hieuluat

Quyết định 515/QĐ-BLĐTBXH tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:515/QĐ-BLĐTBXHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Trọng Đàm
    Ngày ban hành:28/04/2014Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:28/04/2014Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:An ninh trật tự, Hành chính
  • BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    -------------------
    Số: 515/QĐ-BLĐTBXH
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------------------
    Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2014
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT 10 NĂM
    THI HÀNH PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM NĂM 2003
    -------------------------------------
    BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
     
     
    Căn cứ Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003;
    Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
    Căn cứ Thông báo số 34/TB-VPCP ngày 23/1/2014 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2014;
    Xét đề nghị của Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003.
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
    Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

     Nơi nhận:
    - Như Điều 3 (để t/h);
    - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
    - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (để b/c);
    - Các Bộ, ngành, cơ quan TW các tổ chức đoàn thể;
    - UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
    - Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (để t/h);
    - Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
    - Lưu: VT, CPCTNXH (4b).
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Trọng Đàm
     
    KẾ HOẠCH
    TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM NĂM 2003
    (Ban hành kèm theo Quyết định số: 515/QĐ-LĐTBXH ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
     
     
    Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại Thông báo số 34/TB-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2013, giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003, xây dựng Báo cáo đánh giá tác động trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003.
    Để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Cơ quan Thường trực về Chương trình phòng, chống mại dâm của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, xây dựng Kế hoạch và hướng dẫn tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 như sau:
    I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI TỔNG KẾT
    Trên cơ sở đánh giá một cách khách quan, toàn diện về tình hình và kết quả thực hiện các quy định của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành 10 năm qua: (1) Làm rõ tác động của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm đối với công tác phòng, chống tệ nạn xã hội (trong đó có phòng, chống mại dâm) và sự phát triển kinh tế - xã hội, tình hình an ninh, trật tự xã hội; (2) Đánh giá mức độ thống nhất, tương thích và phù hợp giữa Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 với các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế có liên quan; (3) Những hạn chế, bất cập trong quy định và trong tổ chức thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003; những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm cần được điều chỉnh; (4) Kiến nghị, đề xuất các nội dung cụ thể cần phải sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003.
    Các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương chỉ đạo và tổ chức tổng kết nghiêm túc, thiết thực, tiết kiệm và đảm bảo tiến độ, thời gian, tránh tư tưởng coi nhẹ, làm qua loa đại khái hoặc ngược lại tổ chức cồng kềnh, tốn kém không cần thiết.
    Tổng kết toàn diện tình hình và kết quả thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 từ 01/01/2003 đến ngày 31/12/2013 ở 2 cấp: Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố và toàn quốc.
    II. NỘI DUNG TỔNG KẾT
    Nội dung tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 tập trung vào 04 nội dung sau:
    1. Về xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 (bao gồm văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành của các Bộ, ngành, Trung ương và văn bản triển khai thực hiện của các địa phương).
    2. Về chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm của các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và các địa phương. Đặc biệt chú trọng đánh giá công tác phối hợp liên ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn mại dâm của các Bộ, ngành liên quan và địa phương trên phạm vi cả nước.
    3. Về bố trí ngân sách và huy động nguồn lực xã hội khác cho công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm ở các cấp, các ngành.
    4. Về công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết hàng năm, 5 năm về công tác phòng, chống mại dâm.
    Trong 4 nội dung trên đi sâu đánh giá, làm rõ: (i) Kết quả đạt được; (ii) Những tồn tại, bất cập, yếu kém; (iii) Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập là gì? Trong đó làm rõ cần phân tích, làm rõ những bất cập, hạn chế, vướng mắc của các quy định trong Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, từ đó đề xuất, kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung gì?
    III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH TỔNG KẾT
    1. Đối với các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương bám sát vào các nhiệm vụ được giao theo chức năng, tiến hành xây dựng dự thảo báo cáo đánh giá, tổng kết (Phụ lục 1); tổ chức hội nghị tổng kết trong nội bộ cơ quan thảo luận, góp ý cho dự thảo báo cáo tổng kết; hoàn thiện báo cáo gửi về Ban chỉ đạo Trung ương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Cơ quan Thường trực về Chương trình phòng, chống mại dâm của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm).
    Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, dự thảo báo cáo tổng kết (Phụ lục 2); đưa ra thảo luận tại Hội nghị cấp tỉnh, thành phố để thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến; hoàn thiện báo cáo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố duyệt ký gửi Ban chỉ đạo Trung ương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Cơ quan Thường trực về Chương trình phòng, chống mại dâm của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm).
    Hội nghị tổng kết ở cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì, có sự tham gia của lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo các quận, huyện tham dự.
    Có thể tổ chức Hội nghị trực tuyến hoặc Hội nghị tập trung do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương.
    - Các Bộ, ngành, Đoàn thể Trung ương và địa phương hoàn thành việc tổng kết và gửi Báo cáo tổng kết về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, số 2 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trước ngày 15 tháng 7 năm 2014.
    - Hội nghị tổng kết toàn quốc sẽ tiến hành bằng hình thức trực tuyến do Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm chủ trì, dự kiến tổ chức vào tháng 10 năm 2014.
    - Các Bộ, ngành, Đoàn thể Trung ương và các địa phương sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của đơn vị, địa phương để thực hiện hoạt động tổng kết.
    - Hội nghị tổng kết toàn quốc sử dụng kinh phí đã bố trí trong Chương trình hành động phòng, chống mại dâm năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện.
    Nhận được Kế hoạch này đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương chủ động, tích cực triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, thời gian và chất lượng công tác tổng kết./.
     
    PHỤ LỤC 1

    BỘ, NGÀNH, ĐOÀN THỂ
    TƯ………….
    -----------------
    Số:      /BC-…
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    --------------------------
    Hà Nội, ngày     tháng     năm 2014
     
    BÁO CÁO
    TỔNG KẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM NĂM 2003
     
     
    I. ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM NĂM 2003 TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG CỦA BỘ, NGÀNH, TỔ CHỨC
    Đánh giá sự tác động của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 và thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 đối với:
    - Việc bảo đảm các quyền, lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân trong quan hệ pháp luật phòng, chống mại dâm năm 2003;
    - Sự góp phần bảo vệ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe nhân dân, xây dựng và phát triển con người Việt Nam;
    II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM NĂM 2003
    1. Đánh giá những bất cập, hạn chế trong quy định của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 (Đánh giá theo chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước được được phân công tại Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003).
    2. Đánh giá về mối quan hệ chồng chéo, mâu thuẫn, trùng lặp giữa quy định của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 với quy định của các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan.
    3. Xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn công tác phòng, chống mại dâm chưa được pháp luật quy định và cần được pháp luật điều chỉnh.
    Trong trường hợp, Bộ, ngành, tổ chức thấy có những nội dung mới nảy sinh trong thực tiễn công tác phòng, chống mại dâm nhưng chưa được pháp luật quy định và cần được pháp luật điều chỉnh, thì đề nghị Bộ, ngành, tổ chức tổng kết, đánh giá về nội dung đó.
    III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
    Trên cơ sở tổng kết, đánh giá, đề xuất những vấn đề cần được sửa đổi, bổ sung trong Pháp lệnh phòng, chống mại dâm:
    - Về nội dung cơ bản, bố cục, kết cấu của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003;
    - Kiến nghị cụ thể về các vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung trong Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003.
     

     Nơi nhận:
    - Bộ LĐTBXH;
    - … ...;
    LÃNH ĐẠO BỘ, NGÀNH, TỔ CHỨC
    (Ký tên đóng dấu)
     
    PHỤ LỤC 2

    ỦY BAN NHÂN DÂN …..
    -----------------
    Số:      /BC-…
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ------------------------
    ……………., ngày     tháng     năm 2014
     
     
    BÁO CÁO
    TỔNG KẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM NĂM 2003
     
     
    I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM 2013
    1. Thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm
    - Đánh giá đúng thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm hiện nay tại địa phương (số lượng người bán dâm, tội phạm liên quan đến mại dâm, các vi phạm hành chính liên quan đến mại dâm, phương thức, thủ đoạn hoạt động mại dâm, mức độ ảnh hưởng của tệ nạn mại dâm đối với tình hình an ninh, trật tự xã hội ở địa phương...);
    - Việc đánh giá phải có số liệu minh chứng cụ thể để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của báo cáo.
    2. Đánh giá thực tiễn 10 năm thi hành Pháp lệnh mại dâm
    Việc đánh giá cần tập trung vào các vấn đề cơ bản đã đạt được trong quá trình thực thi Pháp lệnh phòng, chống tệ nạn mại dâm. Cụ thể:
    a) Đường lối, chủ trương của Đảng về công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm đã được thể chế hóa trong nội dung của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 hay chưa.
    b) Những kết quả cơ bản đã đạt được trong việc tổ chức thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 10 năm qua:
    - Về xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 (các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành liên quan đến công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm của địa phương).
    - Về chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm. Đặc biệt chú trọng đánh giá công tác phối hợp liên ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn mại dâm của các Bộ, ngành liên quan và địa phương trên phạm vi cả nước.
    - Về bố trí ngân sách và huy động nguồn lực xã hội khác cho công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm ở các cấp, các ngành.
    - Về công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết hàng năm, 5 năm về công tác phòng, chống mại dâm.
    c) Những hạn chế, khó khăn trong thực tiễn triển khai Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 tại địa phương. Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn nêu trên khi áp dụng những quy định của Pháp lệnh trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm (do còn thiếu các quy định của Pháp lệnh hay quy định của Pháp lệnh chưa rõ, chưa đầy đủ; các quy định còn chồng chéo, không thống nhất; do điều kiện để thực thi Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 còn hạn chế như điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, thẩm quyền....).
    ii. bối cảnh, tình hình mới và những kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp lệnh phòng, chống tệ nạn mại dâm năm 2003
    - Bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có những thay đổi tác động đến công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm.
    - Những yêu cầu mới trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm đặt ra từ thực tiễn quản lý nhà nước ở địa phương.
    - Về quan điểm, cách thức ứng xử của Nhà nước đối với tệ nạn mại dâm trong tình hình hiện nay;
    - Về các nội dung chính của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 (các quy định còn phù hợp; các quy định cần phải sửa đổi, bổ sung....).
    - Xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn công tác phòng, chống mại dâm ở địa phương cần được điều chỉnh trong Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003./.
     

     Nơi nhận:
    - Bộ LĐTBXH;
    - … ..;
    CHỦ TỊCH UBND
    (Ký tên đóng dấu)
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Pháp lệnh 10/2003/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phòng, chống mại dâm
    Ban hành: 17/03/2003 Hiệu lực: 01/07/2003 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 106/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Ban hành: 20/12/2012 Hiệu lực: 01/03/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 515/QĐ-BLĐTBXH tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Số hiệu:515/QĐ-BLĐTBXH
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:28/04/2014
    Hiệu lực:28/04/2014
    Lĩnh vực:An ninh trật tự, Hành chính
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Trọng Đàm
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X