hieuluat

Quyết định 618/QĐ-UBDT phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Uỷ ban Dân tộcSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:618/QĐ-UBDTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phan Văn Hùng
    Ngày ban hành:06/09/2019Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:06/09/2019Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Cán bộ-Công chức-Viên chức
  • ỦY BAN DÂN TỘC

    -----------

    Số: 618/QĐ-UBDT

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ----------------

    Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2019

     

                                                                                                      

    QUYẾT ĐỊNH

    Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch thực hiện Đề án:

    “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức
    giai đoạn 2018-2025” của Học viện Dân tộc năm 2019

    ------------------
    BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC

     

    Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

    Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

    Căn cứ Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”;

    Căn cứ Quyết định số 797/QĐ-UBDT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc giao dự toán chi NSNN năm 2019 cho Học viện Dân tộc;

    Xét đề nghị của Giám đốc Học viện Dân tộc,

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” của Học viện Dân tộc năm 2019 (Có Kế hoạch kèm theo).

    - Kinh phí thực hiện: 11.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười một tỷ đồng)

    - Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước năm 2019

    Điều 2. Căn cứ Kế hoạch được phê duyệt, Giám đốc Học viện Dân tộc tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản Pháp luật hiện hành.

    Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 405/QĐ-UBDT ngày 24/6/2019 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” của Học viện Dân tộc năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

    Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Giám đốc Học viện Dân tộc và Thủ trưởng các Vụ, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

    Nơi nhận:

    - Như Điều 4;

    - Bộ trưởng, CN (để b/c);

    - Cổng TTĐT UBDT;

    - Lưu: VT. HVDT(04).

    KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

    THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM

     

     

     

    Phan Văn Hùng

                                                                                                          

     

    ỦY BAN DÂN TỘC

    -----------

     

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ----------------

     

     

    KẾ HOẠCH

    Thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ,
    công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” của Học viện Dân tộc năm 2019

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 618/QĐ-UBDT ngày 06 tháng 9 năm 2019
    của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

    -------------------

     

    I. MỤC TIÊU

    1. Mục tiêu chung

    Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; Xác định nhu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiể số. Góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

    2. Mục tiêu cụ thể

    a) Tổ chức Hội thảo với các Học viện: Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng; Học viện Chính trị Công an nhân dân, Học viện An ninh nhân dân; Học viện Hành chính quốc gia,... lấy ý kiến để triển khai xây dựng hoàn thiện chương trình, biên soạn tài liệu phục vụ tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc 4 nhóm đối tượng (lãnh dạo cấp tỉnh; lãnh đạo cấp sở; lãnh đạo cấp phòng; cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo) đảm bảo không trùng lặp với các chương trình khác.

    b) Tổ chức Hội thảo tham vấn tại địa phương nhằm tổng hợp các ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng thí điểm kiến thức dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối tượng 3,4 năm 2019. Đảm bảo tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc phải thiết thực, gắn được lý luận với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao năng lực, nghiệp vụ công tác dân tộc cho từng đối tượng.

    c) Tổ chức tập huấn cho các giảng viên, báo cáo viên thuộc các Bộ, ngành Trung ương, địa phương và các nhà khoa học, các chuyên gia nhăm không ngừng nâng cao năng lực và nghiệp vụ về công tác dân tộc, đảm bảo sau đợt tập huấn giảng viên, báo cáo viên có bài giảng tốt hơn để phục vụ thiết thực và có hiệu quả trong công tác giảng dạy.

    d) Tổ chức các lớp thí điểm bồi dưỡng kiến thức dân tộc theo Đề án 771 dành cho công chức, viên chức thuộc đối tượng 3 và đối tượng 4 tại các tỉnh.

    - Việc tổ chức các lớp thí điểm bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3, đối tượng 4 đảm bảo chất lượng, hiệu quả; đúng thời gian.

    - Xây dựng các phương án để tổ chức lớp đảm bảo tính khoa học, an toàn, chính xác, tiết kiệm, tạo điều kiện tốt nhất để tiếp thu nội dung khóa học dễ dàng và hiệu quả.

    đ) Tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến về đối tượng, nhu cầu bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ việc chuẩn bị chương trình, tài liệu và công tác tổ chức dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức quản lý và làm công tác dân tọc:

    - Thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng, thực trạng và biên soạn chương trình, tài liệu dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức quản lý và làm công tác dân tộc; thực trạng đội ngũ giảng viên dạy tiếng dân tộc; thực trạng nhu cầu bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

    - Tổ chức Hội thảo tham vấn về nhu cầu sử dụng, thực trạng dạy phục vụ việc xác định thứ tiếng biên soạn chương trình, tài liệu dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức quản lý làm công tác dân tộc; thực trạng đội ngũ giảng viên dạy tiếng dân tộc trong vùng DTTS và miền núi.

    e) Tổ chức Hội thảo đánh giá việc tổ chức thực hiện Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018

    - Hội thảo đánh giá kết quả đã đạt được, những hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong năm 2018-2019, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong những năm tới.

    - Hội thảo đánh giá làm rõ vai trò, trách nhiệm cũng như sự phối hợp triển khai của các Bộ, ngành liên quan, địa phương và các đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Quyết định.

    g) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

    - Nhằm đánh giá tình hình triển khai thực hiện Đề án; chỉ đạo, đôn đốc thực hiện có hiệu quả công tác Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2019 và những năm tiếp theo.

    - Phát hiện những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của Đề án.

    Hoạt động kiểm tra phải bám sát mục tiêu của Đề án, phản ánh trung thực kết quả đạt được, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm; Tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

                 II. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN NĂM 2019

    Năm 2019 là năm thứ hai thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” nhằm góp phân nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý và làm công tác dân tộc, thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Kế hoạch triên khai các nhiệm vụ thực hiện năm 2019 cụ thể như sau:

    1. Tổ chức Hội thảo tham vấn lấy ý kiến góp ý để triển khai xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu cho nhóm đối tượng 1 và nhóm đối tượng 2; hoàn thiện chương trình và biên soạn tài liệu phục vụ tổ chức các lớp thí điểm bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4.

    a) Nội dung

    - Rà soát chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc trong các chương trình: Lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng và an ninh, học tập và quán triệt Nghị quyết của Đảng.

    - Thảo luận triển khai công tác biên soạn tài liệu cho nhóm đối tượng 1, nhóm đối tượng 2 theo hướng lồng ghép với nội dung của các chương trình đã nêu trên.

    b) Thời gian: Quý III năm 2019, 01 ngày/hội thảo

    c) Địa điểm:

    + Thành phố Hà Nội: 04 Hội thảo,

    + Thành phố Hồ Chí Minh: 01 Hội thảo

    + Tỉnh Thừa Thiên - Huế: 01 Hội thảo

    d) Thành phần tham dự: 50 người/hội thảo, trong đó:

    + Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc; Lãnh đạo các Vụ, đơn vị; công chức, viên chức Ủy ban Dân tộc; Lãnh đạo các ban, ngành, địa phương.

    + Đại diện: Các Học viện, trường Đại học, cơ sở giáo dục trực thuộc các bộ ngành (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng; Học viện Chính trị Công an nhân dân, Học viện An ninh nhân dân; Học viện Hành chính quốc gia...)

    + Các chuyên gia về công tác dân tộc, các nhà khoa học

    + Lãnh đạo; giảng viên, viên chức, cán bộ hỗ trợ hành chính phục vụ đoàn công tác của Học viện Dân tộc

    + Tổ giúp việc triển khai Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”.

    + Thành viên tổ biên soạn tài liệu

    đ) Số lượng báo cáo tham luận

    - Hội thảo tại Hà Nội:

    + Số lượng báo cáo tham luận trình bày tại Hội thảo: 10 báo cáo

    + Số lượng báo cáo tham luận không trình bày tại Hội thảo: 7 báo cáo

    - Hội thảo tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thừa Thiên - Huế:

    + Số lượng báo cáo tham luận trình bày tại Hội thảo: 10 báo cáo

    + Số lượng báo cáo tham luận không trình bày tại Hội thảo: 5 báo cáo

    e) Phương tiện di chuyển

    + Đoàn công tác di chuyển bằng máy bay từ Hà Nội tới các tỉnh thành phố và ngược lại Thừa Thiên - Huế và Thành phố Hồ Chí Minh,

    + Số lượng đoàn đi công tác tại các tỉnh: Tối đa 07 người/tỉnh

                2. Mua sách, tài liệu

    a) Nội dung sách và tài liệu

    - Mua sách và tư liệu về lĩnh vực dân tộc, công tác dân tộc và các vấn đề liên quan khác...nhằm phục vụ công tác biên soạn tài liệu, nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu và học tập theo Quyết định số 771/QĐ-TTg.

    - Photo tài liệu liên quan. Luận văn Thạc sỹ, Tiến sỹ ở các Học viện, Trường Đại học, Viện Nghiên cứu. (Danh mục sách và tài liệu do Giám đốc Học viện phê duyệt).

    b) Dự kiến thời gian: Quý III năm 2019.

    3. Tổ chức bổ sung chỉnh sửa hoàn thiện chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4.

    Trên cơ sở dự thảo chương trình bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc đối với 4 nhóm đối tượng được bàn giao, tiếp nhận từ đề tài CTDT.28.17/16-20 “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2030”. Năm 2019 Học viện Dân tộc tổ chức chỉnh sửa hoàn thiện chương trình; biên soạn tài liệu giảng dạy; chỉnh sửa hoàn thiện tài liệu tham khảo đối với nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 phục vụ tổ chức lớp thí điểm bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4; lấy ý kiến của các học viên các lớp thí điểm năm 2019 về tài liệu và tổ chức Hội thảo lấy ý kiến để hoàn thiện tài liệu và trình thẩm định, phê duyệt vào năm 2020.

    a) Chỉnh sửa hoàn thiện chương trình

    - Các tổ soạn thảo thực hiện chỉnh sửa, hoàn thiện chương trình chính thức:

    + Chương trình cho nhóm đối tượng 3 (6 chuyên đề giảng dạy + 9 chuyên đề tham khảo)

    + Chương trình cho nhóm đối tượng 4 (6 chuyên đề giảng dạy + 8 chuyên đề tham khảo)

    b) Hội thảo góp ý chương trình: 02 hội thảo

    - Nội dung: Tổ chức hội thảo góp ý chương trình cho nhóm đối tượng 3, đối tượng 4.

    - Địa điểm: Tại Hà Nội

    - Thời gian: 01 ngày/hội thảo

    - Số lượng đại biểu: 42 người/hội thảo.

    - Thành phần: Đại diện lãnh đạo Ủy ban, đại diện các vụ, đơn vị có liên quan, Lãnh đạo các sở, ngành, Lãnh đạo Ban Dân tộc, Lãnh đạo và giảng viên các Học viện, các Trường Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, các chuyên gia, nhà khoa học, một số cán bộ, công chức, viên chức thuộc hai nhóm đối tượng 3 và 4; Ban tổ chức, đoàn công tác tổ chức hội thảo

    - Báo cáo tham luận: Mỗi hội thảo đặt 06 báo cáo tham luận trình bày tại hội thảo và 6 báo cáo tham luận không trình bày tại hội thảo.

    - Học viện Dân tộc chỉnh sửa bổ sung chương trình sau hội thảo trình hội đồng thẩm định cấp Bộ phê duyệt chương trình năm 2020

    c) Biên soạn tài liệu thí điểm

    c1. Biên soạn tài liệu

    - Nội dung: Biên soạn 12 chuyên đề, trong đó, 6 chuyên đề cho nhóm đối tượng 3 và 6 chuyên đề cho nhóm đối tượng 4 (tối thiểu 25 trang/01 chuyên đề)

    - Tổ chức thực hiện biên soạn:

    Thành lập 6 tổ soạn thảo do các đồng chí lãnh đạo Ủy ban Dân tộc là Tổ trưởng, thành viên là lãnh đạo các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc, Lãnh đạo các học viện, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia, các nhà khoa học, các giảng viên trong và ngoài Ủy ban Dân tộc biên soạn 6 chuyên đề mới cho nhóm đối tượng 3 và 6 chuyên đề mới cho nhóm đối tượng 4.

    - Yêu cầu: Các chuyên đề đảm bảo được nội dung, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ thực hiện của từng đối tượng, không trùng lặp giữa các đối tượng (đối tượng 3 là công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp Phòng và tương đương, đối tượng 4 là công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo)

    - Thời gian: Tháng 7,8/2019

    c2. Biên soạn tài liệu tham khảo

    Thực hiện biên tập chỉnh sửa 17 chuyên đề tham khảo trên cơ sở tài liệu trong các chương trình bồi dưỡng hiện có đến năm 2018 (trong đó có 09 chuyên đề cho đối tượng 3 và 08 chuyên đề cho đối tượng 4).

    a) Hội thảo góp ý tài liệu

    - Nội dung: Tổ chức 12 hội thảo góp ý Tài liệu bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc đối với, công chức, viên chức đối tượng 3, đối tượng 4.

    - Địa điểm: Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Gia Lai, Trà Vinh; mỗi tỉnh, thành phố tổ chức hội thảo góp ý các chuyên đề thuộc nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4.

    - Số lượng đại biểu\ 50 người/hội thảo.

    - Thời gian: 1 ngày

    - Thành phần: Đại diện lãnh đạo Tỉnh, Lãnh đạo các sở, ngành, Lãnh đạo Ban Dân tộc, Lãnh đạo và giảng viên các cơ sở giáo dục, các nhà khoa học thuộc Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, một số cán bộ, công chức, viên chức thuộc hai nhóm đối tượng 3 và 4; Ban tổ chức, đoàn công tác tổ chức Hội thảo

    - Báo cáo tham luận: Mỗi hội thảo đặt 6 báo cáo tham luận trình bày tại hội thảo và 6 báo cáo tham luận không trình bày tại hội thảo.

    - Phương tiện di chuyển: Đoàn công tác di chuyển bằng máy bay từ Hà Nội tới các tỉnh, thành phố và ngược lại: Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh, Gia Lai, Trà Vinh; thuê xe đi lại tại tỉnh và đưa đón sân bay.

    đ) Chỉnh sửa, bổ sung tài liệu sau hội thảo

    Sau khi tổ chức hội thảo góp ý tại các địa phương, Học viện Dân tộc cùng với các thành viên trong tổ soạn thảo, các chuyên gia biên tập, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các tài liệu và trình phê duyệt vào năm 2020.

    4. Tổ chức Hội thảo về tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu và phối hợp tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

    - Tổ chức 07 cuộc Hội thảo lấy ý kiến tham vấn nhu cầu sử dụng, thực trạng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số; thực trạng đội ngũ giảng viên dạy tiếng dân tộc thiểu số; thực trạng biên soạn chương trình, tài liệu dạy tiếng dân tộc thiểu số; thực trạng và nhiệm vụ giải pháp tổ chức dạy tiếng DTTS các tỉnh thuộc các khu vực cụ thể như sau:

    + Hội thảo tại Thành phố Cần Thơ cho khu vực Tây Nam Bộ

    + Hội thảo tại tỉnh Tây Ninh cho khu vực Đông Nam Bộ

    + Hội thảo tại tỉnh Khánh Hòa cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ

    + Hội thảo tại tỉnh Gia Lai cho khu vực Tây Nguyên

    + Hội thảo tại tỉnh Thừa Thiên - Huế cho khu vực miền Trung

    + Hội thảo tại tỉnh Quảng Ninh cho khu vực Đông Bắc

    + Hội thảo tại tỉnh Yên Bái cho khu vực Tây Bắc

    - Thời gian: Dự kiến Quý III, IV/2019, 1 ngày/ hội thảo

    - Số lượng đại biểu: 52 người/hội thảo

    - Thành phần: Ban tổ chức, đoàn công tác của Học viện Dân tộc, các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ, công chức, giảng viên ở các Học viện, Trường Đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở địa phương, các nhà khoa học tại các Viện nghiên cứu, lãnh đạo các sở ngành có liên quan.

    - Nội dung: Tham vấn nhu cầu sử dụng tiếng DTTS, thực trạng sử dụng tiếng DTTS của cán bộ, công chức, viên chức; thực trạng dạy tiếng DTTS ở địa phương; thực trạng biên soạn chương trình, tài liệu phục vụ học viên; thực trạng đội ngũ giảng viên dạy tiếng DTTS…

    - Số lượng báo cáo tham luận: Mỗi hội thảo đặt 06 báo cáo tham luận trình bày tại hội thảo và 06 báo cáo tham luận không trình bày tại hội thảo.

    - Phương tiện di chuyển:

    + Thuê xe ô tô phục vụ đưa đón đoàn công tác đối với các tỉnh: Quảng Ninh và Yên Bái.

    + Đoàn công tác di chuyển bằng máy bay từ Hà Nội tới các tỉnh thành phố và ngược lại: Cần Thơ, Tây Ninh, Khánh Hòa, Gia Lai, Thừa Thiên - Huế.

    + Số lượng người đi công tác: Tối đa 07 người/tỉnh

    5. Tổ chức tập huấn cho các giảng viên, báo cáo viên thuộc các Bộ, ngành Trung ương, địa phương và các nhà khoa học.

    Tổ chức tập huấn đối với giảng viên, báo cáo viên thuộc các Trường thuộc các Bộ, ngành Trung ương, các Học viện Trường chính trị các tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện; báo cáo viên các Bộ, ngành Trung ương, địa phương; các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý phục vụ công tác bồi dưỡng nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg.

    a) Thành phần giảng viên, báo cáo viên tham dự tập huấn

    Giảng viên, báo cáo viên của Ủy ban Dân tộc, Học viện Dân tộc, các Trường Đại học, Học viện thuộc các Bộ, ngành; giảng viên các trường Đại học, Học viện; cán bộ quản lý, nhà khoa học thuộc các bộ, ngành, viện nghiên cứu; Lãnh đạo Sở, ban, ngành các tỉnh; giảng viên Trường Chính trị thuộc 52 tỉnh; giảng viên Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện; Lãnh đạo cấp huyện.

    b) Nội dung tập huấn; Các khối kiến thức về dân tộc, văn hóa dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước theo các chuyên đề giảng dạy cụ thể như sau:

    + Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về dân tộc và công tác dân tộc

    + Tổng quan về dân tộc thiểu số ở Việt Nam

    + Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi vững mạnh

    + Pháp luật và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số

    + Công tác quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi

    + Công tác quản lý văn hóa vùng dân tộc thiểu số

    c) Tài liệu tập huấn: Theo Chương trình và tài liệu do Học viện Dân tộc xây dựng và biên soạn

    d) Thời gian; Dự kiến Quý III năm 2019, 05ngày/1 đợt

    đ) Địa điểm tổ chức tập huấn

    - Khu vực phía Bắc: Hà Nội, Yên Bái, Thanh Hóa

    - Khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận

    - Khu vực phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Cần Thơ, Trà Vinh

    e) Số lượng người tham gia tập huấn

    - Số lượng: 14 đợt tập huấn

    + Hà Nội: 03 đợt,

    + Thành phố Hồ Chí Minh: 03 đợt

    + Các tỉnh thành khác: 01 đợt/tỉnh

    - Số học viên tham gia tập huấn:

    + Hà Nội: 40 học viên/đợt

    + Các tỉnh thành khác: 20 học viên/đợt

    - Số giảng viên, báo cáo viên: 05 người (trong đó gồm 04 giảng viên thuê ngoài và 01 giảng viên của Học viện Dân tộc)

    - Số người trong Ban tổ chức: 02 người/đợt.

    g) Giảng viên, báo cáo viên đợt tập huấn

    Giảng viên, báo cáo viên là lãnh đạo cấp Vụ, Lãnh đạo các Sở, Ban, ngành của tỉnh; giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sỹ, giảng viên của Học viện Dân tộc, giảng viên của các cơ sở bồi dưỡng của các Bộ, ngành, địa phương có kinh nghiệm, hiểu biết về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, văn hóa dân tộc, các giảng viên thuộc các Học viện, cơ sở đào tạo bồi dưỡng; các chuyên gia.

    h) Phương tiện di chuyển

    - Thuê xe ô tô phục vụ đưa đón đoàn công tác tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Yên Bái, Thanh Hóa.

    - Đoàn công tác di chuyển bằng máy bay từ Hà Nội tới các tỉnh, thành phố và ngược lại: Thành phố Hồ Chí Minh, Gia Lai, Bình Thuận, Lâm Đồng, Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ, Trà Vinh và thuê xe đi lại tại tỉnh.

    6. Tổ chức các lớp thí điểm bồi dưỡng kiến thức dân tộc dành cho công chức, viên chức thuộc đối tượng 3 và đối tượng 4 tại các tỉnh.

    - Đối tượng và địa điểm tổ chức lớp học:

    + Đối tượng 3: Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp Phòng và tương đương.

    + Đối tượng 4: Công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo.

    - Địa điểm tổ chức lớp học:

    + Khu vực phía Bắc gồm các tỉnh: Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh;

    + Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên gồm các tỉnh: Thừa Thiên - Huế, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Kon Tum, Đắk Lắk;

    + Khu vực Miền Nam gồm các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh.

    - Địa điểm đi nghiên cứu thực tế: Các mô hình về phát triển kinh tế xã hội và chính sách dân tộc tại địa bàn tổ chức lớp bồi dưỡng, thời gian dự kiến: 01 ngày.

    - Số lượng lớp, học viên

    + Số lớp: 42 lớp, 02 lớp/tỉnh.

    + Số học viên: 40 người/lớp.

    - Học viên tham gia học được hưởng các chế độ theo quy định nhà nước

    - Thời gian

    + Dự kiến tổ chức lớp: Quý III, Quý IV năm 2019

    + Số ngày bồi dưỡng: 05 ngày (04ngày học, 01 ngày nghiên cứu thực tế và viết thu hoạch)

    - Nội dung bồi dưỡng: Theo các chuyên đề do Học viện Dân tộc chủ trì biên soạn trong chương trình được phê duyệt.

    - Số lượng giảng viên: 05 giảng viên/lớp (01 giảng viên Học viện Dân tộc, 03 giảng viên thuê ngoài và 01 giảng viên mời tại địa phương).

    - Số lượng cán bộ hỗ trợ hành chính, phục vụ lớp học: 02 người/lớp

    - Thời gian cấp chứng chỉ: Học viện Dân tộc cấp chứng chỉ cho học viên sau khi kết thúc khoá học.

    - Phương tiện di chuyển:

    + Thuê xe ô tô phục vụ đưa đón đoàn công tác tại các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang, Thanh Hóa, Quảng Ninh.

    + Đoàn công tác di chuyển bằng máy bay từ Hà Nội đến các tỉnh, thành phố và ngược lại: Thừa Thiên - Huế, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Lắk, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Phú Yên, Kiên Giang, Ninh Thuận, Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh; thuê xe đi lại tại các tỉnh và đưa đón sân bay.

    7. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

    a) Nội dung kiểm tra bao gồm:

    - Kiểm tra việc triển khai, kết quả thực hiện, sử dụng kinh phí đối với các nhiệm vụ được giao theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

    - Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch thực hiện theo Quyết định số 771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ của các Bộ, ngành, địa phương (Theo Công văn hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc).

    - Kiểm tra công tác tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc của các Bộ, ngành, địa phương (sử dụng nguồn kinh phí của Bộ, ngành và địa phương).

    - Kiểm tra việc tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc.

    b) Dự kiến thời gian kiểm tra:

    + Thời gian: Quý IV năm 2019

    + Dự kiến mỗi tỉnh kiểm tra 02 ngày

    c) Địa điểm, số lượng, thành phần kiểm tra:

    - Dự kiến kiểm tra tại 9 tỉnh như sau:

    + Khu vực Miền Bắc: Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên

    + Khu vực Tây duyên hải miền Trung: Quảng Nam

    + Khu vực Tây Nguyên: Lâm Đồng, Kon Tum

    + Khu vực Nam Bộ: An Giang, Bình Phước

    - Số người tham gia kiểm tra: 06 người/tỉnh

    - Thành phần: Đại diện Học viện Dân tộc, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức Cán bộ và các cơ quan liên quan;

    d) Phương tiện di chuyển

    - Thuê xe ô tô phục vụ đưa đón đoàn công tác tại các tỉnh: Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên.

    - Đoàn công tác đi bằng máy bay từ Hà Nội tới các tỉnh và ngược lại: Quảng Nam, Lâm

    Đồng, Kon Tum, An Giang, Bình Phước; thuê xe đi lại tại các tỉnh và đưa đón sân bay.

    8. Tổ chức 04 Hội thảo đánh giá việc tổ chức thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ năm 2019

    a) Nội dung Hội thảo bao gồm:

    - Đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định 771/QĐ-TTg của các Bộ, ngành liên quan và địa phương.

    - Đánh giá kết quả của việc hoàn thiện chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 3,4; Kết quả công tác phối hợp với Học viện trong triển khai xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu cho nhóm đối tượng 1,2

    + Chương trình bồi dưỡng nhóm đối tượng 1: Thực hiện lồng ghép với nội dung các chương trình: lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng; cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.

    + Chương trình bồi dưỡng nhóm đối tượng 2: tại các Bộ, ngành trung ương: thực hiện lồng ghép với nội dung các chương trình: lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng; cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.

    + Chương trình bồi dưỡng nhóm đối tượng 3 gồm 15 chuyên đề (06 chuyên đề giảng dạy và 09 chuyên đề tham khảo).

    + Chương trình bồi dưỡng nhóm đối tượng 4 gồm 14 chuyên đề (06 chuyên đề giảng dạy và 08 chuyên đề tham khảo).

    - Đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc.

     - Báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg cúa Thủ tướng Chính phủ năm 2019.

    b) Thời gian: Quý IV năm 2019, mỗi hội thảo tổ chức 1 ngày.

    c) Địa điểm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên-Huế và Cần Thơ. Mỗi địa điểm tổ chức 01 Hội thảo.

    d) Thành phần:

    Số lượng: 50 người/hội thảo (riêng Hà Nội: 65 người/hội thảo), trong đó:

    - Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, Lãnh đạo các Vụ, đơn vị, cá nhân thuộc Ủy ban Dân tộc; Học viện Dân tộc

    - Đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng); Học viện Chính trị Công an nhân dân, Học viện An ninh nhân dân (Bộ Công an); Học viện Hành chính Quốc gia; Học viện Dân tộc; Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính (Ủy ban Dân tộc, các cơ quan liên quan); chuyên gia giảng viên giảng dạy về công tác dân tộc, các nhà khoa học.

    - Đại diện Lãnh đạo các tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan, lãnh đạo UBND huyện.

    - Đại diện các Học viện, các Trường Đại Học, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng tại các tỉnh, thành phố tổ chức hoạt động của Đề án 771

    đ) Số lượng báo cáo tham luận

    - Số lượng báo cáo tham luận trình bày tại Hội thảo: 15 báo cáo/Hội thảo.

    - Số lượng báo cáo tham luận không trình bày tại Hội thảo: 10 báo cáo/Hội thảo.

    e) Phương tiện di chuyển

    - Đoàn công tác di chuyển bằng máy bay từ Hà Nội tới các tỉnh thành phố và ngược lại: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.

    + Số lượng đoàn đi công tác tại các tỉnh: Tối đa 07 người/tỉnh

                 9. Các hoạt động khác

    - Xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định 771/QĐ-TTg giai đoạn 2018 - 2025;

    - Xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2019;

    - Xây dựng các văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Quyết định 771;

    - Xây dựng các văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương rà soát đội ngũ giảng viên, báo cáo viên hằng năm;

    - Xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tham gia tập huấn bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc hằng năm;

    - Xây dựng các báo cáo định kỳ thường xuyên, đột xuất gửi Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và các Bộ ngành liên quan;

    - Các hoạt động của Tổ thường trực giúp việc, các Tổ công tác thực hiện Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018.

                 III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

    Kinh phí: 11.000.000.000 (Mười một tỷ đồng)

    Kinh phí thực hiện nhiệm vụ từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Học viện Dân tộc theo Quyết định số 797/QĐ-UBDT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2019 cho Học viện Dân tộc

                 IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Giao Học viện Dân tộc chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Kế hoạch Tài chính và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.

    Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Học viện Dân tộc tham mưu trình lãnh đạo Ủy ban Dân tộc cho ý kiến sử dụng tài liệu thí điểm phục vụ các lớp thí điểm bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 3 và đối tượng 4 năm 2019.

    Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định dự toán trình Lãnh đạo Ủy ban phê duyệt.

    Trên đây là những nội dung của Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức viên chức giai đoạn 2018 - 2025” năm 2019./.

     

    ỦY BAN DÂN TỘC

     

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 618/QĐ-UBDT phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Uỷ ban Dân tộc
    Số hiệu:618/QĐ-UBDT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:06/09/2019
    Hiệu lực:06/09/2019
    Lĩnh vực:Cán bộ-Công chức-Viên chức
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Phan Văn Hùng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X