hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 01/01/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nhiều chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 01/2022

Từ tháng 01/2022, chính sách mới về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, điều chỉnh giá xăng dầu, tăng mức phạt vi phạm giao thông…sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Mục lục bài viết
  • 1. Tăng lưu hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
  • 2. Tăng mức phạt tiền tối đa trong nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước
  • 3. Lãi suất vay mua nhà là 4,8%
  • 4. Có thể mở thẻ ngân hàng bằng hình thức online
  • 5. Thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng ở thành phố được coi là hộ nghèo

1. Tăng lưu hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội

Từ ngày 1/1/2022, theo Nghị định 108 của Chính phủ, mức lương hưu và mức trợ cấp của các đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng sẽ chính thức được đều chỉnh tăng.

Mức tăng lên là 7,4% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của tháng 12/2021.

Sau khi điều chỉnh theo mức tăng 7,4%, mà mức lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng vẫn thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng, người nghỉ hưu trước năm 1995 còn được tăng thêm với mức như sau:

- Nếu có mức hưởng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng trở xuống: được tăng 200.000 đồng/người/tháng

- Nếu có mức hưởng từ 2,3 triệu đồng đến dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng: được tăng lên bằng 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh cũng là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

chinh sach moi co hieu luc tu thang 01/2022

2. Tăng mức phạt tiền tối đa trong nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước

Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, có nhiều điểm mới. Đặc biệt từ 01/01, tăng mức phạt tiền tối đa trong nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân.

Cụ thể:

- Lĩnh vực giao thông đường bộ, phòng chống tệ nạn xã hội tăng mức phạt từ 40 triệu lên 75 triệu đồng; - Lĩnh vực cơ yếu, giáo dục, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia tăng từ 50 triệu lên 75 triệu đồng;

- Lĩnh vực điện lực tăng từ 50 triệu lên 100 triệu đồng;

- Lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tăng từ 100 triệu lên 200 triệu đồng;

- Lĩnh vực báo chí tăng từ 100 triệu lên 250 triệu đồng

- Lĩnh vực kinh doanh bất động sản tăng từ 150 triệu lên 500 triệu đồng.

Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi cũng bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực, như lĩnh vực tín ngưỡng, đối ngoại có mức phạt tối đa là 30 triệu đồng; an toàn thông tin mạng là 100 triệu đồng; cứu nạn, cứu hộ là 50 triệu đồng…

Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng phù hợp với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020.

Một số mức phạt theo quy định mới, người đi môtô, xe máy không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai có mức phạt 400.000-600.000 đồng (tại Nghị định 100 là từ 200.000-300.000 đồng)

Người chạy xe máy không có bằng lái, hoặc dùng bằng lái bị tẩy xóa, bằng lái không hợp lệ sẽ tăng mức phạt từ 800.000 - 1,2 triệu đồng lên 1 - 2 triệu đồng. Người lái môtô trên 175 cm3, mức phạt hành vi này tăng từ 1,2 - 3 triệu đồng lên 2 - 4 triệu đồng…

Trong lĩnh vực giao thông mức phạt tối đa ở một số hành vi lên đến 75 triệu đồng.

>> Xem thêm: Từ năm 2022, nhiều lỗi vi phạm giao thông bị tăng mạnh mức phạt!

3. Lãi suất vay mua nhà là 4,8%

Thông tư 20/2021 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực từ 20/1 có nhiều quy định mới trong việc cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

- Mức vốn cho vay tối đa đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở: bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

- Thời hạn cho vay đối với đối tượng vay vốn xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng, tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. (Trước đây tại Thông tư 25/2015 của Ngân hàng Nhà nước chỉ quy định thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm).

- Lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố trong từng thời kỳ, đảm bảo nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ.

Quyết định số 1956 (có hiệu lực về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại thông tư số 11/2013, thông tư số 32/2014 và thông tư số 25/2016.

Theo đó, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng đối với dư nợ của các khoản vay nêu trên là 4,8%/năm trong năm 2022.


Từ 01/01/2022, không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt gấp đôi so với trước. (Ảnh minh họa)

4. Có thể mở thẻ ngân hàng bằng hình thức online

Từ ngày 1/1/2022, Thông tư số 17/2021/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng bắt đầu có hiệu lực.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 17/2021/TT-NHNN ngày 16/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng và đã bổ sung quy định: Tổ chức phát hành thẻ có thể thực hiện phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh đối với chủ thẻ chính là cá nhân bằng phương thức điện tử.

Như vậy, từ 01/01 người dân có thể mở thẻ ngân hàng qua hình thức online.

5. Thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng ở thành phố được coi là hộ nghèo

Đây là nội dung tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP về chuẩn nghèo đa chiều, thay thế Quyết định 59/2015.

Theo đó, từ năm 2022, hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống ở thành thị và từ 1,5 triệu đồng trở xuống ở nông thôn; thiếu hụt 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên được coi là hộ nghèo.

So với trước đây:

Ở thành thị, hộ gia đình phải có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; hoặc trên 900.000 đồng - 1,3 triệu đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên thì mới được coi là hộ nghèo.

Ở nông thôn, hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; hoặc trên 700.000 đồng - 01 triệu đồng, thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.


Thu nhập từ 1,5 triệu đồng trở xuống ở nông thôn được coi là hộ nghèo. (Ảnh minh họa)

6. Thay đổi mức phạt với nhiều vi phạm liên quan đến hóa đơn

Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 102 của Chính phủ quy định phạt từ 4 - 8 triệu đồng đối với trường hợp lập hóa đơn, nhưng không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định.

Tương tự, với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế, Nghị định 102 cũng quy định phạt từ 4 - 8 triệu đồng và các bên phải lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trước đây,

Trước đây, tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP 02 hành vi trên không có quy định xử phạt.

7. 10 ngày điều chỉnh giá xăng dầu một lần

Từ ngày 02/01/2022, Nghị định 95/2021 sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng, dầu bắt đầu có hiệu lực.

Quy định tại Nghị định 95, giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng (tức là 10 ngày một lần).

Nếu kỳ điều chỉnh trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ và nếu trùng vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán thì được lùi sang kỳ điều chỉnh tiếp theo.

Nghị định 83/2014/NĐ-CP trước đây quy định khoảng cách giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là 15 ngày đối với trường hợp giảm giá.

8. Ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera giám sát sẽ bị xử phạt

Theo Nghị định 100/2020 của Chính phủ, từ ngày 1/7/2021 nếu ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera giám sát sẽ bị xử phạt.

Tuy nhiên, sau đó Chính phủ ra Nghị quyết 66 tạm ngưng việc xử phạt với hành vi trên hết hết ngày 31/12/2021.

Có nghĩa từ ngày 01/01/2022, các loại ô tô kinh doanh vận tải gồm: taxi, xe khách, xe buýt, xe hợp đồng… bắt buộc phải lắp camera giám sát, nếu không có sẽ bị xử phạt từ 1 - 2 triệu đồng.

Ngoài ra, trong tháng 1, cụ thể từ ngày 2/1/2022, Thông tư 17/2021/TT-BCT quy định mới về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực; từ ngày 8/1/2022, Thông tư 19/2021/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trị cũng sẽ có hiệu lực.

Vừa rồi là những thông tin liên quan đến chính sách có hiệu lực từ tháng 01/2022. Nếu còn băn khoăn, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline  19006192 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

>> Tháng 12/2021, người dân cần lưu ý những chính sách quan trọng nào?

Có thể bạn quan tâm

X