hieuluat

Nghị định 36/CP bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:36/CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Võ Văn Kiệt
    Ngày ban hành:29/05/1995Hết hiệu lực:25/07/2001
    Áp dụng:01/08/1995Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:An ninh trật tự, Giao thông
  • NGHị địNH

    NGHị địNH

    CủA CHíNH PHủ Số 36/CP NGàY 29 THáNG 5 NăM 1995

    Về BảO đảM TRậT Tự AN TOàN GIAO THôNG

    đườNG Bộ Và TRậT Tự AN TOàN GIAO THôNG đô THị

     

    CHíNH PHủ

     

    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

    NGHị địNH

    CHươNG I
    NHữNG QUY địNH CHUNG

     

    Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này "Điều lệ an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị"; Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.

     

    Điều 2.-Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi cá nhân có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật an toàn giao thông đô thị.

    Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy dịnh về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật an toàn giao thông đô thị.

     

    Điều 3.- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia, giáo dục, động viên nhân dân và giám sát việc thi hành các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật an toàn giao thông đô thị.

     

    Điều 4.-

    1/ Mọi hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị phải được xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật. Khi xử lý phải căn cứ vao lỗi của người vi phạm, không được phân biệt đối tượng là người đi bộ, người điều khiển phương tiên thô sơ hay cơ giới. Thực hiện mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Đối với phương tiện tham gia giao thông thuê người lái xe, cần phân biệt trách nhiệm của người lái và của chủ sở hưu phương tiện.

    2/ Những người lợi dụng việc xẩy ra tai nạn mà xúi dục, gây sức ép, làm cản trở cho việc xử lý cũng bị xử lý theo pháp luật.

    3/ Những người thi hành công vụ về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị như: tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, cấp giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành, kiểm tra an toàn kỹ thuật, đăng ký phương tiện ... không làm tròn trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà bị xử lý nghiêm theo pháp luật.

    CHươNG II

    QUảN Lý NHà NướC Về TRậT Tự AN TOàN GIAO THôNG đườNG Bộ
    Và TRậT Tự AN TOàN GIAO THôNG đô THị

     

    Điều 5.- Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Giao thông vận tải:

    1/ Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật các công trình giao thông đường bộ và các quy định sử dụng nhằm bảo đảm an toàn giao thông đường bộ; định kỳ kiểm tra các công trình giao thông và thông báo kịp thời để người sử dụng được an toàn.

    2/ Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng kỹ thuật các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và cấp giấy phép lưu động theo định kỳ.

    3/ Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục để cấp phép hành nghề cho các cơ sở kiểm tra kỹ thuật định kỳ đối với các phương tiện giao thông đường bộ.

    4/ Quản lý việc đào tạo, cấp bằng, giấy phép lái xe cho những người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

    5/ Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hệ thống thanh tra bảo vệ các công trình giao thông đường bộ trong toàn quốc. Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với những vi phạm pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đường bộ.

    6/ Phối hợp với Bộ Nội vụ theo dõi, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông để phổ biến cho mọi đối tượng trong xã hội.

    7/ Chủ trì cùng với các Bộ liên quan soạn tài liệu và các văn bản về luật lệ giao thông để phổ biến cho mọi đối tượng trong xã hội.

    8/ Chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ đặt biển báo, đèn tín hiệu, phân luồng, phân tuyến, chỗ qua đường, các điểm cấm dừng, cấm đỗ, được dừng, được đỗ trên đường bộ và đường đô thị.

    9/ Chỉ đạo chặt chẽ cơ quan quản lý Nhà nước về chuyên ngành giao thông vận tải trong việc tiếp nhận, quản lý và tổ chức thực hiện những nhiệm vụ được chuyển giao từ Bộ Nội vụ về Bộ Giao thông vận tải, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của chủ phương tiện.

     

    Điều 6.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ:

    1/ Tổ chức kiểm tra, đăng ký, quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc ngành công an. Tổ chức đăng ký và cấp biển số các loại giao thông đường bộ (kể cả phương tiện cơ giới đường bộ của các doanh nghiệp kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng đã được thành lập theo Nghị định 388/HĐBT, trừ phương tiện dùng vào mục đích quân sự). Thông báo kịp thời cho ngành công an biết để theo dõi quản lý.

    2/ Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.

    3/ Lập các trạm kiểm soát giao thông. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các trạm kiểm soát giao thông này.

    4/ Tổ chức, chỉ huy điều khiển giao thông ở các đô thị và đầu mối giao thông quan trọng; khi có tình huống đột xuất, được phép phân luồng, phân tuyến và quy định các điểm cấm đỗ, cấm dừng tạm thời.

    5/ Tổ chức điều tra, xử lý các vụ tai nạn giao thông. Chủ trì và phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thống kê, theo dõi, phân tích và kết luận nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông, đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông.

    6/ Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp giấy phép chuyên chở hàng độc hại, cháy nổ.

    7/ Tổ chức kiểm tra việc thi hành nhiệm vụ của các lực lượng công an làm công tác trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.

     

    Điều 7.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Quốc phòng:

    1/ Tổ chức kiểm tra, đăng ký, quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc Bộ Quốc phòng (trừ phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế do Bộ Nội vụ đăng ký và cấp biển số).

    2/ Mọi phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc Bộ Quốc phòng khi hoạt động trên đường phải chấp hành luật lệ giao thông và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.

     

    Điều 8.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính:

    1/ Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải và các ngành có liên quan hướng dẫn và tổ chức việc thu tiền xử phạt vi phạm hành chính:

    a) Thống nhất phát hành và quản lý biên lai, chứng từ thu tiền xử phạt vi phạm hành chính.

    b) Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 1995 người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không được trực tiếp thu tiền xử phạt.

    c) Mọi tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải nộp tiền tại địa điểm quy định.

    Tiền xử phạt vi phạm hành chính phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

    d) Tổ chức địa điểm thuận lợi trên các đường giao thông để thu tiền xử phạt hành chính.

    2/ Đảm bảo kinh phí cho công tác bảo vệ trật tự an toàn giao thông theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi lập dự án ngân sách hàng năm.

    3/ Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tiền phạt; toàn bộ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông được sử dụng cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo kế hoạch được duyệt.

    4/ Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng khoản tiền thu phạt theo đúng quy định.

     

    Điều 9.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thương mại:

    Khi lập kế hoạch nhập khẩu phương tiện vận tải hàng năm phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải về số lượng, chủng loại phương tiện được nhập trên cơ sở tiêu chuẩn, kỹ thuật và căn cứ vào tình hình cầu đường hiện tại.

     

    Điều 10.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Văn hoá - Thông tin:

    Chỉ đạo các cơ quan văn hoá thông tin, báo chí trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

     

    Điều 11.- Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan phát thanh và truyền hình:

    Đài Phát thành Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các đài phát thanh truyền hình địa phương cần dành thời gian thoả đảng cho chuyên mục tuyên truyền trật tự an toàn giao thông và không thu phí.

     

    Điều 12.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

    1/ Chủ trì và phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ biên soạn sách giáo khoa về luật lệ an toàn giao thông, đưa vào giảng dạy chính khoá từ mẫu giáo đến đại học và sách phổ biến kiến thức về luật lện an toàn giao thông.

    2/ Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quản lý các cơ sở đào tạo lái xe.

     

    Điều 13.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng:

    1/ Khi lập đồ án thiết kế quy hoạch và thiết kế các đô thị, khu dân cư... phải bố trí đủ diện tích mặt bằng cần thiết cho công trình giao thông và các công trình phụ trợ khác để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị.

    2/ Khi cấp giấy phép xây dựng các khu nhà ở, khách sạn, trung tâm thương mại, trụ sở cơ quan, trường học, khu vui chơi giải trí... phải bố trí khu vực để xe phù hợp với nhu cầu của từng công trình, không được sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi đỗ xe.

     

    Điều 14.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

    1/ Chỉ đạo và tiến hành mọi biện pháp cần thiết để thiết lập kỷ cương trật tự an toàn giao thông trên địa phương mình.

    2/ Giải toả loàng đường, vỉa hè bị chiếm dụng. Phải bảo đảm vỉa hè dành cho người đi bộ, lòng đường chỉ dành cho việc giao thông của các loại phương tiện cơ giới và thô sơ. Quy định cụ thể việc sử dụng một phần bên trong vỉa hè của một số đường phố đặt biệt để bán hàng hoá nhưng không được ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.

    3/ Cùng với Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch khẩn trương xây dựng và mở rộng đường ở những nút giao thông quá hẹp thường gây ùn tắc giao thông.

    4/ Chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân cấp dưới có kế hoạch sắp xếp nơi họp chợ, buôn bán thuận lợi cho nhân dân nhưng tuyệt đối không được vi phạm trật tự an toàn giao thông.

    5/ Nghiêm cấm việc cho thuê vỉa hè, lòng đường để kinh doanh dưới mọi hình thức.

    CHươNG III
    ĐIềU KHOảN THI HàNH

     

    Điều 15.- Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Nội vụ, Quốc phòng, Tài chính, Thương mại, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Văn hoá - Thông tin, Giám đốc các Đài phát thanh và Giám đốc các Đài truyền hình theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

     

    Điều 16.- Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình, đặc điểm của địa phương mình xây dựng các quy tắc chi tiết và kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị định này.

     

    Điều 17.- Bộ tưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

    Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 8 năm 1995.

    Mọi quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ ./.

    ĐIềU Lệ

    TRậT Tự AN TOàN GIAO THôNG đườNG Bộ

    Và TRậT Tự AN TOàN GIAO THôNG đô THị

    (Ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ)

     

    CHươNG I
    QUY địNH CHUNG

     

    Điều 1.-

    1- Điều lệ này quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị nhằm đảm bảo về người, phương tiện, tài sản của Nhà nước và nhân dân.

    2- Điều lệ này áp dụng cho người, phương tiện hoạt động và sử dụng các công trình giao thông đường bộ và giao thông đô thị (dưới đây gọi tắt là người và phương tiện tham gia giao thông) trên lãnh thổ Việt Nam.

    3- Người, phương tiện tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Điều lệ này.

     

    Điều 2.-

    Các thuật ngữ dùng trong Điều lệ này được hiểu như sau:

    1- Người tham gia giao thông là người điều khiển và sử dụng các phương tiện giao thông; người dẫn, dắt, cưỡi súc vật; người đi bộ; người làm công việc khác trên đường bộ, đường đô thị.

    2- Phương tiện tham gia giao thông là các loại xe cơ giới, thô sơ và các thiết bị chuyên dùng lưu thông trên đường bộ, đường đô thị. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về phương tiện tham gia giao thông là người điều khiển và chủ sở hữu phương tiện.

    3- Công trình giao thông đường bộ bao gồm: đường, cầu, cống, hầm, vỉa hè, đường đô thị, bến phà, bến xe, hệ thống thoát nước, cọc tiêu, biển báo và các công trình phụ trợ khác.

    4- "Khu đông dân cư" là những thành phố, tỉnh lỵ, huyện lỵ, thị xã, thị trấn, làng, phố, nơi tập trung dân cư có đường bộ đi qua.

    5- Chiều dài cơ sở của xe là khoảng cách từ tâm trục trước đến tâm trục sau của xe.

     

    Điều 3.-

    Khi xẩy ra tai nạn giao thông phải tuân thủ các quy định sau:

    1- Giữ nguyên hiện trường, các dấu vết phải dược bảo vệ. Người bị thương phải được đi cấp cứu kịp thời.

    2- Người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm giúp đỡ cứu chữa người bị thương và tìm cách báo cho nhà chức trách địa phương nơi gần nhất, có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cảnh sát giao thông để xử lý đúng pháp luật.

    3- Người lái các xe khách khi qua nơi xẩy ra tai nạn có trách nhiệm trở người bị thương đến nơi cấp cứu gần nhất.

    4- Xe, đồ vật, hành lý, hàng hoá của người bị tai nạn phải được bảo vệ chu đáo. Cấm hành vi gây nguy hại cho người, xe, tài sản của người bị tai nạn và người gây tai nạn.

    5- Người có liên quan trực tiếp đến tai nạn phải có mặt tại hiện trường khi nhà chức trách tiến hành lập biên bản.

    6- Người trốn tránh nghĩa vụ cứu trợ tai nạn sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.

    7- Uỷ ban Nhân dân địa phương nơi tai nạn xẩy ra phải tổ chức cứu chữa giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường và kịp thời thông báo cho cảnh sát giao thông đến lập biên bản, xử lý hậu quả.

    CHươNG II
    CáC CôNG TRìNH GIAO THôNG đườNG Bộ Và GIAO THôNG đô THị

     

    Điều 4.- Đơn vị quản lý công trình giao thông đường bộ có trách nhiệm bảo đảm trạng thái an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình, phải bảo đảm đầy đủ hệ thống cọc tiêu, biển báo, biển chỉ dẫn... liên quan đến đảm bảo an toàn giao thông; khi phát hiện công trình giao thông đường bộ có hư hỏng đe doạ an toàn giao thông thì phải có biện pháp xử lý kịp thời, có biện pháp hướng dẫn giao thông, ngăn ngừa tai nạn và phải chịu trách nhiệm đối với tai nạn giao thông xẩy ra nếu vì chất lượng của công trình không đảm bảo an toàn kỹ thuật.

    Điều 5.- Trên đèo dốc nguy hiểm, tại các đoạn đường dễ xẩy ra tai nạn, các đoạn đường thường bị ngập lụt, đơn vị quản lý giao thông đường bộ phải có biện pháp đặc biệt đảm bảo an toàn giao thông. Trong mùa mưa bão, lũ lụt phải tổ chức hướng dẫn giao thông hoặc đình chỉ giao thông kịp thời theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

     

    Điều 6.-

    1/ Người tham gia giao thông khi phát hiện thấy công trình giao thông đường bộ có biểu hiện không đảm bảo an toàn giao thông, phải có nghĩa vụ đặt báo hiệu tạm thời và tìm cách báo cho chính quyền hoặc đơn vị quản lý giao thông đường bộ nơi gần nhất.

    2/ Khi nhận được tin, đơn vị quản lý giao thông đường bộ phải có biện pháp khắc phụ nhanh chóng để đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt.

     

    Điều 7.-

    1/ Nghiêm cấm mọi hành vi làm hư hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất các báo hiệu đường bộ; che khuất tầm nhìn làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

    2/ Việc trồng cây ven đường bộ, trên giải phân cách và vỉa hè đường phố phải theo đúng quy định, không làm hạn chế tầm nhìn, che khuất các biển báo hiệu đường bộ. Cây trồng trên đất thuộc hành lang bảo vệ đường bộ phải là loại cây ngắn ngày, thân thấp. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định chi tiết việc trồng cây trên đường bộ và đường đô thị.

    Điều 8.-

    1/ Các đơn vị thi công các loại công trình trên đường bộ phải được cơ quan quản lý giao thông đường bộ cấp phép và phải báo cho đơn vị trực tiếp quản lý công trình đường bộ.

    2/ Các đơn vị thi công chỉ được khởi công các công trình trên đường bộ sau khi đã thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.

     

    Điều 9.-

    1/ Trường hợp thi công trên đường đang khai thác nếu phải đình chỉ giao thông thì đơn vị thi công phải làm đường tránh đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

    2/ Tại những đoạn không có đường tránh thì chỉ được thi công trên một phần đường, phải dành một phần đường cho xe, người đi lại an toàn.

    3/ Khi sửa chữa đường xuống bến phà cũng phải để lại một phần mặt đường cho xe, người đi lại an toàn.

    4/ Tại những nơi đường hẹp không đủ bề rộng phải vừa làm vừa cho xe đi; hoặc ở hai đầu cầu, cống, đường ngầm đang thi công thì phải bố trí người hướng dẫn, điều khiển giao thông đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt.

     

     

    Điều 10.-

    1/ Tại hai đầu đoạn đê phải đình chỉ giao thông, đơn vị thi công phải cắm đủ các biển báo hiệu theo quy định của điều lệ báo hiệu đường bộ, phải đặt rào chắn, ban đêm đặt đèn đỏ.

    2/ Trường hợp có công nhân đang thi công trên mặt đường, có công trình dở dang, có chướng ngại trên mặt đường có thể gây tai nạn cho xe và người, đơn vị thi công phải đặt biển báo hiệu, cọc tiêu di động. Khi công tác xong đã hết nguy hiểm cho xe và người qua lại phải thu dọn ngay các báo hiệu, rào chắn, đảm bảo cho phương tiện, người qua lại thông suốt. Phải báo cho cơ quan quản lý đường bộ đến kiểm tra và chấp nhận cho thông xe.

     

    Điều 11.-

    1/ Những xe, máy chuyên dùng phải đủ tiêu chuẩn an toàn khi thi công trên đường bộ. Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể tiêu chuẩn an toàn của xe, máy chuyên dùng như: giới hạn kích thước, màu sơn, đèn, biển báo hiệu, đăng ký biển số... để phân biệt với phương tiện vận tải.

    2/ Những công nhân đang duy tu bảo dưỡng trên mặt đường bộ phải mặc áo quần bảo hộ lao động có màu sắc đặc trưng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

     

    Điều 12.- Xe, máy, vật liệu, đất đá thi công phải để trong phạm vi công trường; không để vật liệu, đất đá vương vãi, ngổn ngang lan ra mặt đường gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Những nơi đường hẹp không đủ hai xe tránh nhau thì cấm để vật liệu trên đường.

    CHươNG III
    PHươNG TIệN THAM GIA GIAO THôNG

     

    Điều 13.- Các loại xe tham gia giao thông phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật an toàn:

    1/ Đối với các loại xe cơ giới (kể các moóc kéo xe cơ giới):

    - Kích thước giới hạn xe ô tô lớn nhất không quá 2,50 m theo chiều ngang (kể cả chỗ nhô ra), không quá 3,50 m theo chiều cao từ mặt đất (kể cả chiều cao xếp hàng), chiều dài của xe không quá 1,95 chiều dài cơ sở của xe.

    - Có đủ hệ thống hãm (chân và tay) có hiệu lực theo tiêu chuẩn quy định.

    - Có đủ đèn chiếu sáng (gần và xa), đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu các loại theo tiêu chuẩn quy định.

    - Có đủ còi theo âm lượng tiêu chuẩn.

    - Có bộ phận giảm thanh, giảm khói theo tiêu chuẩn quy định.

    - Đảm bảo tầm nhìn cho người lái. Kính chắn gió phải trong suốt, có gương chiếu hậu, có gạt nước mưa.

    - Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực. Cấm sử dụng các xe ô tô có hệ thống điều khiển bên phải.

    Có bánh lốp đúng kích cỡ, tiêu chuẩn kỹ thuật và áp lực hơi theo quy định cho từng loại xe.

    2/ Đối với các loại xe thô sơ:

    - Đúng kích thước, quy cách, kiểu mẫu, vật liệu, cấu tạo theo thiết kế được duyệt.

    - Có bộ phận hãm có hiệu lực. Cấm dùng bộ phận hãm cọ sát vào mặt đường.

    - Có càng điều khiển đủ độ bền, đảm bảo điều khiển chính xác.

    3/ Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể đối với từng loại xe.

     

    Điều 14.-

    1/ Các phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ, đường đô thị phải được đăng ký và gắn biển số đăng ký quốc gia theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước. Chủ phương tiện cơ giới chịu trách nhiệm trước pháp luật về giấy tờ tài liệu hợp lệ, hợp pháp về quyền sở hữu đối với chiếc xe xin đăng ký cấp biển số.

    2/ Bộ Nội vụ quy định cụ thể việc đăng ký và cấp biển số cho phương tiện cơ giới đường bộ.

    3/ Tuỳ theo yêu cầu quản lý của địa phương, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban Nhân dân tỉnh) quy định việc đăng ký và gắn biển số đăng ký dịa phương cho xe thô sơ.

     

    Điều 15.-

    1/ Các loại phương tiện giao thông được sản xuất chế tạo, lắp ráp trong nước phải đúng với thiết kế được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và phải tuân thủ quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.

    2/ Các cơ sở sản xuất chế tạo, lắp ráp phương tiện giao thông phải được cấp phép hành nghề và phải đăng ký chất lượng kỹ thuật sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện hoạt động trên đường bộ.

     

    Điều 16.-

    1/ Khi có nhu cầu thay đổi tính chất sử dụng xe cơ giới, thay đổi kết cấu của xe cơ giới, thay thế các tổng thành cơ bản khác nhãn hiệu, khác thông số kỹ thuật so với xe cơ giới nguyên thuỷ (gọi chung là cải tạo, hoán cải) thì chủ xe cơ giới phải xin phép và được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải cấp phép.

    2/ Việc cải tạo, hoán cải xe cơ giới phải đúng với thiết kế được duyệt và các quy định trong giấy phép cải tạo, hoán cải xe cơ giới.

    3/ Các cơ sở thực hiện việc cải tạo, hoán cải xe cơ giới phải đủ điều kiện mới được cấp phép hành nghề và phải đảm bảo chất lượng kỹ thuật xe phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của xe cơ giới hoạt động trên đường bộ.

     

     

    Điều 17.-

    1/ Các phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ và đường đô thị phải thực hiện đúng chế độ bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ, sửa chữa thường xuyên và định kỳ kiểm định kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

    2/ Giữa hai kỳ kiểm định chủ xe cơ giới và người lái xe cơ giới phải giữ cho xe luôn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật hoạt động trên đường bộ và phải chịu trách nhiệm về tai nạn xẩy ra do xe không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

    3/ Cấm lưu hành các xe cơ giới, thiết bị chuyên dùng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật hoạt động trên đường bộ.

    4/ Nghiêm cấm hành vi thuê, cho thuê tổng hành, linh phụ kiện nhằm khắc phục tạm thời đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật của xe cơ giới khi kiểm định kỹ thuật.

     

    Điều 18.-

    1/ Các cơ sở kiểm định kỹ thuật xe cơ giới phải có đủ điều kiện mới được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải cấp phép hành nghề, phải thực hiện việc kiểm định kỹ thuật theo quy trình, tiêu chuẩn do Bộ Giao thông vận tải ban hành, được thu phí kiểm định xe theo quy định của Nhà nước; chịu trách nhiệm về độ chuẩn xác của thiết bị và kết quả đo kiểm.

    2/ Người đứng đầu cơ sở kiểm định kỹ thuật xe chịu trách nhiện trước pháp luật về kết quả kiểm định.

     

    Điều 19.-

    1/ Xe bánh xích, xe quá khổ, quá tải khi cần thiết hoạt động trên đường giao thông công cộng phải được cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về đường bộ cấp phép lưu hành đặc biệt, phải theo đúng thời hạn, tuyến đường và các quy định khác ghi trong giấy phép.

    2/ Chủ xe và người lái xe bánh xích, xe quá tải, quá khổ phải chịu sự kiểm soát về tải trọng và khổ giới hạn chất tải của cơ quan quản lý đường bộ và chịu phí tổn gia cố, bảo vệ công trình giao thông đường bộ theo quy định.

    3/ Trường hợp xe bị phát hiện quá tải, quá khổ theo quy định người lái xe phải chịu trách nhiệm hạ tải, xếp lại hàng hoá, bảo quản hàng hoá đã bị dỡ xuống và nộp phạt theo quy định trước lúc tiếp tục vận hành.

    4/ Nghiêm cấm việc chuyển tải hoặc các thủ đoạn khác để trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.

     

    Điều 20.-

    1/ Cấm các xe chở hàng hoá, chở người (hành khách, hành lý) vượt quá trọng tải thiết kế của xe.

    2/ Nghiêm cấm các xe chất xếp hàng quá khung giới hạn cho phép đối với từng loại xe theo quy định tại Điều 26, 60, 61 của Điều lệ này.

     

     

    Điều 21.-

    1/ Các xe chở hàng độc hại, dễ cháy, nổ hoặc các chất nguy hiểm khác phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyên chở trên đường bộ, đường đô thị và có phù hiệu hoặc ký hiệu riêng để mọi người dễ nhận biết, phải chấp hành đúng các quy định về chống độc hại, chống cháy nổ.

    2/ Các xe chở loại hàng độc hại, dễ cháy, nổ hoặc các chất nguy hiểm khác phải theo đúng chỉ dẫn ghi trong giấy phép và không được dừng, đỗ ở nơi đông người.

    3/ Cấm chở trên xe khách các chất độc hại, dễ nổ, dễ bắt cháy, các chất nguy hiểm khác, súc vật và vật có mùi hôi thối hoặc những chất có ảnh hưởng đến sức khoẻ của hành khách.

     

    Điều 22.-

    1/ Các xe làm nhiệm vụ cấp cứu (cứu nạn, cứu nguy, cứu thương, cứu hoả...), xe công an, quân đội đi làm nhiệm vụ khẩn cấp đặt biệt phải có ký hiệu, tín hiệu riêng. Khi đi làm nhiệm vụ phải phát tín hiệu liên tục trên đường đi (còi, đèn).

    2/ Mọi người và xe tham gia giao thông trên đường bộ khi nghe thấy tín hiệu của các xe quy định ở khoản 1 Điều này thì phải nhanh chóng nhường đường. Nếu vì không nhường đường mà gây chậm chễ trong việc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp hoặc để xảy ra tai nạn giao thông thì người đi bộ hoặc lái xe không nhường đường phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

     

    Điều 23.- Xe hoạt động kinh doanh vận tải thuộc các thành phần kinh tế kể cả xe của quân đội và công an phải theo đúng quy định về quản lý vận tải hiện hành.

     

    Điều 24.- Xe kinh doanh vận tải hành khách:

    1/ Phải đón và trả khách đúng nơi quy định.

    2/ Việc mở bến xe, trạm đỗ xe phải được Uỷ ban Nhân dân tỉnh cấp phép.

    3/ Không được chở quá số hành khách, hàng hoá, hành lý quy định ghi trong giấy phép. Không cho người ngồi cạnh người lái xe lam và các loại xe điều khiển bằng càng lái.

    4/ Hàng hoá, hành lý không được xếp nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe khách.

    5/ Cấm chở người trên mui và bên ngoài thùng xe.

    6/ Phải chạy đúng tuyến đường cho phép và chỉ được dừng xe, đỗ xe để hành khách lên xuống ở các bến, trạm quy định.

    7/ Xe chỉ được chuyển bánh khi hành khách trên xe đã ổn định chỗ ngồi, các cửa xe lên xuống đã đóng chắc chắn, không được để người đứng, người ngồi ở bậc lên xuống (kể cả nhân viên phục vụ trên xe) hoặc thò đầu, thò tay ra ngoài cửa sổ xe.

    8/ Cấm mở cửa hoặc để bất cứ vật gì nhô ra hai bên thành xe khi xe đang lăn bánh.

    9/ Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép hoạt động và quy định luồng tuyến chạy đối với các phương tiện vận tải hành khách công cộng.

    10/ Xe mô tô hai bánh, xe máy hai bánh ngoài người lái xe chỉ được chở một người ngồi phía sau và một trẻ em dưới 7 tuổi (trường hợp không có ghế ngồi riêng thì người ngồi phía sau bế hoặc ngồi giữa người lái và người ngồi phía sau).

     

    Điều 25.- Cấm các loại xe vận tải hàng hoá chở người hoặc trừ các trường hợp sau đây:

    1/ Trong trường hợp cần thiết phải được cơ quan quản lý giao thông vận tải đường bộ cấp tỉnh trở lên cho phép.

    2/ Xe quân sự, xe công an khi chở cán bộ, chiến sỹ đi làm nhiệm vụ; xe chở công nhân duy tu bảo dưỡng đường bộ. Các xe vận tải này phải có kết cấu chở người theo thiết kế được duyệt.

    3/ Xe vận tải hàng hoá chở cấp cứu người bị nạn; xe phục vụ chống thiên tai, địch hoạ.

     

    Điều 26.-

    1/ Hàng hoá trên xe cơ giới phải được xếp đặt gọn gàng, không gây cản trở cho việc điều khiển xe và phải chằng buộc chắc chắn, đảm bảo không để rơi vãi dọc đường hoặc kéo lê trên mặt đường. Không được xếp hàng quá bề rộng thùng xe vượt ra phía trước hoặc phía sau xe quá 1/3 chiều dài cơ sở của xe.

    2/ Bộ Giao thông vận tải quy định giới hạn chiều cao xếp hàng cho từng loại xe.

    CHươNG IV
    NGườI THAM GIA GIAO THôNG

     

    Điều 27.-

    1/ Mọi người phải có trách nhiệm giữ vệ sinh và đảm bảo an toàn giao thông trên đường bộ.

    2/ Mọi người không được chiếm dụng mặt đường làm sân phơi, bãi chứa nguyên vật liệu, sân chơi, bãi tập, đá bóng, đua xe... gây cản trở giao thông; không được tự ý đặt chắn đường, đặt vật cản trên đường gây ùn tắc giao thông. Trường hợp cần thiết phải được cơ quan quản lý giao thông cấp phép.

    3/ Cấm đổ tràn lên mặt đường các chất dầu trơn, bùn lầy gây nguy hiểm cho người và phương tiện đi lại. Khi để chất dầu trơn, bùn lầy đổ lên mặt đường thì người gây ra phải kịp thời xử lý để đảm bảo an toàn giao thông.

    4/ Cấm các phương tiện chở rác, chở vật liệu xây dựng làm rơi vãi trên đường.

     

    Điều 28.-

    1/ Người điều khiển xe thô sơ phải thông hiểu các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Cá nhân, tổ chức sử dụng xe thô sơ (xe bò, xe trâu, xe ngựa, xe xích lô...) kinh doanh vận tải phải có giấy phép hành nghề do cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ cấp.

    2/ Người điều khiển phương tiện xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 phải có giấy chứng nhận học tập luật lệ giao thông do ngành Giao thông vận tải cấp.

    3/ Người điều khiển xe máy trên 50 cm3 và các loại xe cơ giới khác (trừ xe máy theo khoản 2 của Điều này) phải có bằng lái xe theo quy định hiện hành.

    4/ Người dưới 16 tuổi không được điều khiển các loại xe cơ giới.

     

    Điều 29.-

    1/ Nghiêm cấm người điều khiển các loại xe trong các tường hợp sau đây:

    a) Do tình trạng sức khoẻ không tự chủ điều khiển được tốc độ xe.

    b) Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá 80 mmg/100 mml máu hoặc 40 mmg/11 khí thở và các chất kích thích khác.

    c) Không có đủ giấy tờ như đã quy định như:

    - Bằng lái xe loại xe đó (nếu lái loại xe phải có bằng).

    - Giấy đăng ký xe.

    - Giấy phép lưu hành xe (nếu mà loại xe phải có giấy phép lưu hành).

    - Đối với xe vận tải hàng hoá hoặc hành khách như: giấy vận chuyển, giấy phép vận tải hàng hoá hoặc hành khách (kể cả khách du lịch), bảo hiểm... theo quy định hiện hành.

     

    Điều 30.-

    1/ Người bị thu bằng lái xe phải qua kiểm tra sát hạch nếu đạt yêu cầu mới được cấp lại.

    2/ Trường hợp làm mất hoặc hư hỏng bằng lái xe có đủ chứng cứ sẽ được xét cấp lại.

     

    Điều 31.-

    1/ Các cơ sở đào tạo dạy lái xe phải có đủ điều kiện vật chất kỹ thuật và đội ngũ giáo viên theo quy định của Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép.

    2/ Việc kiểm tra sát hạch, cấp bằng và đổi bằng lái xe thực hiện thống nhất trong cả nước theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

    CHươNG V
    QUY TắC GIAO THôNG TRêN đườNG Bộ

     

    Điều 32.- Khi điều khiển xe, người lái xe phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định sau đây:

    a) Trước khi cho xe chuyển bánh, chuyển hướng, dừng hoặc đỗ phải kịp thời báo hiệu bằng còi, đèn hoặc bằng tay cho các lái xe khác và mọi người trên đường biết; đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá trên xe.

    b) Phải luôn luôn chú ý đến tình trạng mặt đường, các báo hiệu giao thông, tình hình mật độ giao thông và các chướng ngại vật trên đường để điều khiển tốc độ xe chạy phù hợp với điều kiện của xe mình (phanh, hãm, trọng lượng xe, người hoặc hàng hoá trên xe...) đề phòng mọi nguy hiểm có thể xảy ra.

    c) Các loại xe (có động cơ hay không có động cơ) chạy trên đường giao thông đều phải đi về phía bên phải chiều đi của phần đường quy định cho loại xe mình đang điều khiển.

    Nếu trên đường có chia thành nhiều làn xe thì các loại xe phải chấp hành nghiêm chỉnh việc đi trên từng làn xe đã quy định cho loại xe đó.

     

    Điều 33.- Người lái xe phải giảm tốc độ đến mức không nguy hiểm trong các trường hợp sau đây:

    - Khi có báo hiệu hạn chế tốc độ hoặc có chướng ngại vật trên đường.

    - Khi tầm nhìn bị hạn chế.

    - Khi qua đường giao nhau, đường sắt, đường vòng, đường hẹp, đoạn đường gồ ghề, trơn trượt, cát bụi.

    - Khi qua cầu cống hẹp, khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc.

    - Khi qua trường học, nơi tập trung đông người, nơi đông dân, có nhà cửa gần đường.

    - Khi vượt đoàn bộ hành, đoàn xe đang đỗ, súc vật đi trên đường hoặc ở gần đường.

    - Khi tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi đã cho xe sau vượt.

    - Khi đến gần bến xe điện, xe buýt có hành khách đang lên xuống.

    - Khi gặp xe quá tải, quá khổ đi ngược chiều trên đường không có giải phân cách chiều đi.

    - Khi chuyển hướng xe chạy.

     

    Điều 34.- Người lái xe phải thực hiện giới hạn tốc độ như sau:

    + Tốc độ tối đa:

    a) Theo chỉ dẫn của biển báo hiệu hạn chế tốc độ.

    b) Trong thành phố, thị xã, thị trấn (khi không có biển báo hiệu hạn chế tốc độ) không được cho xe chạy quá tốc độ sau đây:

    - Các loại xe con, xe tắc xi đến 9 chỗ ngồi: 50 km/giờ.

    - Xe mô tô 2 - 3 bánh, xe vận tải dưới 3,5 tấn: 40 km/giờ.

    - Xe vận tải từ 3,5 tấn trở lên, xe chở khách có 10 chỗ ngồi trở lên:

    35 km/giờ.

    - Xe xích lô, xe máy: 30 km/giờ.

    - Xe ô tô chở hàng quá tải, quá khổ, xe kéo moóc hay kéo xe khác bị hỏng: 20 km/giờ.

    c) Ngoài vùng đông dân cư khi không có biển báo hạn chế tốc độ không được cho xe chạy quá tốc độ sau đây (trừ đường cao tốc, đường cao cấp dành riêng cho xe cơ giới):

    - Các loại xe con, xe tắc xi đến 9 chỗ ngồi: 80 km/giờ.

    - Xe mô tô 2 - 3 bánh, xe vận tải dưới 3,5 tấn: 60 km/giờ. Người ngồi trên xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm.

    - Xe vận tải từ 3,5 tấn trở lên, xe chở khách có 10 chỗ ngồi trở lên, xe chở hàng quá dài, xe kéo rơ moóc hay kéo xe khác bị hỏng máy:50 km/giờ.

    - Xe máy: 40 km/giờ.

    - Xe xích lô máy: 30 km/giờ.

    Trường hợp cần thiết do tình hình cầu, đường, phà, phao thì cơ quan quản lý giao thông vận tải có thể đặt biển báo quy định những tốc độ tối đa thấp hơn giới hạn trên đây.

    d) Tốc độ tối đa đối với xe xích, xe quá khổ, quá tải do Bộ Giao thông vận tải quy định.

    + Tốc độ tối thiểu:

    Khi trên đường có biển báo "tốc độ tối thiểu" thì lái xe không để xe chạy với tốc độ thấp hơn tốc độ tối thiểu đã quy định.

     

    Điều 35.-

    a) Khi muốn cho xe chuyển hướng người lái xe phải:

    - Giảm tốc độ.

    - Làm tín hiệu báo trước.

    - Nhường đường cho người đi bộ đang đi trên phần đường dành riêng cho người đi bộ đi ngang qua đường.

    - Cho xe đi sát về bên phải nếu định rẽ phía tay phải; nếu định rẽ phía tay trái cho xe chuyển dần sang bên trái tim đường và chú ý dành đủ đường cho xe bên phải.

    - Khi quan sát thấy chắc chắn không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người đi bộ và các xe khác mới được cho xe chuyển hướng.

    b) Trong các khu vực đông dân, người lái xe chỉ được cho xe quay đầu ở đường giao nhau và những chỗ có biển cho phép quay đầu xe.

    c) Cấm quay đầu xe trong các trường hợp sau đây:

    - Trên phần đường dành riêng cho người đi bộ qua đường.

    - Trên cầu, gầm cầu vượt, đường ngầm hay trong khu vực đường sắt ngang qua.

    - Nơi có biển cấm quay đầu xe.

     

    Điều 36.-

    Khi lùi xe, người lái xe phải:

    a) Quan sát phía sau và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

    Phải phát tín hiệu (còi, đèn) cần thiết để mọi người phía sau xe nhận biết.

    b) Cấm lùi xe trong các trường hợp sau đây:

    - ở khu vực đã cấm dừng và trên phần đường dành riêng cho người đi bộ qua đường.

    - Trong khu vực đường giao nhau, đường sắt ngang qua đường bộ.

    - Nơi tầm nhìn bị che khuất.

    - Trên cầu, gầm cầu vượt, trên bờ rãnh, trên lề đường không chắc chắn.

     

    Điều 37.-

    a) Điều kiện khi vượt xe khác:

    Muốn vượt xe khác người lái xe phải quan sát:

    - Không có chướng ngại vật ở phía trước.

    - Không có xe chạy ngược chiều đến.

    - Xe chạy trước không có báo hiệu định vượt một xe khác.

    - Có đủ khoảng cách an toàn để vượt qua.

    Khi xe trước đã tránh về bên phải và làm hiệu cho vượt mới được cho xe mình vượt lên về bên trái của xe ấy.

    b) Khi biết có xe sau xin vượt:

    - Cho xe tránh về bên phải mình, giảm tốc độ và cho xe sau vượt. Nếu có chướng ngại vật phía trước hoặc thiếu điều kiện an toàn chưa thể cho vượt được phải ra hiệu cho xe sau biết.

    - Cấm người lái xe bị vượt gây trở ngại cho xe xin vượt.

    c) Trường hợp vượt bên phải:

    Người lái xe có thể vượt bên phải xe khác đang chạy phía trước trong các trường hợp sau đây:

    - Khi xe đó rẽ trái hoặc đã ra hiệu rẽ trái.

    - Trên đường có phân chia làm hai hay nhiều làn xe cho mỗi chiều xe chạy.

    - Khi xe điện chạy giữa lòng đường có hệ thống dây điện giữa đường.

    - Khi xe chuyên dùng đang hoạt động thi công giữa lòng đường.

    d) Cấm vượt: Cấm xe vượt nhau trong các trường hợp sau đây:

    - Có biển báo hiệu cấm vượt.

    - Trên cầu hẹp (có một làn xe).

    - Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc và những nơi tầm nhìn bị hạn chế.

    - Khi có xe chạy ngược chiều đến.

    - Khi xe phía trước đang ra tín hiệu xin vượt xe khác.

    - Khi điều kiện an toàn về thời tiết hoặc đường xá không bảo đảm.

    - đường sắt ngang qua, đường giao nhau.

    - Khi gặp đoàn xe hành quân mà phía sau có cắm cờ đỏ hoặc đoàn xe có cảnh sát đi hộ tống.

    - Khi xe điện, xe buýt có người lên xuống.

     

    Điều 38.- Khi hai xe đi ngược chiều gặp nhau thì cả hai người lái xe phải điều khiển xe tránh nhau về phía bên phải chiều xe chạy của mình.

    chỗ đường hẹp phải giảm tốc độ, nếu cần thì một xe phải dừng lại để cho xe kia đi.

    Nếu chỗ đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi.

    Xe lên dốc phải nhường đường cho xe xuống dốc.

    Ban đêm các xe cơ giới đi ngược chiều phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần và trong khu dân cư chỉ được dùng đèn chiếu gần.

     

    Điều 39.-

    a) Khi muốn dừng và đỗ xe, người lái xe phải ra hiệu kịp thời cho xe dừng hay đỗ sát theo lề đường hoặc vỉa hè bên phải, bánh xe gần nhất không được cách xa vỉa hè lề đường quá 0,25 mét và không gây trở ngại nguy hiểm giao thông.

    b) Những nơi có biển "cấm đỗ" người lái xe có thể dừng lại theo quy định của điểm a trên đây, nhưng người lái xe phải giữ tay lái và không được tắt máy.

    c) Uỷ ban Nhân tỉnh quy định cấm hoặc giới hạn việc dừng đỗ xe trên những đoạn đường cần thiết trong phạm vị lãnh thổ của tỉnh, thành phố.

    d) Những xe vận tải muốn dừng hay đỗ ở địa điểm đã có lệnh cấm để xếp rỡ hàng hoá thì phải có giấy phép của cảnh sát giao thông.

    e) Khi đỗ người lái xe phải quan sát phía trước và phía sau cẩn thận mới được mở cửa để không gây nguy hiểm cho người và xe khác.

    g) Sau khi đỗ xe, người lái xe phải tiến hành các biện pháp an toàn cho xe mới được rời khỏi xe.

    h) Cấm dừng dỗ trong các trường hợp sau đây:

    - Bên trái của đường một chiều.

    - Khi phần mặt đường chỉ đủ cho một làn xe đi.

    - Gần các biển báo hiệu đường bộ có thể làm che khuất các báo hiệu đó.

    - Trên những đoạn đường cong và gần đầu dốc nếu tầm nhìn cả hai phía bị che khuất trong vòng 50 mét.

    - Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.

    - Trên đường sắt và cách chắn đường sắt dưới 10 mét hoặc cách ray ngoài cùng dưới 20 mét nơi không có rào chắn (trừ trường hợp phải dừng hoặc đỗ xe khi chờ đoàn tàu qua).

    - Trong khoảng 5 mét cách đường vào cơ quan, xí nghiệp.

    - Trên các ô kẻ mặt đường dành làm chỗ đậu cho xe chở khách công cộng.

    - Trên miệng các cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, các chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

    - Trên cầu, trong khoảng 5 m đường đầu cầu, trong đường hầm, dưới cầu vượt.

    - Song song với một xe khác đang dừng hoặc đỗ, ở những đường phố hẹp phải dừng hoặc đỗ cách bên kia đường tối thiểu là 20 mét.

    - Trường hợp buộc phải dừng, đỗ trên các điểm cấm dừng, cấm đỗ trên đây để thi hành công vụ phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

    i) Các loại xe cơ giới khi dừng (máy vẫn nổ) người lái xe không được rời khỏi xe.

    k) Khi xe bị hỏng hoặc để rơi hàng hoá xuống đường ảnh hưởng đến giao thông, thì người lái xe phải tìm mọi biện pháp đưa xe vào sát lề đường bên phải (chỗ không có biển cấm đỗ xe) và thu dọn ngay hàng hoá rơi vãi.

     

    Điều 40.- Khi gần đến đường giao nhau người lái xe phải giảm bớt tốc độ và báo hiệu cho các xe phải nhường đường cho xe từ bên phải đến, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Khi đến đường giao nhau có vòng xuyến, quyền ưu tiên dành cho xe đi ở bên trái.

    b) Khi gặp các báo hiệu "Dừng lại" (Stop) người lái xe phải dừng lại về phía bên phải đường của mình trước vạch "Dừng lại" hoặc trước vạch sơn hay hàng đinh thứ nhất của phần đường dành cho người đi bộ, không được dừng trên phần vạch dành cho người đi bộ sang ngang đường.

    c) Tại những đường giao nhau giữa một đường ưu tiên với một đường không ưu tiên hoặc một đường chính với một đường phụ thì quyền ưu tiên dành cho các xe đang chạy trên "Đường ưu tiên" và trên "Đường chính" bất kỳ hướng nào tới.

    d) Những xe cơ giới có quyền ưu tiên (quy định ở Điều 42 dưới đây) được quyền ưu tiên khi qua đường giao nhau bất kể đi từ hướng nào tới.

     

    Điều 41.- Qua nơi đường sắt cắt ngang qua đường bộ:

    a) Tại các nơi đường sắt cắt ngang qua, quyền ưu tiên thuộc về các phương tiện vận tải chạy trên đường sắt.

    b) Trên các nơi đường sắt cắt ngang qua có rào chắn, khi đèn tín hiệu đã bật sáng màu đỏ hoặc rào chắn đường sắt đã đóng thì tất cả các loại phương tiện giao thông kể cả những xe có quyền ưu tiên đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và cách rào chắn tối thiểu là 3 m.

    c) ở các nơi đường sắt cắt ngang đường bộ không có rào chắn, người điều khiển phương tiện giao thông phải tự chịu trách nhiệm quan sát nếu thấy xe lửa sắp tới đường sắt cắt ngang qua thì phải dừng lại về bên phải đường của mình, cách đường ray ngoài cùng tối thiểu là 5 m.

     

    Điều 42.- Quyền ưu tiên của một số xe khi qua đường giao nhau:

    a) Những xe ô tô sau đây được quyền ưu tiên đi trước các loại xe khác khi qua đường giao nhau theo thứ tự:

    1- Xe chữa cháy đi đến nơi cháy để làm nhiệm vụ.

    2- Xe quân sự, xe công an nhân dân đi làm nhiệm vụ đặc biệt khẩn cấp.

    3- Xe cứu thương đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu (ngoài hai trường hợp này xe cứu thương không được quyền ưu tiên).

    4- Xe hộ đê khẩn cấp.

    5- Đoàn xe có cảnh sát đi trước dẫn đường.

    6- Xe đảm bảo giao thông khẩn cấp.

    7- Đoàn xe tang.

    b) Những loại xe quy định ở điểm 1, 2, 3, 4, 5 khoản a của Điều này khi làm nhiệm vụ khẩn cấp không bắt buộc hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều, được phép đi qua cả khi đèn báo hiệu báo cấm và bất cứ đường nào mà xe có thể đi được để ứng phó kịp thời với tình hình xảy ra, xe phải phát tín hiệu riêng quy định ở điểm 1, Điều 22.

     

    Điều 43.-

    a) Trên đường giao nhau công cộng, các xe ô tô khi chạy thành từng đoàn có tổ chức thì mỗi đoàn không được dài quá 250 m xếp theo hàng một, nếu có nhiều đoàn thì khoảng cách tối thiểu giữa hai đoàn là 100 m và khảng cách tối thiểu giữa hai xe là 20 m (Điều này không áp dụng với đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường).

    b) Xe thô sơ do người kéo đẩy hoặc xúc vật kéo đi đoàn phải chia thành từng tốp, một tốp không quá 4 xe, tốp nọ cách tốp kia 25 m theo hàng một và xe nọ cách xe kia ít nhất là 5 m.

    c) Cấm các loại xe chạy cắt ngang một đoàn xe, một đám tang hay một đoàn người có tổ chức đi theo hàng ngũ.

     

    Điều 44.-

    a) Khi đến bến phà, bến cầu phao, cầu treo các loại xe phải xếp hàng có trật tự đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông.

    b) Khi xe qua phà mọi người trên xe phải xuống xe, trừ lái xe và những người mắc bệnh nặng không thể đi được.

    c) Các loại xe cơ giới phải xuống phà trước rồi mới đến hành khách và xe cơ giới chỉ được lên bến khi hành khách lên bến hết (trừ loại phà có bố trí chở hành khách lên xuống phà và chỗ ngồi trên phà riêng biệt với các loại xe).

    d) Những xe ưu tiên qua phà, cầu phao, cầu treo trước các loại xe khác theo thứ tự sau đây:

    1- Các loại xe ghi ở điểm 1, 2, 3 khoản a của Điều 42 quyền ưu tiên khi

    qua đường giao nhau.

    2- Xe hộ đê khi có báo hiệu cấp 2 trở lên.

    3- Đoàn xe có cảnh sát đi trước dẫn đường.

    4- Đoàn xe tang.

    5- Xe đi làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông khẩn cấp ở phía trước.

    6- Xe chở thư báo.

    7- Xe phục vụ những yêu cầu đột xuất có tính chất khẩn cấp như cứu mùa màng, chống dịch... và xe chở thực phẩm tươi sống.

    8- Xe chở khách công cộng.

    Nếu các xe cùng một loạt xe ưu tiên như nhau đến bến phà, cầu phao cùng một lúc thì xe nào đến trước sẽ qua trước.

    Bộ Giao thông vận tải quy định việc ưu tiên qua phà, cầu phao cho các loại xe.

     

    Điều 45.-

    a) Một xe ô tô chỉ được kéo theo sau một xe khác khi xe này không còn tự động chạy được.

    Việc buộc nối giữa xe kéo và xe được kéo phải đảm bảo thật chắc chắn.

    Xe kéo nhau trên đường đèo dốc hoặc qua phà, cầu phao, cầu treo nếu bộ phận hãm của xe được kéo đã mất hiệu lực hoặc là loại hãm rời thì không được dùng dây cáp để kéo mà phải dùng thanh cứng làm càng kéo.

    b) Trên xe hỏng được xe khác kéo phải có người cầm lái, hệ thống lái của xe đó phải còn có hiệu lực. Cấm chở người trên xe được kéo.

    c) Xe đã kéo rơ moóc (kể cả sơ mi rơ moóc) không được kéo theo xe khác.

    d) Đằng trước của xe kéo phải có biển báo hiệu kéo xe.

    e) Xe ô tô không được kéo xe cơ giới 2 - 3 bánh hay kéo lê một vật gì trên đường.

    h) Cấm các loại xe 2 - 3 bánh có hay không có động cơ kéo, đẩy nhau hoặc vật gì khác trên đường.

     

    Điều 46.- Khi tập lái xe cơ giới trên đường giao thông công cộng, người lái xe phải có giấy phép tập lái và phải có giáo viên dạy lái ngồi bên cạnh.

    Những xe tập lái chạy trên đường giao thông công cộng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, phải chấp hành chạy đúng tuyến đường, phạm vi cho phép, phải có biển "Tập lái" gắn ở phía trước và phía sau xe theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

    Các xe ô tô chuyên dùng vào việc dạy lái phải trang bị thêm bộ hãm phụ và gương phản hậu để giáo viên sử dụng khi cần thiết.

    Điều 47.- Người điều khiển xe thô sơ trên đường bộ phải cho xe đi sát mép đường về bên phải chiều đi hoặc đi trong phần đường dành cho xe thô sơ. Cấm xe thô sơ đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

    Nghiêm chỉnh chấp hành các biển báo hiệu trên đường bộ. Khi dừng hay đỗ xe phải sát lề đường hoặc vỉa hè không quá 0,25 m, súc vật kéo phải buộc cẩn thận trên lề đường.

    Người điều khiển xe súc vật kéo phải dọn sạch phân do súc vật kéo thải ra trên đường.

     

    Điều 48.- Người đi bộ phải tuân theo các quy định sau đây:

    a) Phải đi sát mép đường về bên tay phải của mình.

    b) Tại các đường giao nhau có đèn báo hiệu hoặc có người chỉ huy giao thông, người đi bộ muốn sang đường phải sử dụng lối đi dành riêng và theo báo hiệu bằng đèn màu hay hiệu lệnh của người chỉ huy giao thông.

    Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường hoặc đi trên đường phải có người lớn dắt dẫn.

    ở nơi không có lối dành riên cho người đi bộ sang đường thì phải quan sát kỹ và tự chịu trách nhiệm khi sang đường.

    c) Không được nhảy lên, nhảy xuống hoặc bám vào tàu, xe đang chạy. Không được đặt ngổn ngang, mang vác hay gồng gánh đồ vật trên lòng đường. Nếu mang vác những vật dài (tre, nứa...) phải đi dọc và sát lề đường về bên tay phải của mình, khi quay trở phải quan sát để không gây trở ngại cho các phương tiện và người ở xung quanh.

    d) Khi qua đường sắt phải quan sát nếu không có xe lửa đi tới phải nhanh chóng vượt qua, nếu ở nơi có rào chắn mà rào chắn đã đóng thì phải đi trên cầu vượt (nếu có) hoặc phải dừng lại cách xa rào chắn ít nhất là 1 m. ở nơi không có rào chắn phải tự chịu trách nhiệm quan sát thận trọng, nếu có xe lửa sắp tới thì phải dừng lại cách ray ngoài cùng ít nhất là 5 m.

    e) Khi người đi theo đoàn dài thì phải có người hướng dẫn, chỉ huy cảnh giới và đoàn người phải đi sát lề đường về bên phải của mình, dành phần đường cho xe lưu thông.

     

    Điều 49.-

    a) Súc vật đi từng đàn trên đường giao nhau công cộng phải có người coi dẫn, phải cho súc vật đi sát vào lề đường bên phải tay mình.

    b) Cấm thả rông súc vật hoặc buộc súc vật trên đường kể cả súc vật dùng vào việc kéo xe, thồ hàng hay để cưỡi.

    c) Người coi dẫn súc vật đi trên đường giao thông phải dọn sạch phân do súc vật thải ra trên đường.

    CHươNG VI
    TRậT Tự AN TOàN GIAO THôNG đô THị

     

    Điều 50.- Người và phương tiện tham gia giao thông đô thị ngoài việc phải chấp hành các quy định thuộc các điều khoản thuộc các chương trên đây còn phải chấp hành các điều khoản sau đây và các quy định chi tiết về trật tự an toàn giao thông đô thị do Uỷ ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.

     

    Điều 51.-

    1- Người và phương tiện tham gia giao thông đô thị phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu giao thông đô thị bao gồm: Hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông, Báo hiệu bằng tín hiệu đèn; Báo hiệu bằng biển, cọc tiêu, dải phân cách, vạch kẻ đường. Đi đúng làn xe và chiều đường quy định.

    2- Nghiêm cấm đi khi phía trước mặt có tín hiệu đèn đỏ đặt ở các đường giao nhau hoặc đã có hiệu lệnh dừng các phương tiện của cảnh sát giao thông.

    3- Người đi bộ phải đi trên hè phố, nơi không có hè phố phải đi sát mép đường về bên phải của mình.

     

    Điều 52.-

    1- Các loại xe phải chạy đúng luồng, tuyến đường quy định, nếu vì lý do đặc biệt phải có Giấy phép của Sở Giao thông công chính cấp.

    2- Trên đường phố người đi bộ và các loại xe phải theo nguyên tắc nhường đường quy định tại điểm a Điều 35, điểm b Điều 36, Điều 38, 40, 41, 42 và theo các nguyên tắc chung sau đây:

    - Người đi bộ phải nhường đường cho các loại xe.

    - Xe thô sơ phải nhường đường cho xe cơ giới.

    - Xe có tốc độ thấp phải nhường đường cho xe có tốc độ cao.

     

    Điều 53.-

    1- Việc hạn chế lưu hành hoặc cấm các loại xe Bông sen, xe lam, xe xích lô và các loại xe thô sơ khác lưu hành trong các đô thị do Uỷ ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

    2- Cấm xe khách đường dài đón khách trên đường phố, ngoài bến xe quy định.

     

    Điều 54.-

    1- Cấm các loại xe dùng còi hơi, bấm còi liên tục, rú ga trong mọi trường hợp (trừ xe cấp cứu, xe công an, quân đội đi làm nhiệm vụ đặc biệt).

    2- Cấm tất cả các loại xe bấm còi từ 22 giờ đến 5 giờ sáng.

     

    Điều 55.- Các loại xe làm vệ sinh môi trường đô thị được vào tất cả các đường phố và chỉ được hoạt động từ 18 giờ đến 6 giờ sáng.

    Uỷ ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương quy định thời gian và tuyến đường hoạt động của các xe chở đất, các loại vật liệu trong đô thị.

     

    Điều 56.- Cấm các loại xe đạp, xe máy, mô tô lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm cho người đi đường.

    Cấm đi xe khi chưa được Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép.

    Cấm người ngồi trên xe đạp, xe máy sử dụng ô dù che nắng, mưa.

     

    Điều 57.- Người điều khiển xe đạp phải chấp hành các quy định sau đây:

    a) Không được đi ở những khu vực và đường có biển cấm đi xe đạp.

    b) Khi điều khiển xe đạp trên đường không được buông cả hai tay hoặc kéo xe khác, không được phóng bừa vượt ẩu hoặc có hành động khác gây nguy hiểm trên đường. Không được đi hàng ngang quá hai xe. Cấm rẽ trái, rẽ phải trước đầu xe cơ giới.

    c) Chỉ được dừng đỗ xe khi đã ở vị trí sát lề đường hay vỉa hè hoặc đến đường giao nhau có đèn đỏ hay có cảnh sát giao thông điều khiển chưa cho qua và phải dừng trước hàng đinh hay vạch sơn thứ nhất, không được đỗ hoặc dừng giữa phần đường của xe chạy làm cản trở giao thông.

    d) Chỉ được chở một người phía sau và 1 trẻ em dưới 7 tuổi (do người lớn bế hoặc phải có ghế ngồi riêng).

    e) Người điều khiển xe cũng như người được chở trên xe không được mang vác các vật cồng kềnh hoặc kéo theo vật hay dắt súc vật chạy theo.

    g) Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi loại xe đạp người lớn.

    h) Không được bám vào các xe khác (kể cả xe đạp khác).

    i) Người đi xe đạp từ trong nhà, trong ngõ, hẻm ra ngoài đường chính hoặc từ đường chính vào ngõ hẻm phải nhường đường cho các loại phương tiện và người đi bộ đang đi trên đường chính.

    k) Cấm đi xe đạp trên hè phố, trong vườn hoa, công viên.

     

    Điều 58.- Đối với đường một chiều, xe đạp và xe xích lô chỉ được đi về phía nửa đường phía bên phải, xích lô phải đi hàng một. Nếu đường một chiều có vạch sơn phân tuyến thì xe đạp, xích lô đi trên làn đường bên phải, xe cơ giới đi trên làn đường bên trái (trừ trường hợp phải đi vào phần đường bên phải để dừng đỗ xe hoặc rẽ phải).

     

    Điều 59.-

    1- Xe xích lô phải có biển số đăng ký, người điều khiển phải có giấy phép hành nghề do cơ quan giao thông công chính cấp; xe xích lô chở người phải có đệm và mui che bảo đảm mỹ quan, sạch đẹp.

    2- Các loại xe thô sơ phải có chuông báo hiệu. Ban đêm phải có đèn sáng ở phía trước và đèn đỏ hoặc kính đỏ phản quang ở phía sau.

     

    Điều 60.-

    1- Hàng hoá xếp trên xe thô sơ do người hoặc súc vật kéo đẩy không để vượt ra phía trước, phía sau xe quá 1/3 chiều dài thân xe. Hàng hoá không được xếp quá chiều rộng thân xe. Riêng xe đạp, xe thồ chở hàng hoá, hành lý không được vượt quá 0,4 m về mỗi bên bánh xe, không vượt quá phía trước, phía sau xe quá 1 m. Các loại xe trên đây chỉ được hoạt động theo giờ, theo tuyến quy định; không làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.

    2- Khi hàng xếp vượt ra khỏi phía trước và phía sau xe dù chưa tới mức quy định trên đây thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ treo ở điểm đầu và điểm cuối của hàng hoá nhô ra phía trước và sau xe.

    3- Việc xếp rỡ hàng hoá lên xuống xe vào ban đêm từ 22 giờ đến 5 giờ sáng trong khu đông dân cư không được gây tiếng động lớn.

    Điều 61.-

    1- Cấm chở hàng hoá, hành lý trên mui các loại xe cơ giới 3 bánh kể cả xe lam.

    2- Cấm xếp hàng hoá, hành lý nhô ra hai bên thành xe cơ giới 3 bánh kể cả xe lam.

    3- Cấm chở hàng hoá, vật dụng vượt quá phía trước và phía sau 1/3 chiều dài thân xe 3 bánh kể cả xe lam.

    4- Cấm người ngồi cạnh người lái xe có càng điều khiển.

     

    Điều 62.-

    1- Đường phố, vỉa hè chỉ được dùng cho mục đích giao thông. Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể việc sử dụng một phần phía bên trong vỉa hè của một số đường phố đặc biệt được bày bán các loại hàng hoá.

    2- Cấm tụ tập đông người trên vỉa hè, lòng đường gây ùn tắc, cản trở giao thông. Trường hợp cần thiết phải được Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép.

    3- Cấm mọi hành vi lấn chiếm lòng, lề đường, hè phố để họp chợ, trưng bày, bán hàng hoá và treo bển quảng cáo, để vật liệu v.v...

    4- Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể việc bán hàng quán trên vỉa hè các đường phố vào ban đêm, bảo đảm không gây ách tắc giao thông, hợp vệ sinh và mỹ quan thành phố.

     

    Điều 63.-

    1- Tất cả các cơ quan đơn vị, tổ chức và cá nhân không được tự tiện để phương tiện vận tải ở vỉa hè, lòng đường. Khi xây dựng trụ sở, cơ quan, khách sạn, nhà hàng... phải có thiết kế nơi để xe và phải được Sở Giao thông công chính chấp nhận bằng văn bản thì mới được cấp giấy phép xây dựng.

    2- Trường hợp chưa xây được chỗ để phương tiện vận tải thì phải gửi xe ở những nơi quy định do Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp phép. Việc cấp phép nơi đỗ xe phải bảo đảm giao thông thông suốt.

     

    Điều 64.- Khi cần thiết phải đào đường, hè phố hoặc sử dụng hè phố để vật liệu phải có giấy phép của Sở Giao thông công chính và phải hoàn thành đúng thời gian quy định. Trên những đường phố chính chỉ được thi công vào ban đêm từ 22 giờ đến 5 giờ sáng. Khi thi công phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho các phương tiện giao thông và người đi lại. Khi hoàn thành công việc phải khôi phục lại mặt đường, hè phố theo nguyên trạng.

     

    Điều 65.- Trong trường hợp cây đổ, cột điện đổ, dây điện đứt hoặc các sự cố bất ngờ khác xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động giao thông, các cơ quan có trách nhiệm quản lý về các lĩnh vực trên phải kịp thời giải quyết hậu quả, đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.

     

    Điều 66.-

    1- Cấm đổ rác hoặc các vật dụng hay chất thải khác ra vỉa hè, đường phố. Các xe chở phân, rác, chất thải, vôi vữa, đất, cát, gạch, sỏi, than, xỉ lò... phải được che phủ kín, không được để rơi vãi, tung bụi trên đường phố. Nếu để rơi vãi, người điều khiển xe phải có trách nhiệm thu dọn xử lý hậu quả kịp thời.

    2- Xe chở đất, cát, chất thải từ công trình ra hoặc ngược lại chỉ được hoạt động từ 22 giờ đến 5 giờ sáng.

    3- Chủ công trường phải chịu trách nhiệm làm sạch đường trước 6 giờ sáng hàng ngày.

     

    Điều 67.-

    1- Súc vật đi trên đường phố, hè phố phải có người chăn dắt và có bịt mõm.

    2- Việc dẫn dắt súc vật đi trong nội thành, nội thị phải theo quy định của Uỷ ban Nhân dân thành phố.

    3- Cấm thả rông súc vật trên đường phố, hè phố.

    4- Người dẫn dắt súc vật phải chịu trách nhiệm thu dọn vệ sinh chất thải do súc vật thải ra trên đường phố, hè phố.

    5- Người điều khiển xe súc vật kéo phải luôn đi bên cạnh xe, chỉ người điều khiển xe ngựa chở khách được ngồi trên xe.

     

    Điều 68.- Cấm mọi hành vi tự ý tháo mở nắp cống trên vỉa hè, lòng đường. Khi phát hiện nắp cống bị tháo mở thì người đi đường, người ở ven phố phải đặt báo hiệu và báo ngay với trạm công an gần nhất để thông báo cho Sở Giao thông công chính kịp thời xử lý.

     

    Điều 69.-

    1- Cấm đặt các biển quảng cáo, biển hiệu, pa-nô, áp phích, trồng cây làm che khuất các biển báo hiệu, tín hiệu điều khiển giao thông.

    2- ở những đường phố đông người đi lại không được đặt các quảng cáo, pa-nô, áp phích trực diện với tầm nhìn làm phân tán sự chú ý của người lái xe ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

     

    Điều 70.- Các đơn vị quản lý giao thông và vệ sinh môi trường có trách nhiệm giữ gìn đường phố, vỉa hè sạch, phải kịp thời khôi phục các hư hỏng công trình giao thông, tín hiệu giao thông, sơn kẻ vạch trên đường đảm bảo cho giao thông an toàn thông suốt; phải áp dụng các biện pháp cần thiết để làm sạch mặt đường trước 6 giờ sáng hàng ngày.

     

    Điều 71.-

    1- Cấm lưu hành trên đường phố các loại xe cơ giới sử dụng xăng pha chì, hoặc xả khói đen làm ô nhiễm môi trường.

    2- Các loại xe cơ giới lưu hành trên đường phố phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn nồng độ khí xả và âm thanh theo quy định của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, phải làm sạch bùn đất bám ngoài thân vỏ xe.

    3- Cấm lưu hành trên đường phố các loại xe cơ giới không có bộ phận giảm thanh.

     

    Điều 72.-

    1- Tại các đoạn phố, ngả đường giao nhau quá chật hẹp, khuất tầm nhìn phải đặt biển báo hiệu, tín hiệu cần thiết và có lối dành riêng cho người đi bộ sang ngang đường.

    2- Tại nơi có trung tâm thương mại, nhà hát, trường học, bệnh viện phải bố trí lối dành riêng cho người đi bộ sang ngang đường thuận tiện với lối ra vào.

    CHươNG VII
    ĐIềU KHOảN CUốI CùNG

     

    Điều 73.- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình trạng thực tế của cầu đường và theo quyền hạn quy định chi tiết thi hành Điều lệ này.

     

    Điều 74.- Những điều quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị trước đây trái với Điều lệ này đều bãi bỏ.

    Điều lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 1995.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 30/09/1992 Hiệu lực: 02/10/1992 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 36/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
    Ban hành: 10/07/2001 Hiệu lực: 25/07/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    03
    Thông tư 73/TTg của Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung việc thu phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
    Ban hành: 30/10/1995 Hiệu lực: 30/10/1995 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản hướng dẫn
    04
    Nghị định 75/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ
    Ban hành: 26/09/1998 Hiệu lực: 14/10/1998 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản sửa đổi, bổ sung
    05
    Chỉ thị về việc tổ chức thực hiện Nghị định của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và đường thủy nội địa
    Ban hành: 05/07/1996 Hiệu lực: 05/07/1996 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Nghị định 80/CP của Chính phủ về việc quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải
    Ban hành: 05/12/1996 Hiệu lực: 05/12/1996 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 28/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập- khẩu năm 1997
    Ban hành: 13/01/1997 Hiệu lực: 01/01/1997 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông tư 94/1997/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn bổ sung chế độ thu và quản lý Nhà nước về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
    Ban hành: 29/12/1997 Hiệu lực: 12/01/1998 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Thông tư 61-TC/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về viêc hướng dẫn chế độ quản lý kinh phí an toàn giao thông do ngân sách Trung ương đài thọ
    Ban hành: 13/05/1998 Hiệu lực: 28/05/1998 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Thông tư 522/1999/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn đăng ký, cấp biển số và kiểm tra an toàn kỹ thuật các loại xe, máy chuyên dùng thi công đường bộ
    Ban hành: 20/10/1999 Hiệu lực: 01/01/2000 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Chỉ thị 252/2000/CT-BGTVT của Bộ Giao thông vân tải về việc tăng cường bảo vệ hành lang bảo vệ đường bộ
    Ban hành: 26/06/2000 Hiệu lực: Đang cập nhật Tình trạng: Chưa xác định
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Thông tư 10/2000/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các đồ án quy hoạch xây dựng
    Ban hành: 08/08/2000 Hiệu lực: 23/08/2000 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Chỉ thị 20/2002/CT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc tiếp tục nâng cao trách nhiệm quản lý đào tạo sát hạch và cấp giấy phép lái xe.
    Ban hành: 11/11/2002 Hiệu lực: Đang cập nhật Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Quyết định 145/2002/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về thủ tục đăng ký, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu huỷ, nhân thuốc, bao bì, đóng gói, hội thảo, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
    Ban hành: 18/12/2002 Hiệu lực: 02/01/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    15
    Nghị định 23/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quy định niên hạn sử dụng của ô tô tải và ô tô chở người
    Ban hành: 13/01/2004 Hiệu lực: 31/01/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    16
    Thông tư liên tịch 16/2004/TTLT-BCA-BQP của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện một số Điều của Luật Giao thông đường bộ về tổ chức đăng ký, cấp biển số cho xe ôtô làm nhiệm vụ kinh tế của các doanh nghiệp quốc phòng, xe quân độ có nhu cầu cấp biển số xe dân sự và việc kiểm tra, xử lý xe quân đội vi phạm hành chính về giao thông đường bộ
    Ban hành: 01/11/2004 Hiệu lực: 12/12/2004 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    17
    Quyết định 4194/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành đến ngày 30/11/2007 đã hết hiệu lực pháp luật
    Ban hành: 31/12/2007 Hiệu lực: 31/12/2007 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    18
    Quyết định 494/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành
    Ban hành: 02/03/2010 Hiệu lực: 02/03/2010 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    19
    Quyết định 1291/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải đến hết ngày 31/01/2014
    Ban hành: 11/04/2014 Hiệu lực: 11/04/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    20
    Quyết định 1291/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải đến hết ngày 31/01/2014
    Ban hành: 11/04/2014 Hiệu lực: 11/04/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản sửa đổi, bổ sung (01)
    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Nghị định 36/CP bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chính phủ
    Số hiệu:36/CP
    Loại văn bản:Nghị định
    Ngày ban hành:29/05/1995
    Hiệu lực:01/08/1995
    Lĩnh vực:An ninh trật tự, Giao thông
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Võ Văn Kiệt
    Ngày hết hiệu lực:25/07/2001
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (15)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X