hieuluat

Quyết định 334/2005/QĐ-TTg Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho Cảnh sát giao thông đường bộ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:29&30 - 12/2005
    Số hiệu:334/2005/QĐ-TTgNgày đăng công báo:25/12/2005
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày ban hành:15/12/2005Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:09/01/2006Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:An ninh trật tự, Giao thông
  • QUYẾT ĐỊNH

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 334/2005/QĐ-TTG
    NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2005 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN
    "TĂNG CƯỜNG BIÊN CHẾ, TRANG THIẾT BỊ VÀ ĐÀO TẠO
    CHO LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ"

     

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;

    Căn cứ kết luận của Thủ tướng Chính phủ về Đề án "Tăng cường biên chế, trang thiết bị, đào tạo, chế độ, chính sách cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ" (thông báo số 166/TB-VPCP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Văn phòng Chính phủ);

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an tại tờ trình số 77/BCA(C11) ngày 20 tháng 9 năm 2005; ý kiến của Bộ Giao thông vận tải (Công văn số 6791/BGTVT-VT ngày 28 tháng 10 năm 2005); ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Công văn số 7477 BKH/QPAN ngày 28 tháng 10 năm 2005); ý kiến của Bộ Tài chính (Công văn số 13819/BTC-VI ngày 02 tháng 11 năm 2005),

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Phê duyệt Đề án "Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ" của Bộ Công an với các nội dung chủ yếu sau:

    1. Tên Đề án: "Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ".

    2. Mục tiêu của Đề án:

    Tăng cường hệ thống kiểm soát giao thông đường bộ về biên chế, trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng cảnh sát giao thông trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm giao thông thông suốt; làm giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và đấu tranh có hiệu quả chống các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông.

    3. Chủ Đề án: Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an.

    4. Hình thức quản lý Đề án:

    Chủ Đề án trực tiếp quản lý và thực hiện Đề án.

    5. Nội dung của Đề án:

    a) Tổ chức hệ thống trạm cảnh sát kiểm soát giao thông trên quốc lộ trọng điểm; trước mắt tập trung thực hiện thí điểm trên tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 5 và quốc lộ 51; sau đó tổ chức rút kinh nghiệm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi triển khai tiếp. Xây dựng trạm kiểm soát giao thông tại cửa ô các thành phố lớn trực thuộc Trung ương nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm kiểm soát giao thông ra vào nội thành và sẵn sàng ứng phó với các tình huống đột xuất. Xây dựng hệ thống thông tin chỉ huy Cảnh sát giao thông đường bộ gắn với hệ thống thông tin chỉ huy chung của ngành Công an. Xây dựng cơ chế phối hợp trách nhiệm quản lý nhà nước của các địa phương và sự chỉ huy, điều hành thống nhất từ Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an để làm giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông cả trước mắt và lâu dài.

    b) Từng bước tăng cường biên chế cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ trực tiếp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông; nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện đồng thời đảm bảo chế độ, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ.

    c) Tăng cường trang bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật thiết yếu phục vụ trực tiếp cho công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông và đấu tranh chống các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông.

    6. Các nội dung trên đây của Đề án được xây dựng thành 3 dự án thành phần:

    - Dự án 1: tổ chức hệ thống kiểm soát giao thông đường bộ; xây dựng trạm cảnh sát giao thông trên quốc lộ trọng điểm, trạm cảnh sát giao thông cửa ô ở các thành phố trực thuộc Trung ương.

    Chủ đầu tư: Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an.

    - Dự án 2: tăng cường biên chế, đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ.

    Chủ đầu tư: Tổng cục Xây dựng lực lượng - Bộ Công an.

    - Dự án 3: tăng cường phương tiện giao thông, thiết bị kỹ thuật, hệ thống thông tin chỉ huy phục vụ công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ.

    Chủ đầu tư: Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an.

    7. Tổng mức đầu tư cho các dự án thành phần là 1.038 tỷ đồng; trong đó dự án 1 là 170 tỷ đồng, dự án 3 là 868 tỷ đồng.

    8. Nguồn vốn: Dự án 1 và dự án 3 được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước từ vốn đầu tư xây dựng tập trung, nguồn vốn cho dự án 2 được bố trí trong dự toán ngân sách (chi thường xuyên) hàng năm của Bộ Công an theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

    9. Thời gian thực hiện các dự án thành phần kèm theo Đề án: từ năm 2003 đến hết năm 2007.

     

    Điều 2. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án

    1. Giao Bộ trưởng Bộ Công an trên cơ sở ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo hoàn chỉnh dự án và quyết định phê duyệt các dự án thành phần số 1 và số 3, chỉ đạo triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật hiện hành:

    - Đối với dự án 1: triển khai thí điểm trên tuyến quốc lộ trọng điểm là quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 51. Sau đó tổ chức rút kinh nghiệm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi triển khai toàn bộ dự án. Chuyển phương án xây dựng Trung tâm thông tin chỉ huy về dự án 3.

    - Đối với dự án 3: việc mua sắm thiết bị chủ yếu phục vụ công tác giám sát tuần tra phải được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định hiện hành, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; lưu ý mua sắm thiết bị có tính năng tương tự bảo đảm chất lượng được sản xuất trong nước. Các thiết bị phục vụ thông tin chỉ huy phải tận dụng hệ thống đã có và kết nối với chỉ huy chung của ngành Công an.

    Nếu trong quá trình triển khai dự án, xét thấy cần phải điều chỉnh, thay đổi danh mục đầu tư hoặc điều chỉnh dự toán của các dự án thành phần: giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định và chịu trách nhiệm, nhưng phải bảo đảm đúng mục tiêu và nằm trong khuôn khổ tổng mức đầu tư đã được duyệt cho từng dự án.

    2. Bộ Công an phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Giao thông vận tải tính toán bố trí đất để xây dựng trạm cảnh sát giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, trạm cảnh sát giao thông tại cửa ô các thành phố trực thuộc Trung ương theo đề xuất của Bộ Công an.

    3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí vốn để đảm bảo triển khai các dự án đúng tiến độ, niên độ và theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

    4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tính toán cụ thể số lượng biên chế tăng cho cảnh sát giao thông theo yêu cầu nhiệm vụ được giao và phù hợp với khả năng đào tạo huấn luyện; phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán cụ thể kinh phí hàng năm cho việc tuyển dụng, đào tạo và bảo đảm chế độ, chính sách cho số cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông được tăng thêm (dự án 2).

    5. Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo đúng tiến độ, niên độ; có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các dự án thành phần, không để lãng phí, thất thoát.

     

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

     

    Điều 4. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Nội vụ và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     

    KT. Thủ tướng

    Phó Thủ tướng

    Nguyễn Tấn Dũng đã ký

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị quyết 13/2002/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông
    Ban hành: 19/11/2002 Hiệu lực: 19/11/2002 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Chỉ thị 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông
    Ban hành: 25/11/2016 Hiệu lực: 25/11/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 334/2005/QĐ-TTg Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho Cảnh sát giao thông đường bộ

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:334/2005/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:15/12/2005
    Hiệu lực:09/01/2006
    Lĩnh vực:An ninh trật tự, Giao thông
    Ngày công báo:25/12/2005
    Số công báo:29&30 - 12/2005
    Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X