hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 03/06/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cách thực hiện tinh giản biên chế theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Nội vụ

Để cải cách tiền lương theo vị trí việc làm hiệu quả phải gắn liền với tinh giản biên chế, không cào bằng. Mới đây nhất, Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn về cách thực hiện tinh giản biên chế theo Công văn 2992/BNV-TCBC ngày 28/05/2024.

Mục lục bài viết
  • Tinh giản biên chế là gì? Nhóm đối tượng áp dụng tinh giản biên chế
  • Cách thực hiện tinh giản biên chế theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Nội vụ
  • Đối với cán bộ cấp xã đã hết nhiệm kỳ bầu cử
  • Đối với cán bộ, công chức cấp xã không đạt chuẩn trình độ đào tạo
  • Các trường hợp không được tinh giản biên chế

Tinh giản biên chế là gì? Nhóm đối tượng áp dụng tinh giản biên chế

Tinh giản biên chế được hiểu là chính sách cắt giảm ra khỏi biên chế đối với những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.

Tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định những đối tượng sau đây áp dụng tinh giản biên chế:

Thứ nhất, cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính nếu thuộc một trong các trường hợp dôi dư do sắp xếp lại tổ chức nhân sự hay chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn tại Khoản 1 Điều  2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.

Thứ hai, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Thứ ba, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.

Cách thực hiện tinh giản biên chế theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Nội vụ

Cách thực hiện tinh giản biên chế theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Nội vụ

Cách thực hiện tinh giản biên chế theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Nội vụ

Đối với cán bộ cấp xã đã hết nhiệm kỳ bầu cử

Tại điểm a Mục 2 Công văn 2992/BNV-TCBC quy định: Khi thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ cấp xã đã hết nhiệm kỳ bầu cử và không tái nhiệm lại nhiệm kỳ tiếp theo thì khi thôi giữ chức vụ:

- Nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được xem xét chuyển thành công chức, trong trường hợp này, được miễn chế độ tập sự và hưởng chế độ, chính sách liên tục;

- Nếu không được chuyển thành công chức mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì thôi hưởng lương và thực hiện đóng bảo hiểm tự nguyện theo quy định của pháp luật;

- Nếu là cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái thì cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật.

Đối với cán bộ, công chức cấp xã không đạt chuẩn trình độ đào tạo

Khi tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức cấp xã không đạt chuẩn trình độ đào tạo ở vị trí việc làm thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP:

- Đến thời điểm 01/8/2028 phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo ở vị trí việc làm hiện đảm nhiệm, nếu hết thời hạn nêu trên mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.

- Tuy nhiên, để sớm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thì đối với cán bộ, công chức cấp xã không đạt chuẩn trình độ đào tạo ở vị trí việc làm hiện đảm nhiệm theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP mà có đơn tự nguyện tinh giản biên chế, cơ quan có nguồn thay thế và đồng ý thực hiện tinh giản biên chế thì sẽ thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.

Các trường hợp không được tinh giản biên chế

Tại điểm a Mục 2 Công văn 2992/BNV-TCBC có liệt kê các trường hợp không thực hiện tinh giản biên chế gồm:

(1) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà vẫn bố trí vào làm công chức, viên chức hoặc cán bộ cấp xã;

(2) Công chức, viên chức có 02 năm liên tiếp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn đề nghị giải quyết tinh giản biên chế;

(3) Chưa đủ thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tinh giản biên chế ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường;

(4) Công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng không làm rõ được việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

(5) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ (trừ người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp dùng chung trong các đơn vị sự nghiệp công lập),...

Trên đây là nội dung tư vấn về cách thực hiện tinh giản biên chế.

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  1900.6199 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Có thể bạn quan tâm

X