hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 20/06/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hàng trăm nghìn giáo viên mầm non sắp đón nhận thêm nhiều tin vui sau tăng lương cơ sở [Dự kiến]

Sau tăng lương cơ sở giáo viên mầm non sẽ đón nhận thêm nhiều tin vui khác, cụ thể như thế nào, cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Đầu tiên, tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng, giáo viên mầm non được cải thiện thu nhập

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Nội vụ việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương chưa đủ điều kiện thực hiện từ thời điểm 01/7/2024.

Từ thời điểm này, lương cơ sở sẽ được nâng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng so với mức 1,8 trước đó. Thu nhập của giáo viên mầm non từ thời điểm này sẽ được cải thiện đáng kể.

Lúc này công thức tính lương của giáo viên mầm non là viên chức vẫn như hiện hành:

Lương = hệ số lương x lương cơ sở 

Cũng từ thời điểm cải cách tiền lương, giáo viên được nhận các khoản phụ cấp như hiện hành thay vì bỏ một số phụ cấp như quy định tại Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương. Như vậy, từ 01/7/2024, giáo viên mầm non cũng như các đối tượng cán bộ, công chức viên chức khác được tăng 30% lương cơ sở và vẫn được giữ lại các loại phụ cấp như hiện hành.

Đồng thời, từ 01/7 tới đây, lương tối thiểu vùng cũng sẽ được điều chỉnh tăng, lúc này thu nhập của giáo viên hợp đồng, tư thục cũng sẽ được cải thiện.

giáo viên mầm non đón nhận thêm nhiều tin vui Giáo viên mầm non sẽ có thêm nhiều tin vui sau cải cách lương?

Thứ hai, dự kiến giáo viên mầm non sẽ được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại

Tại Diễn đàn người lao động năm 2023, do Tổng LĐLĐ Việt Nam và Văn phòng Quốc hội phối hợp tổ chức, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GDĐT đang phối hợp Bộ LĐTBXH xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại.

Hiện, ngành Giáo dục mới đang trình Bộ LĐTBXH công nhận nghề giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại.

Năm 2020, Bộ LĐTBXH ban hành Thông tư Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, được sửa đổi bởi 19/2023/TT-BLĐTBXH, liên quan đến giáo viên có các ngành nghề, công việc thuộc Danh mục nặng nhọc, độc hại gồm:

(1) Giáo viên trực tiếp can thiệp, dạy văn hóa, dạy nghề, tư vấn việc làm, phục hồi chức năng, trợ giúp pháp lý, huấn luyện viên, bác sĩ khám phân loại thương tật thể thao, hỗ trợ đối với người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng.

Đặc điểm, điều kiện lao động của nghề là công việc căng thẳng thần kinh tâm lý.

(2) Giáo viên dạy thể dục, thể thao tại các khoa, trường chuyên thể dục, thể thao

Đặc điểm, điều kiện lao động của nghề là thường xuyên làm việc ngoài trời, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

Như vậy với quy định hiện hành thì vẫn giáo viên mầm non vẫn chưa được công nhận là ngành nghề nặng nhọc, độc hại.

Và nếu đề xuất giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại được thông qua thì giáo viên mầm non được hưởng các chế độ như sau:

- Nghỉ phép năm dài ngày hơn

Dài hơn so với những người làm công việc bình thường, cụ thể là 14 ngày, so với 12 ngày/năm so với lao động bình thường nếu làm đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động (khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019)

- Được hưởng chế độ ốm đau với thời gian dài hơn:

Căn cứ theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được nghỉ hưởng chế độ ốm đau với số ngày:

+ 40 ngày: nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm (so với người lao động ở điều kiện bình thường là 30 ngày);

+ 50 ngày: nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 - dưới 30 năm (lao động ở điều kiện bình thường là 40 ngày);

+ 70 ngày: nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên (lao động điều kiện bình thường là 60 ngày);

- Được nghỉ hưu sớm hơn

Được về hưu trước 5 tuổi không bị trừ tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu (khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019)

Ngoài ra, lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai thì có thể thông báo cho người sử dụng lao động biết để được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương, cũng như quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi (khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019).

Thứ ba, giáo viên mầm non được đề xuất nghỉ hưu sớm so với độ tuổi quy định

Tại Điều 46 dự thảo Luật Nhà giáo mới đây quy định về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo như sau:

Giáo viên mầm non được nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi, đồng thời được hưởng các chế độ nghỉ hưu theo quy định;

Với các nhà giáo khác độ tuổi nghỉ hưu vẫn thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động;

Như vậy theo quy định mới tại dự thảo Luật Nhà giáo thì giáo viên mầm non sẽ được nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi, sớm hơn so với độ tuổi nghỉ hưu chung theo quy định hiện hành.

Hiện nay, tuổi nghỉ hưu của viên chức được thực hiện theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.

...

Tính đến năm 2024 của giáo viên mầm non là viên chức trong điều kiện lao động bình thường là 61 tuổi đối với nam, 56 tuổi 4 tháng đối với nữ.

Trên đây là thông tin về việc giáo viên mầm non đón nhận thêm nhiều tin vui sau cải cách tiền lương.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  19006192 để được hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

X