hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 22/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Từ 20/9/2023: Cần biết 3 quy định mới này trong xử lý kỷ luật công chức

Quy định mới trong xử lý kỷ luật công chức từ 20/9/2023 được nêu tại Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Cụ thể như thế nào?

Mục lục bài viết
  • Công chức nữ đang mang thai vẫn có thể bị xử lý kỷ luật
  • Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công viên chức có hiệu lực 12 tháng
  • Công chức vi phạm ở cơ quan cũ chuyểnsang cơ quan mới vẫn có thể bị kỷ luật

Công chức nữ đang mang thai vẫn có thể bị xử lý kỷ luật

Về nội dung này khoản 3 Điều 1 Nghị định 71/2023 nêu rõ các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật bao gồm:

“Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật.

Như vậy, công chức nữ đang mang thai, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng… vẫn có thể xử lý kỷ luật nếu người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật.

Quy định trước đây tại Điều 3 Nghị định 112/2020 chỉ quy định các trường hợp trên chưa xem xét kỷ luật.

Ngoài ra các trường hợp chưa xem xét kỷ luật khác được giữ nguyên như quy định tại Nghị định 112 năm 2020 bao gồm:

- Cán bộ, công viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Cán bộ, công viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

- Cán bộ, công viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công viên chức có hiệu lực 12 tháng

quy định mới trong xử lý kỷ luật công chức từ 20/9/2023 thế nàoTheo Nghị định 71/2023 quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công viên chức có hiệu lực 12 tháng.

Một trong số nội dung đáng chú ý được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 71 nằm trong Điều 1 về nguyên tắc xử lý kỷ luật, Nghị định này bổ sung quy định:

Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành; đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm ứng cử vào chức vụ cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Nếu trong trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính được tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực.

Và theo quy định thì trong thời gian này, nếu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật, quyết định xử lý kỷ luật sẽ đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nếu cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành: Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;

- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành:

Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.

Nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. 

Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật cũng như quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công viên chức.

Như vậy Nghị định mới bổ sung hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức là trong vòng 12 tháng

Công chức vi phạm ở cơ quan cũ chuyểnsang cơ quan mới vẫn có thể bị kỷ luật

Điều 1 Nghị định 71 cũng bổ sung thêm khoản 10 vào Điều 2 Nghị định 112/2020.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ khi chuyển sang cơ quan, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật (trong vòng 12 tháng như nội dung nêu trên) thì:

 - Cấp có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật

- Áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng với vị trí cán bộ, công viên chức hiện đang đảm nhiệm.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật trong trường hợp khác. Ngoài ra, các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ.

Đối tượng cán bộ, công chức, viên chức bị áp dụng xử lý kỷ luật theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 112/2020, sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 71/2023:

- Cán bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân;

- Công chức và công chức cấp xã theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức;

- Viên chức theo quy định tại Luật Viên chức;

- Cán bộ, công viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

Trên đây là các thông tin về Quy định mới trong xử lý kỷ luật công chức từ 20/9/2023​. Nếu có thắc mắc về quy định trên, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X