3 hành vi sắp bị cấm khi xây nhà theo Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi như chúng tôi tổng hợp, trình bày dưới đây là những hành vi mới so với luật hiện hành. Cùng tìm hiểu nhé.
Theo Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đang được thực hiện lấy ý kiến, thảo luận tại kỳ họp lần thứ 5 - Quốc hội khóa XV, một số hành vi sắp bị cấm khi xây dựng nhà, sử dụng nhà.
Điều 5 Dự thảo quy định về những hành vi bị cấm, tổng cộng có 10 khoản, ít hơn 3 khoản so với Luật Nhà ở 2014 đang có hiệu lực thi hành.
Tuy nhiên, nội dung các điều cấm của dự Dự thảo đã có sự bổ sung so với quy định hiện hành, đặc biệt đối với hoạt động thi công, xây dựng nhà ở như quá trình huy động vốn, sử dụng vốn huy động, thực hiện các giao dịch về nhà ở không đúng quy định.
Hay, hành vi sắp bị cấm khi xây dựng nhà ở sắp có nhiều thay đổi nếu Dự thảo được thông qua.
Cấm huy động vốn khi chưa đủ điều kiện
Xuất phát từ thực tế, có nhiều vi phạm về việc huy động vốn thực hiện dự án đầu tư như ký kết hợp đồng giữ chỗ, hợp đồng đặt cọc … trái luật, Dự thảo đã quy định cấm huy động vốn khi chưa đủ điều kiện;
Vì vậy, điều khoản này kỳ vọng giải quyết được tình trạng huy động vốn trái luật đang diễn ra phổ biến, nhằm tạo môi trường kinh doanh bất động sản lành mạnh;
Quy định này cũng phù hợp với Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi và tương ứng với điều khoản huy động vốn được Dự thảo Luật Nhà ở quy định;
Việc quy định cấm và quy định điều kiện được huy động vốn cũng nhằm mục đích sàng lọc những nhà đầu tư yếu kém ra khỏi thị trường kinh doanh;
Có thể thấy, việc quy định mở rộng hơn hành vi bị cấm mặc dù số lượng điều khoản ít hơn so với luật hiện hành cũng cho thấy sự chú trọng, tập trung sửa đổi, dự đoán, xây dựng luật phù hợp với diễn biến phát triển của nền kinh tế.
Theo đó, hành vi đầu tiên bị cấm theo Dự thảo chính là hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư.
Hiểu đơn giản, nếu chủ đầu tư chưa thực hiện dự án đầu tư được đúng tiến độ cần thiết theo quy định thì không được phép tiến hành các hình thức huy động vốn như vay thế chấp, đặt cọc...
Cấm sử dụng sai mục đích vốn huy động
Bên cạnh quy định về cấm thực hiện huy động vốn khi chưa đáp ứng điều kiện thì Dự thảo cũng cấm sử dụng vốn sai mục đích đã huy động;
Cụ thể, khoản 6 Điều 5 Dự thảo cấm hành vi sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động/hoặc tiền mua nhà trả trước;
Quy định cấm này là căn cứ để buộc chủ đầu tư phải sử dụng vốn đúng mục đích, hạn chế việc huy động vốn của dự án này để thực hiện dự án khác;
Mặt khác, cấm sử dụng vốn không đúng mục đích, không đúng với cam kết cũng là biện pháp được kỳ vọng thúc đẩy quá trình thực hiện dự án đầu tư được thông suốt, đúng trình tự, giảm thiệt hại cho nhà đầu tư/bên mua sản phẩm;
Cấm thực hiện các giao dịch về nhà ở trái quy định Luật Nhà ở
Khoản 8 Điều 5 của Dự thảo cấm các bên thực hiện giao dịch về nhà ở như mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, cho ở nhờ, góp vốn, ủy quyền quản lý, cho mượn nhà ở trái quy định của Luật Nhà ở;
Đồng thời, khoản 8 cũng cấm việc bàn giao nhà ở cho người mua, người thuê mua khi không đủ điều kiện;
Nội dung cấm này thể hiện phạm vi điều chỉnh về điều kiện, trình tự, thủ tục tiến hành các giao dịch về nhà ở cũng như là căn cứ để áp dụng, xử lý vi phạm hành chính;
Quy định cấm này có thể là căn cứ để xây dựng, áp dụng xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có) cũng là căn cứ để quản lý dự án đầu tư xây dựng về nhà ở rõ ràng, chi tiết hơn;
Hành vi bị cấm này xuất phát từ thực tế có nhiều trường hợp chủ đầu tư bàn giao nhà ở cho người sở hữu khi chưa được nghiệm thu đầy đủ, hoặc chưa được nghiệm thu;
Ngoài ra, điều khoản cấm mới của Dự thảo còn bao gồm cấm xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại không đúng quy định và cấm sử dụng kinh phí quản lý vận hành phần sở hữu chung trái quy định của nhà chung cư.
Đây được coi là những vấn đề trọng tâm, cần phải có quy định cụ thể nhằm tăng trách nhiệm của người sở hữu nhà ở, tạo cơ chế quản lý chi tiết cho nhà quản lý.
Như vậy, có 3 hành vi sắp bị cấm khi xây nhà theo Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi.
Các hành vi này liên quan đến vấn đề huy động vốn, sử dụng vốn đã huy động để thực hiện dự án đầu tư và điều kiện để mua bán, thuê, cho ở nhờ, cho mượn, thế chấp… nhà ở.
Quy định cấm khi thực hiện xây dựng nhà ở cũng là căn cứ để xây dựng, áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và cũng là căn cứ để hạn chế những nhà đầu tư yếu kém, không đủ năng lực trên thị trường bất động sản.
Trên đây là những phân tích của chúng tôi về hành vi sắp bị cấm khi xây nhà, nếu cần trao đổi, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.