hieuluat

Thông tư 56/2017/TT-BYT chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật ATVSLĐ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:56/2017/TT-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Phạm Lê Tuấn
    Ngày ban hành:29/12/2017Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/03/2018Tình trạng hiệu lực:Đã sửa đổi
    Lĩnh vực:Bảo hiểm, Y tế-Sức khỏe

    Tóm tắt văn bản

    Ngày 29/12/2017, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 56/2017/TT-BYT về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.

    Theo đó, các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 01 lần gồm: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn; Các bệnh, tật ngoài các bệnh trên có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự phục vụ được nhu cầu sinh hoạt, cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

    Ngoài ra, mỗi lần khám chỉ được cấp 01 giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

    Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.

    Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/03/2018; Thay thế Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12/05/2016.

  • BỘ Y TẾ
    -------

    Số: 56/2017/TT-BYT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

     

     

    THÔNG TƯ

    QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG THUỘC LĨNH VỰC Y TẾ

     

    Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;

    Căn cứ  Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13  ngày 25 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em,

    Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.

     

    Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư này quy định về:

    1. Bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.

    2. Khám giám định mức suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tn thương cơ thể) để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và thân nhân.

    3. Việc cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, trích sao hồ sơ bệnh án, giấy xác nhận nghỉ dưỡng thai, giấy xác nhận không đủ sc khỏe để chăm sóc con sau khi sinh và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo him xã hội.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 43 của Luật an toàn vệ sinh lao động.

    2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này đang bảo lưu thời gian đóng bảo him xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    3. Người đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ tử tuất là thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là thân nhân người lao động).

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Thời gian nghỉ việc điều trị ngoại trú là thời gian người lao động không đủ sức khỏe để đi làm và được người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ch định điều trị ngoại trú.

    2. Bản sao hợp lệ là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.

    3. Trích sao hồ sơ bệnh án là bn tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định của pháp luật về khám bệnh, cha bệnh.

     

    Chương II. BỆNH ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN VÀ HỒ SƠ KHÁM GIÁM ĐỊNH ĐỂ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

     

    Điều 4. Bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

    Các bệnh được hưng chế độ bảo hiểm xã hội một lần gồm:

    1. Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

    2. Các bệnh, tật ngoài các bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

    Điều 5. Hồ sơ khám giám định lần đầu

    1. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:

    a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;

    b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mu hồ sơ bệnh án;

    c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;

    d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.

    Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.

    đ) Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

    2. Hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp:

    a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời đim đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng;

    b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;

    c) Bản tóm tt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).

    Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.

    d) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

    3. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động:

    a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;

    b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

    c) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

    4. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất:

    a) Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

    b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

    c) Một trong các giấy tờ quy định lại điểm d khoản 1 Điều này.

    5. Hồ sơ khám giám định để xác định lao động n không đủ sức khỏe đ chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưng thai:

    a) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

    b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án (Bệnh án sản khoa hoặc bệnh khác), Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

    c) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

    6. Hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

    a) Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

    b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

    c) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

    Điều 6. Hồ sơ khám giám định lại do tái phát

    1. Hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động:

    a) Giấy đề nghị khám giám định theo mu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

    b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái phát.

    Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có kh năng điều trị ổn định.

    c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó.

    Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.

    d) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

    2. Hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát:

    a) Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

    b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;

    c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái phát.

    Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.

    d) Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ biên bn giám định y khoa lần gần nhất.

    Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.

    đ) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

    Điều 7. Hồ sơ khám giám định tổng hợp

    1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định tổng hợp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

    2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bn giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định.

    3. Các giấy tờ khác theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 hoặc Điều 6 Thông tư này phù hợp với đối tượng và loại hình giám định.

    4. Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

    Điều 8. Hồ sơ giám định phúc quyết do vượt khả năng chuyên môn

    1. Giấy giới thiệu do Lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa ký tên và đóng dấu theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

    2. Hồ sơ giám định theo quy định tại một trong các điều 5, 6 hoặc 7 Thông tư này phù hợp từng đối tượng và loại hình khám giám định.

    3. Biên bản giám định y khoa đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng hoặc văn bản họp Hội đồng Giám định y khoa xác định lý do vượt khả năng chuyên môn đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh chưa khám giám định cho đối tượng do lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa ký đóng dấu.

    Điều 9. Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo đề nghị của tổ chức, cá nhân

    1. Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết của một trong các cơ quan sau đây:

    a) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế;

    b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    c) Sở Y tế;

    d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

    đ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội từ cấp tỉnh trở lên;

    e) Người sử dụng lao động;

    g) Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã giám định cho đối tượng nhưng đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng đó và đề nghị giám định phúc quyết. Văn bản đề nghị phải do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tnh nơi đã khám cho đối tượng ký và đóng dấu, trong đó phải ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị giám định phúc quyết đồng thời phải kèm theo Giấy đề nghị giám định phúc quyết của đối tượng đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.

    2. Bản sao hợp lệ hồ sơ giám định y khoa theo quy định tại một trong các điều 5, 6 hoặc 7 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng và loại hình giám định.

    3. Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.

    Điều 10. Hồ sơ khám giám định phúc quyết lần cuối

    1. Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối của một trong các cơ quan sau đây:

    a) Bộ Y tế;

    b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    c) Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

    d) Người sử dụng lao động;

    đ) Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương đã giám định cho đối tượng nhưng đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị giám định phúc quyết.

    Văn bản đề nghị phải do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương nơi đã khám cho đối tượng ký và đóng dấu, trong đó phải ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng đồng thời phải kèm theo Giấy đề nghị giám định phúc quyết lần cuối của đối tượng đó.

    2. Quyết định thành lập Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    3. H sơ giám định y khoa theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 9 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng và loại hình khám giám định.

    4. Biên bản giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương.

    Điều 11. Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định

    1. Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:

    a) Giám định đng bảo hiểm xã hội một lần;

    b) Giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo him xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;

    c) Giám định đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm mắc bệnh nghề nghiệp;

    d) Giám định để xác định không đủ sức khỏe đ nuôi con sau khi sinh, người lao động phải nghỉ dưỡng thai hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghng thai;

    đ) Giám định đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;

    g) Giám định tái phát, bao gồm cả người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát;

    h) Giám định tổng hợp đối với trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc nghỉ hưu.

    Trường hợp người lao quy định tại Khoản này vì lý do sức khỏe mà không thể tự lập hồ sơ thì người sử dụng lao động hoặc thân nhân của người lao động có thể thay mặt người lao động đó lập hồ sơ khám giám định. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, trong đó phải có xác nhận về tình trạng nhân thân của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã.

    2. Thân nhân của người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, trong đó phải có xác nhận về tình trạng nhân thân của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi người đó cư trú.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:

    a) Không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều này;

    b) Người lao động theo quy định tại Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

    4. Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ giám định đối với trường hợp khám giám định phúc quyết.

    5. Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định phúc quyết lần cuối.

    Điều 12. Thời hạn giám định lại

    1. Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời hạn giám định lại ít nhất sau 02 năm (đủ 24 tháng), kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gần nhất trước đó, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

    2. Trường hợp xác định tổn thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi mức độ tổn thương thì Hội đồng Giám định y khoa được kết luận thời hạn lần khám giám định tiếp theo ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Đối với người đã được giám định ngoài đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nhưng có Tóm tắt hồ sơ bệnh án mới hoặc Giấy ra viện mới trong đó thể hiện mc thêm bệnh khác hoặc bệnh đã được giám định thay đổi mức độ nặng lên hoặc nhẹ đi so với tình trạng bệnh, tật được kết luận trong Biên bản Giám định y khoa ln gần nhất thì được đề nghị giám định trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày có Tóm tắt hồ sơ bệnh án mới hoặc Giấy ra viện mới.

    Điều 13. Trình tự, nội dung khám giám định

    1. Việc giải quyết hồ sơ giám định y khoa và trình tự khám giám định y khoa được thực hiện theo quy định của Thông tư số 52/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 52/2016/TT-BYT).

    2. Nội dung khám giám định tai nạn lao động:

    a) Nội dung khám giám định tai nạn lao động lần đầu theo tổn thương ghi nhận tại Giấy chứng nhận thương tích;

    b) Nội dung khám giám định tai nạn lao động tái phát: Khám giám định lại toàn bộ các tổn thương ghi nhận tại Giấy chứng nhận thương tích và:

    - Tổn thương tái phát được ghi nhận tại Tóm tắt hồ sơ bệnh án phù hợp với Giấy chứng nhận thương tích;

    - Tổn thương không có khả năng điều trị ổn định ghi nhận tại bản Tóm tắt hồ sơ bệnh án đối với đối tượng quy định tại điểm c khoán 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;

    - Tổn thương do tai nạn lao động tiếp tục tiến triển được ghi nhận tại Biên bản giám định y khoa theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này;

    c) Nội dung khám giám định tổng hợp nhiều tai nạn lao động theo điểm a và điểm b Khoản này phù hợp với từng trường hợp.

    3. Nội dung khám giám định bệnh nghề nghiệp:

    a) Nội dung khám giám định bệnh nghề nghiệp lần đầu theo Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và tổn thương do bệnh nghề nghiệp còn trong thời gian bảo đảm theo quy định của pháp luật;

    b) Nội dung khám giám định bệnh nghề nghiệp tái phát: Khám giám định lại toàn bộ các tổn thương ghi nhận tại Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và:

    - Tổn thương tái phát được ghi nhận tại Tóm tắt hồ sơ bệnh án phù hợp với Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp lần liền kề trước đó;

    - Tổn thương không có khả năng điều trị ổn định ghi nhận tại bản Tóm tắt hồ sơ bệnh án đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;

    - Tổn thương do tai nạn lao động tiếp tục tiến triển được ghi nhận tại Biên bản giám định y khoa theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này;

    c) Nội dung khám giám định tổng hợp nhiều bệnh nghề nghiệp theo điểm a và điểm b Khoản này phù hợp với từng trường hợp.

    4. Nội dung khám giám định đ hưởng chế độ hưu trí, chế độ tuất và nghỉ do không đủ sức khỏe để nuôi con sau khi sinh hoặc nghỉ dưỡng thai, nhận con nhờ mang thai hộ, khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ theo các giấy tờ quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 5 và khoản 2 Điều 12 Thông tư này phù hợp với từng trường hợp.

    Trường hợp đã có Biên bản khám giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc thương binh thì không thực hiện khám giám định lại các bệnh, thương tật đã ghi nhận trong Biên bản đó.

    Trường hợp đã có Biên bản khám giám định y khoa đối với các tổn thương và tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thương binh và không trùng với tn thương do bệnh mới mắc thì tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thương binh đã được xác định sẽ được cộng với tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật được đề nghị khám giám định.

    Trường hợp khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Biên bản khám giám định y khoa phải th hiện rõ các nội dung theo quy định của Điều 4 Thông tư này.

    5. Nội dung khám giám định tổng hợp được thực hiện như sau:

    a) Nội dung khám giám định tng hợp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này phù hợp với từng đối tượng;

    b) Trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nhưng mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp trùng lặp với tổn thương trước đây:

    Thực hiện khám đúng, đủ thương tật, bệnh nghề nghiệp hiện có và căn cứ vào kết quả khám để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch s 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH).

    c) Trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nay bị mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp gây tổn thương không trùng lặp với tổn thương trước đây:

    Thực hiện khám đúng, đủ thương tật, bệnh nghề nghiệp của ln này và cộng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc nghề nghiệp được kết luận trong Biên bản khám giám định y khoa của lần liền kề trước đó theo phương pháp quy định tại Thông tư số liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH.

    d) Trường hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ:

    - Trường hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì Hội đồng Giám định y khoa cộng tỷ lệ tổn thương cơ thể của các biên bản giám định đó theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH và ban hành Biên bn giám định mới.

    - Ngoài trường hợp nêu trên thì Hội đồng Giám định y khoa thực hiện khám giám định đối với toàn bộ các tổn thương được ghi nhận trong Biên bản giám định gần nhất và tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể với tỷ lệ tổn thương cơ thể được ghi nhận trong Biên bản giám định còn lại.

    Điều 14. Thời hạn giá trị Biên bản giám định y khoa

    Biên bản giám định y khoa có giá tr đến khi có biên bản giám định liền kề sau đó với cùng nội dung và mục đích giám định.

     

    Chương III. CẤP GIẤY RA VIỆN, GIẤY CHỨNG SINH, TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN, GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ DƯỠNG THAI, GIẤY CHỨNG NHẬN KHÔNG ĐỦ SỨC KHỎE ĐỂ CHĂM SÓC CON SAU KHI SINH

     

    Điều 15. Cấp giấy ra viện

    1. Thẩm quyền cấp giấy ra viện: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.

    2. Mu và cách ghi giấy ra viện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

    3. Trường hợp người bệnh được lưu tại Trạm y tế xã theo quy định tại đim a khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bo hiểm y tế khi kết thúc điều trị, theo dõi tại Trạm y tế thì được cấp giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

    Điều 16. Cấp giấy chứng sinh

    1. Thẩm quyền cấp giấy chứng sinh: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép thực hiện dịch vụ đ đẻ.

    2. Thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh và Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Thông tư bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh.

    3. Mu và cách ghi giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

    Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện k thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo quy định tại Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh.

    Điều 17. Cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án

    1. Thẩm quyền cấp tóm tt hồ sơ bệnh án: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.

    2. Mu và cách ghi tóm tắt hồ sơ bệnh án thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.

    3. Trường hợp người bệnh được lưu tại Trạm y tế xã theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế khi kết thúc điều trị, theo dõi tại Trạm y tế thì được cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.

    Điều 18. Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai

    1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưng thai:

    a) Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giy chứng nhận nghỉ dưng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;

    b) Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;

    c) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

    2. Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân phải dựa trên cơ sở kết quả hội chẩn các chuyên khoa có liên quan đến tình trạng bệnh lý của người bệnh.

    3. Việc chng nhận nghỉ dưỡng thai thực hiện như sau:

    a) Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đã nghỉ việc trong trường hợp điều trị ngoại trú;

    b) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp điều trị ngoại trú;

    c) Biên bản giám định y khoa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 52/2016/TT-BYT đối với trường hợp do Hội đồng Giám định y khoa cấp;

    d) Giấy ra viện theo mu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.

    4. Trường hợp giám định đ nghỉ dưng thai thì trong biên bản bản giám định y khoa phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mc bệnh cần cha trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày.

    Thời hạn nghỉ dưỡng thai thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa: Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

    Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.

    Ví dụ: Ngày khám là ngày 13 tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến ngày 11 tháng 8 năm 2018).

    Biên bản giám định y khoa để nghỉ dưỡng thai chỉ có giá trị trong việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau và thai sản.

    5. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghĩ dưng thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

    6. Trường hợp bị mt giấy chứng nhận nghỉ dưng thai trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưng thai:

    a) Người đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưng thai phải làm đơn đề nghị cấp bản sao giấy chng nhận nghỉ dưỡng thai và gửi cho đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưng thai bị mất;

    b) Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưng thai có trách nhiệm cấp lại bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưng thai.

    7. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưng thai trong thời hạn từ ngày làm việc thứ 06 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai: phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy giấy chng nhận nghỉ dưỡng thai.

    Điều 19. Cấp giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ mang thai hộ

    1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận không đ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ mang thai hộ: Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh trở lên.

    2. Biên bản giám định y khoa thực hiện theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 52/2016/TT-BYT, trong đó phần Kết luận phải ghi rõ là người mẹ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh.

    3. Kết luận quy định tại khoản 2 Điều này chỉ có giá trị để giải quyết hưởng chế độ thai sản.

     

    Chương IV. CẤP VÀ QUẢN LÝ GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

     

    Điều 20. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

    1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cu sau đây:

    a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, cha bệnh đó;

    b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

    Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.

    Trường hợp khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chỉ cấp một giấy chng nhận nghỉ việc hưng bảo hiểm xã hội.

    3. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưng bảo hiểm xã hội; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu ch ký với cơ quan bảo hiểm xã hội.

    Điều 21. Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

    1. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

    Đối với trường hợp có chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển tuyến.

    Đối với trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử theo mu TP/HT/1999-C1 quy định tại Quyết định số 1203-QĐ/1998/TP-HT ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ sách hộ tịch.

    2. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.

    Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo him xã hội căn cứ s ngày ngh ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

    3. Mu và cách ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.

    4. Kết luận về tình trạng sức khỏe quy định tại khoản 4 Điều này chỉ có giá trị trong thời gian 06 tháng kể từ ngày ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưng thai và chỉ có giá trị để giải quyết hưởng chế độ thai sản.

     

    Chương V. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

     

    Điều 22. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Y tế

    Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Cục Quản lý y, dược cổ truyền và Thanh tra Bộ:

    1. Tổ chức triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết việc triển khai Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.

    2. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết nhng vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư này theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Điều 23. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

    1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan trong hệ thống bảo hiểm xã hội tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.

    2. Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội địa phương hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc đăng tải công khai trên Trang tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh danh sách các cơ sở được cấp giy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cũng như phạm vi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của cơ sở đó. Kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Điều 24. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

    1. Chủ trì trong việc tổ chức triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết việc triển khai Thông tư này trên địa bàn quản lý.

    2. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư này theo quy định của pháp luật.

    Điều 25. Trách nhiệm của Hội đồng Giám định y khoa

    1. Cập nhật dữ liệu cấp các hồ sơ, giấy tờ, biên bản giám định y khoa vào cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh quốc gia để liên thông với hệ thống dữ liệu của cơ quan bảo hiểm xã hội. Tạo lập chứng từ điện tử về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 166/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và lộ trình do Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của chứng từ.

    2. Cung cấp cho người được giám định sau khi hoàn thành việc giám định các giấy tờ sau đây:

    a) Biên bản giám định;

    b) Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định;

    c) Bảng kê các nội dung giám định. Trường hợp nội dung giám định do cơ sở y tế khác thực hiện thì phải ghi rõ tên cơ sở y tế thực hiện nội dung giám định đó tại cột ghi chú.

    Điều 26. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    1. Phổ biến, quán triệt nội dung của Thông tư này đến toàn bộ người hành nghề và nhân viên của cơ sở mình.

    2. Cấp đầy đủ, kịp thời cho người lao động hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư này; giám sát việc ghi nội dung trong các giấy tờ quy định tại Thông tư này của người hành nghề tại cơ sở của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của việc cấp các giấy tờ này.

    3. Cập nhật dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh vào cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh quốc gia để liên thông với hệ thống dữ liệu của cơ quan bảo hiểm xã hội. Tạo lập chứng từ điện tử về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 166/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và lộ trình do Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của chứng từ.

    4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi có trách nhiệm cung cấp bản sao có đóng dấu treo giấy chuyển viện cho người bệnh khi có yêu cầu.

    5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:

    a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:

    - Bị mất, bị hỏng;

    - Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;

    - Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;

    - Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

    Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

    b) Bổ sung, sửa đổi nội dung trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bo hiểm xã hội trong trường hợp có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

    Sau khi bổ sung, sửa đổi nội dung phải đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (dấu đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội) tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi.

    c) Thực hiện việc đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký sử dụng trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau:

    - Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là pháp nhân: đăng ký mẫu dấu thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này;

    - Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân: đăng ký con dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và mẫu chữ ký của người hành nghề được phép ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này.

    Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thay đổi mẫu dấu hoặc thay đổi hoặc bổ sung người được ủy quyền ký thay thủ trưởng đơn vị tại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện (theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam) nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi.

    Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã áp dụng chữ ký số thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chữ ký số.

    d) Thực hiện việc ủy quyền cho người được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên giấy chng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

    Việc ủy quyền phải thực hiện bng văn bản và được gửi cho cơ quan Bảo him xã hội cấp tỉnh nơi cơ sở đặt trụ sở. Người được ủy quyền không được y quyền lại. Văn bản ủy quyền phải th hiện các nội dung tối thiểu sau: Họ, tên và chức danh của người được ủy quyền; phạm vi ủy quyền (nêu rõ người được ủy quyền được ký tên, đóng dấu trong các trường hợp nào) và thời hạn ủy quyền.

     

    Chương VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 27. Hiệu lực thi hành.

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.

    2. Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

    Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp

    1. Giấy ra viện, Giấy chứng sinh, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bo hiểm xã hội, Giấy chứng nhận thương tích, Giấy báo t do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp theo đúng thẩm quyền và quy chế chuyên môn do Bộ Y tế quy định trong thời gian kể từ 01 tháng 7 năm 2016 đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng cấp không đúng mẫu, ghi không đúng thời gian, không đóng dấu pháp nhân, đóng dấu không đúng chỗ, ký tên không đúng ch, không đủ chữ ký thì vẫn có giá trị d làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

    2. Mu giấy chứng nhận nghỉ việc hưng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện, giấy chứng sinh đã phát hành trước ngày Thông tư này ban hành được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.

    Điều 29. Điều khoản tham chiếu

    Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.

     

    Nơi nhận:
    - Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
    - Ủy ban về các vấn đ
    xã hội của Quốc hội (để giám sát);
    - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ;
    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
    - Sở Y tế các t
    nh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - B
    o hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Lưu: VT, KCB, BMTE, PC
    (02b).

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG





    Phạm Lê Tuấn

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Bảo hiểm xã hội của Quốc hội, số 58/2014/QH13
    Ban hành: 20/11/2014 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật An toàn, vệ sinh lao động của Quốc hội, số 84/2015/QH13
    Ban hành: 25/06/2015 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 75/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
    Ban hành: 20/06/2017 Hiệu lực: 20/06/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư 14/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế
    Ban hành: 12/05/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    05
    Luật Bảo hiểm xã hội của Quốc hội, số 58/2014/QH13
    Ban hành: 20/11/2014 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    06
    Luật An toàn, vệ sinh lao động của Quốc hội, số 84/2015/QH13
    Ban hành: 25/06/2015 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    07
    Quyết định 2968/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi được quy định tại Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
    Ban hành: 16/05/2018 Hiệu lực: 16/05/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hướng dẫn
    08
    Thông tư 18/2022/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
    Ban hành: 31/12/2022 Hiệu lực: 15/02/2023 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản sửa đổi, bổ sung
    09
    Thông tư 32/2023/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
    Ban hành: 31/12/2023 Hiệu lực: 01/01/2024 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản sửa đổi, bổ sung
    10
    Quyết định 4069/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ, bệnh án
    Ban hành: 28/09/2001 Hiệu lực: 12/10/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế về việc hướng dẫn khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động
    Ban hành: 21/05/2012 Hiệu lực: 04/07/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Thông tư 17/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh
    Ban hành: 24/10/2012 Hiệu lực: 01/01/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH của Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp
    Ban hành: 27/09/2013 Hiệu lực: 15/11/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế
    Ban hành: 24/11/2014 Hiệu lực: 01/02/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    15
    Thông tư 34/2015/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT ngày 22/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh
    Ban hành: 27/10/2015 Hiệu lực: 14/12/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    16
    Nghị định 166/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp
    Ban hành: 24/12/2016 Hiệu lực: 01/03/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    17
    Thông tư 46/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày
    Ban hành: 30/12/2016 Hiệu lực: 01/03/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    18
    Thông tư 52/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
    Ban hành: 30/12/2016 Hiệu lực: 01/03/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    19
    Công văn 218/KCB-PHCN&GĐ của Cục Quản lý, khám chữa bệnh về việc thực hiện Thông tư 56/2017/TT-BYT
    Ban hành: 07/03/2018 Hiệu lực: 07/03/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    20
    Công văn 4713/BYT-VPB6 của Bộ Y tế về việc cập nhật thủ tục hành chính được ban hành tại Thông tư 56/2017/TT-BYT
    Ban hành: 14/08/2018 Hiệu lực: 14/08/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư 56/2017/TT-BYT chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật ATVSLĐ

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Y tế
    Số hiệu:56/2017/TT-BYT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:29/12/2017
    Hiệu lực:01/03/2018
    Lĩnh vực:Bảo hiểm, Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Phạm Lê Tuấn
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu (34)
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Thông tư 56/2017/TT-BYT chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật ATVSLĐ (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X