hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 31/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chung cư bị tháo dỡ, quyền lợi của chủ sở hữu sắp thay đổi thế nào?

Chung cư bị tháo dỡ quyền lợi của chủ sở hữu sắp thay đổi như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu những quy định mới này tại Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi.

 
Mục lục bài viết
  • Chung cư bị tháo dỡ quyền lợi của chủ sở hữu sắp thay đổi như thế nào tại Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi
  • Một là, xử lý nhà chung cư khi chấm dứt quyền sở hữu
  • Hai là, chủ sở hữu chấm dứt quyền sở hữu nhà chung khi bị phá dỡ
  • Ba là, quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu khi có nhà chung cư bị phá dỡ

Chung cư bị tháo dỡ quyền lợi của chủ sở hữu sắp thay đổi như thế nào tại Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi

Theo Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi, quyền sở hữu của chủ căn hộ chung cư sẽ có một số thay đổi khi cải tạo, xây dựng lại hoặc khi chấm dứt quyền sở hữu.

Ngoài ra, khi chấm dứt quyền sở hữu do chung cư bị phá dỡ, chủ sở hữu được Nhà nước trao quyền và phải có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm tương xứng.

Đây đều là những nội dung mới của Dự thảo, được quy định từ Điều 8 đến Điều 26 và tại chương V.

Những quy định này tạo điều kiện để các cơ quan, cá nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình được rõ ràng, minh bạch. Cụ thể như chúng tôi liệt kê dưới đây.

Một là, xử lý nhà chung cư khi chấm dứt quyền sở hữu

Khoản 2 Điều 11 của Dự thảo quy định:

  • Nếu nhà chung cư được mua bán theo thời hạn nhất định thì chủ sở hữu chỉ có quyền sở hữu nhà chung cư theo thời hạn đã thỏa thuận, khi hết thời hạn sở hữu nhà ở thì quyền sở hữu được chuyển giao lại cho bên bán (tức bên mua đã hết quyền sở hữu);

  • Bên nhận lại quyền sở hữu nhà ở được cấp lại giấy chứng nhận đối với nhà ở đó;

  • Nếu trong trường hợp nhà chung cư hết thời hạn mua bán mà phải phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại thì chủ sở hữu thực hiện phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng;

  • Chủ sở hữu nhà chung cư là tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà chung cư theo thỏa thuận trong các giao dịch mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhưng tối đa không được quá thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó;

  • Trước khi hết thời hạn, chủ sở hữu được quyền bán, tặng cho người khác/tổ chức khác; nếu quá thời hạn mà không thực hiện bán, tặng cho thì nhà ở này thuộc sở hữu Nhà nước;

Chung cư bị tháo dỡ quyền lợi của chủ sở hữu sắp thay đổi thế nàoChung cư bị tháo dỡ quyền lợi của chủ sở hữu sắp thay đổi thế nào?

Hai là, chủ sở hữu chấm dứt quyền sở hữu nhà chung khi bị phá dỡ

  • Trước hết, chung cư được sử dụng trong thời hạn theo kết luận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền, hết thời hạn sử dụng và thuộc trường hợp phải phá dỡ thì chung cư buộc phải bị phá dỡ theo quy định tại Điều 60, Điều 61 Dự thảo;

  • Khi thuộc trường hợp bị phá dỡ, chủ sở hữu căn hộ chung cư bị chấm dứt quyền sở hữu theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và buộc phải di dời nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện (Điều 61, khoản 2 Điều 134 Dự thảo);

  • Nói cách khác, khi có quyết định phá dỡ, buộc chủ sở hữu phải di dời thì chủ sở hữu chấm dứt quyền của mình đối với căn hộ chung cư đã được cấp sổ hồng/hay sổ hồng đã cấp cho chủ sở hữu hết giá trị pháp lý khi nhà ở đã bị phá dỡ;

  • Thay thế cho căn hộ chung cư thuộc sở hữu của mình mà đã bị phá dỡ, chủ sở hữu được bố trí tái định cư bằng hình thức mua bán, thuê, thuê mua căn hộ tái định cư khác theo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã được phê duyệt;

 

Ba là, quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu khi có nhà chung cư bị phá dỡ

Điều 11 Dự thảo quy định, chủ sở hữu có quyền thực hiện cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định tại Chương V của Dự thảo, trong đó có một số điểm nổi bật về quyền của chủ sở hữu:

  • Chấp hành quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện phá dỡ nhà ở;

  • Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí chỗ ở tạm thời cho chủ sở hữu nếu nhà chung cư phải phá dỡ nhưng chưa có trong kế hoạch cải tạo, xây dựng lại (Điều 62 Dự thảo);

  • Được tái định cư tại chỗ nếu quy hoạch được duyệt cho phép tiếp tục xây dựng lại nhà chung cư. Nếu quy hoạch không cho xây dựng lại nhà chung cư thì chủ sở hữu được bố trí tái định cư ở địa điểm khác trong cùng địa bàn cấp xã/huyện/địa bàn lân cận, tùy từng trường hợp (Điều 62 Dự thảo);

  • Chủ sở hữu nhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện việc nhận nhà ở tái định cư thông qua hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở tái định cư theo quy định (Điều 70 Dự thảo);

  • Phải thực hiện di dời, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư của cơ quan cấp tỉnh nơi có nhà chung cư;

Như vậy, chung cư bị tháo dỡ quyền lợi của chủ sở hữu sắp thay đổi thế nào theo Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi (về cách xử lý, quyền, trách nhiệm...) đã được chúng tôi chọn lọc và trình bày ở trên.

Bởi Dự thảo vẫn chưa được thông qua và đang ở giai đoạn thảo luận, đóng góp, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV nên chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về nội dung này trong các bài viết sau.

Trên đây là những phân tích của chúng tôi về Chung cư bị tháo dỡ quyền lợi của chủ sở hữu sắp thay đổi thế nào, nếu cần trao đổi, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X