thông qua bởi đa số hai phần ba các Quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu tại hội nghị sẽ được đệ trình lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc để tất cả các Quốc gia thành viên chấp nhận.

    3.3. Một sự sửa đổi được thông qua theo khoản 1 của điều này sẽ có hiệu lực khi hai phần ba các Quốc gia thành viên của Công ước chấp nhận theo thủ tục hợp hiến của họ.processes.

    4.4. Khi những vấn đề sửa đổi có hiệu lực, các Quốc gia thành viên khác sẽ vẫn bị trói buộc bởi các quy định của Công ước này và bất kỳ một sự sửa đổi sớm hơn nào mà các quốc gia đó đã chấp nhận.

    Điều 45.

    1.1. Công ước này được làm thành các bản bằng tiếng Ả-rập, Trung Quốc, Pháp, Anh, Nga và Tây Ban Nha, sáu bản này có giá trị pháp lý như nhau, sẽ được lưu chiểu bởi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

    2.2. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển giao các bản sao Công ước tới tất cả các quốc gia theo quy định tại Điều 38.

     

     

     

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích, 2006 (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X