hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 16/05/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

4 trường hợp nhà giáo được cấp chứng chỉ hành nghề [Dự kiến]

Theo dự thảo Luật Nhà giáo vừa được Bộ GDĐT công bố xin ý kiến góp ý đề xuất có 4 trường hợp nhà giáo được cấp chứng chỉ hành nghề.

4 trường hợp nhà giáo được cấp chứng chỉ hành nghề

Theo khoản 4 Điều 5 Dự thảo Luật Nhà giáo định nghĩa về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo như sau:

“4. Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo cấp cho người đạt chuẩn nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục).

Và một trong những quyền của nhà giáo được quy định tại Điều 9 dự thảo này là được cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo và bổ nhiệm chức danh nhà giáo theo vị trí việc làm.

Tại Điều 15 dự thảo Luật quy định rõ, chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo có giá trị sử dụng trong toàn quốc và quốc gia khác theo chương trình hợp tác quốc tế với Việt Nam.

Theo đó, mỗi nhà giáo sẽ được cấp một hoặc hơn một  chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo.

Và 04 trường hợp được cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo, gồm:

(1) Nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục đạt chuẩn nhà giáo trước ngày Luật Nhà giáo có hiệu lực thi hành;

(2) Nhà giáo được tuyển dụng vào các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục đạt chuẩn nhà giáo sau ngày Luật Nhà giáo có hiệu lực thi hành nếu đạt yêu cầu của kỳ sát hạch chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo;

(3) Nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng chưa được cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo (nếu có nhu cầu);

(4) Nhà giáo nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và có nhu cầu.

Ngoài ra, người có chứng chỉ hành nghề hoặc các văn bản có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được công nhận tương đương với chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo khi được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là bên ký kết và còn hiệu lực.

Theo Bộ GDĐT, dự thảo Luật quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo nhằm có căn cứ pháp lý cụ thể, rõ ràng về người có "tư cách" xứng đáng với danh xưng nhà giáo; đảm bảo nhà giáo là người đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, giáo dục tại cơ sở giáo dục và có khả năng hoạt động nghề nghiệp có hiệu quả.

Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo giúp nhà giáo thuận lợi hơn khi tham gia các hoạt động giảng dạy, giáo dục tại các quốc gia khác theo các chương trình hợp tác quốc tế về nhà giáo; thuận lợi cho việc thuyên chuyển nhà giáo giữa các cơ sở giáo dục, giữa cơ sở giáo dục công lập và dân lập, tư thục;...

4 trường hợp nhà giáo được cấp chứng chỉ hành nghềSẽ có 4 trường hợp nhà giáo được cấp chứng chỉ hành nghề.

Trường hợp nào bị thu hồi chứng chỉ hành nghề với nhà giáo

Điều 17 dự thảo quy định 3 trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo cụ thể:

- Thứ nhất, nhà giáo có kết quả đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hai năm liên tục;

- Thứ hai, hà giáo vi phạm kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sa thải;

- Thứ ba, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không đúng quy định.

Trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo, nếu được cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề không đúng thì được cấp lại.

Về thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo, Điều 16 dự thảo luật quy định:

"Cơ quan có thẩm quyền cấp thì có thẩm quyền cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo".

Việc cấp chứng chỉ hành nghề được quy định như sau:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ cấp chứng chỉ hành nghề đối với:

+ Giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng, trường cao đẳng sư phạm;

+ Giáo viên dự bị đại học thuộc thẩm quyền quản lý.

- Sở Giáo dục Đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề đối với:

+ Giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên

+ Giảng viên các trường cao đẳng sư phạm và các cơ sở giáo dục đại học thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh.

- Sở Lao động Thương binh Xã hội cấp chứng chỉ hành nghề đối với:

+ Giáo viên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên

+ Giảng viên các trường cao đẳng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh.

Trên đây là thông tin về 4 trường hợp nhà giáo được cấp chứng chỉ hành nghề.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  19006192 để được hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

X