Lần thứ 4, Hà Nội có văn bản hướng dẫn về phân tầng tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19 gửi các bệnh viện, trung tâm y tế… Cụ thể thế nào?
Hà Nội phân tầng điều trị Covid theo hướng dẫn mới
Tại Công văn số 21391/SYT-NVY của Sở Y tế, Hà Nội phân thành 3 tầng điều trị dựa theo mức độ lâm sàng và yếu tố nguy cơ.
Tầng 1
- Dành cho bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ với mức nguy cơ trung bình.
- Tuổi từ 50-64, chưa phát hiện bệnh nền và đã tiêm đủ liều vắc xin
- Tuổi từ 3 tháng đến ≤ 49 tuổi, chưa phát hiện bệnh nền, đã tiêm đủ liều vắc xin, không có triệu chứng cần can thiệp y tế.
Các trường hợp ở tầng này được điều trị tại nhà, trạm y tế lưu động quận, huyện hoặc cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.
Tầng 2 (bệnh viện thuộc tầng 2)
- Dành cho bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao.
- Bệnh nhân có tuổi từ 65 tuổi trở lên, đã tiêm đủ liều vắc xin; mắc bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vaccine
- Bệnh nhân từ 50-64 tuổi chưa phát hiện bệnh nền, chưa tiêm đủ liều vaccine
- Phụ nữ có thai và sinh con từ dưới hoặc bằng 42 ngày, trẻ em ≤ 3 tháng tuổi.
Tầng 3
- Dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch
- Bệnh nhân ≥ 65 tuổi, chưa tiêm đủ liều vaccine; bệnh nhân mắc bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; bệnh nhân có tình trạng cấp cứu chuyên khoa.
Những trường hợp này được điều trị tại:
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện trung ương
Bệnh viện Thanh Nhàn
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
Bệnh viện Sơn Tây
Hà Nội phân 3 tầng điều trị bệnh nhân Covid. Ảnh minh họa.
Đối với trường hợp đặc biệt, Sở Y tế Hà Nội cũng phân tầng điều trị như sau:
Đối tượng bệnh nhân | Cơ sở tiếp nhận điều trị |
Người bệnh chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng | Cơ sở tiếp nhận ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Bắc Thăng Long; Tầng 2 và tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện trung ươn |
Người bệnh đang điều trị HIV, Lao | Tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Phổi Hà Nội; Tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện trung ương. |
Người có bệnh lý tâm thần, người đang cai nghiện tại cộng đồng | Tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Tâm thần Hà Nội; Tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Bệnh viện Tâm thần Hà Nội phối hợp) và bệnh viện trung ương. |
Người bệnh mắc các bệnh lý chuyên khoa khác (như: Răng hàm mặt, mắt, tai mũi, họng…) cần can thiệp y tế | Tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện đa khoa tầng 2 Tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện trung ương. |
Cảnh báo việc người dân tự đến cơ sở điều trị tầng 2 - 3
Hà Nội đã xảy tình trạng người dân tự mua, tự test nhanh có kết quả dương tính lập tức tự ý di chuyển tới các bệnh viện tầng 2-3, như Bệnh viện Thanh Nhàn, thay vì thông báo cho chính quyền địa phương để quản lý cách ly/xét nghiệm khẳng định/điều trị.
BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch COVID-19, Bệnh viện Thanh Nhàn - cho biết trên SKĐS, việc tự ý đến cơ sở điều trị tầng 2-3 là rất nguy hiểm, đòi hỏi ý thức khai báo của người bệnh cũng như sự kiểm soát sát sao của chính quyền cơ sở.
Bệnh nhân test nhanh dương tính, có thể không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, có thể điều trị tại nhà/trạm y tế lưu động nhưng lại tự đến các cơ sở y tế được phân chia để tiếp nhận bệnh nhân tầng 2-3 sẽ khiến bệnh nhân tầng này bị hạn chế cơ hội điều trị, cứu sống (đối với bệnh nhân nguy kịch). Bên cạnh đó, việc di chuyển còn có nguy cơ lây lan dịch ra cộng đồng.
Trao đổi với báo chí sáng 7/12, ông Đinh Tiến Dũng - Bí thư Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu các cơ quan tuyệt đối không đẩy F0 thể nhẹ lên tuyến trên, gây quá tải cho các tầng điều trị bệnh nhân nặng hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống dịch chung của toàn thành phố.
Trên đây các thông tin về phân tầng điều trị covid tại Hà Nội. Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ để được hỗ trợ nhanh và sớm nhất tại hotline 19006192.
>> F0 nào tại Hà Nội được điều trị tại nhà? Dùng gói thuốc nào?