hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 30/03/2025
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

3 chính sách lao động tiền lương có hiệu lực trong tháng 4/2025

Trong tháng 4/2025, sẽ có 03 chính sách quan trọng liên quan đến lao động và tiền lương có hiệu lực như: quy định về tiêu chuẩn phân loại lao động, quản lý lao động và tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước…

1. Quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động

Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động sẽ có hiệu lực từ 01/04/2025.

Theo đó, phân loại lao động được chia thành 6 loại, từ Loại I đến Loại VI. Nghề và công việc có điều kiện lao động được phân loại từ Loại I, II, III là các công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm. Các công việc được xếp loại IV là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, trong khi các công việc xếp loại V, VI là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm.

  • Loại I, II, III: Công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm.
  • Loại IV: Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Loại V, VI: Công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Các nghề này sẽ phải chịu trách nhiệm từ các cơ quan, bộ ngành quản lý, người sử dụng lao động về việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm và có biện pháp phòng ngừa theo quy định.

chính sách lao động tiền lương có hiệu lực trong tháng 4/20253 chính sách lao động tiền lương có hiệu lực trong tháng 4/2025 (Ảnh minh họa)

2. Quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước

Nghị định 44/2025/NĐ-CP về quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực từ 15/04/2025. Nghị định quy định cách xác định quỹ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước như sau:

  • Quỹ tiền lương kế hoạch được xác định trên cơ sở đơn giá tiền lương ổn định và chỉ tiêu sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
  • Quỹ tiền lương thực hiện được xác định dựa trên năng suất lao động, lợi nhuận thực hiện hằng năm của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có lợi nhuận thực hiện vượt mức bình quân sẽ được phép tăng thêm quỹ tiền lương. Cụ thể, nếu lợi nhuận vượt 1%, quỹ tiền lương sẽ được tăng thêm tối đa 2%, nhưng không quá 20% phần lợi nhuận vượt kế hoạch.

Trong trường hợp lợi nhuận thấp hơn bình quân, doanh nghiệp phải giảm quỹ tiền lương sao cho vẫn bảo đảm quỹ tiền lương không thấp hơn mức quy định. Nếu doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc lỗ, quỹ tiền lương sẽ được tính trên số lao động thực tế sử dụng và mức tiền lương theo chế độ.

3. Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học

Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 22/04/2025 quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông và giáo viên dự bị đại học. Cụ thể:

- Giáo viên trường phổ thông có 42 tuần làm việc trong năm học, bao gồm:
  • 37 tuần giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông (bao gồm 35 tuần thực dạy và 2 tuần dự phòng).
  • 3 tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
  • 2 tuần chuẩn bị và tổng kết năm học.

- Giáo viên trường dự bị đại học có 42 tuần làm việc, trong đó:

- 28 tuần giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục.

- 12 tuần học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, xây dựng tài liệu.

- 2 tuần chuẩn bị và tổng kết năm học.

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên cũng được quy định rõ, bao gồm nghỉ hè theo quy định tại Nghị định 84/2020/NĐ-CP. Trong thời gian nghỉ hè, giáo viên có thể tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu công việc, tham gia công tác thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh khi cơ quan có thẩm quyền triệu tập.

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  19006192 để hỗ trợ, giải đáp

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X