hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 22/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2023 với mọi đối tượng khi lương cơ sở tăng

Sự điều chỉnh của mức lương tối thiểu vùng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ tháng 07/2023 theo Nghị địn 24/2023 sẽ tác động như thế nào đến mức đóng BHYT của năm này?

Mục lục bài viết
  • 1. Mức đóng BHYT đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động
  • 2. Mức đóng BHYT đối với cán bộ, công chức, viên chức
  • 3. Mức đóng BHYT đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường
  • 4. Mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên
  • 5. Mức đóng BHYT đối với hộ gia đình

1. Mức đóng BHYT đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì mỗi tháng, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm y tế bằng 1,5% lần tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.

Căn cứ quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy, căn cứ theo quy định về mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức đóng BHYT tối thiểu hàng tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng như sau:

Đơn vị: đồng/tháng

Vùng

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc (đồng/tháng)

Mức đóng BHYT của người lao động (đồng/tháng)

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Vùng I

4,680,000

70,200

Vùng II

4,160,000

62,400

Vùng III

3,640,000

54,600

Vùng IV

3,250,000

48,750

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Vùng I

5,007,600

75,114

Vùng II

4,451,200

66,768

Vùng III

3,894,800

58,422

Vùng IV

3,477,500

52,163

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

4,914,000

73,710

Vùng II

4,368,000

65,520

Vùng III

3,822,000

57,330

Vùng IV

3,412,500

51,188

Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

5,007,600

75,114

Vùng II

4,451,200

66,768

Vùng III

3,894,800

58,422

Vùng IV

3,477,500

52,163

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014)

5. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở

Do đó, người lao động nếu làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.

Trước 01/07/2023

Sau 01/07/2023

Mức đóng BHYT tối đa: 447.000 đồng/tháng

Mức đóng BHYT tối đa: 540.000 đồng/tháng

Có thể thấy khi lương cơ sở tăng không ảnh hưởng đến mức đóng BHYT tối thiểu hằng tháng của người lao động làm việc theo hợp đồng mà chỉ ảnh hưởng đến mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế.

muc dong bao hiem y te nam 2023

2. Mức đóng BHYT đối với cán bộ, công chức, viên chức

Khoản 1 Điều 18 và điểm 1.2 khoản 1 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 mỗi cán bộ, công chức viên chức sẽ phải đóng bảo hiểm y tế bằng 1,5% lần tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc/mỗi tháng.

Điểm 1.1 khoản 1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì, NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Viền lương này tính trên mức lương cơ sở.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Ngoài ra, cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, tiền đóng BHYT cụ thể của cán bộ, công chức, viên chức sẽ phụ thuộc vào hệ số lương. Và mức đóng BHYT năm 2023 như sau:

Trước 01/07/2023

Sau 01/07/2023

Mức đóng BHYT tối đa: 447.000 đồng/tháng

Mức đóng BHYT tối đa: 540.000 đồng/tháng

3. Mức đóng BHYT đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường

Theo quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm 1.3 khoản 1 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng BHYT của người lao động hoạt động không chuyên trách ở xã, phường bằng 1,5% mức lương cơ sở.

Theo đó, mức đóng BHYT đối với đối tượng này năm 2023 là:

Trước 01/07/2023

Sau 01/07/2023

Mức đóng BHYT: 22.350 đồng/tháng

Mức đóng BHYT: 27.000 đồng/tháng


4. Mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên

Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 18, điểm 4.2 khoản 4 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH, học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đóng với BHYT với mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.

Như vậy, mức đóng BHYT mà học sinh, sinh viên phải đóng bằng 70% x 4,5% x mức lương cơ sở.

Số tiền mà học sinh, sinh viên đóng BHYT năm 2023:

Trước 01/07/2023

Sau 01/07/2023

Mức đóng BHYT: 46.935  đồng/tháng

Mức đóng BHYT: 56.700 đồng/tháng

5. Mức đóng BHYT đối với hộ gia đình

Căn cứ quy định tại khoản 13 Điều 18 và khoản 5 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 24, khoản 20 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020), mức đóng BHYT đối với hộ gia đình như sau:

Thứ tự người đóng trong hộ gia đình

Mức đóng hàng tháng
trước 01/7/2023

Mức đóng hàng tháng
sau 01/7/2023

Người thứ nhất

67.050 đồng

81.000 đồng

Người thứ hai

46.935 đồng

56.700 đồng

Người thứ ba

40.230 đồng

48.600 đồng

Người thứ tư

33.525 đồng

40.500 đồng

Người thứ 5 trở đi

26.820 đồng

32.400 đồng

6. Mức đóng BHYT đối với hộ nghèo, cận nghèo

Căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 18 và điểm 4.1 khoản 4 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020:

Mức đóng BHYT hằng tháng của những người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng.

Như vậy, hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều phải đóng BHYT bằng 30% x 4,5% x mức lương cơ sở. Và mức đóng BHYT năm 2023 của đối tượng này là:

Trước 01/07/2023

Sau 01/07/2023

Mức đóng BHYT: 20.115 đồng /tháng

Mức đóng BHYT: 24.300 đồng/tháng

7. Mức đóng BHYT đối với hộ nông - lâm - ngư nghiệp

Căn cứ khoản 12 Điều 18, điểm 4.3 khoản 4 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì những người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình phải đóng với BHYT bằng 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở.

Như vậy, mức đóng BHYT của người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình năm 2023 như sau:

Trước 01/07/2023

Sau 01/07/2023

Mức đóng BHYT: 46.935 đồng /tháng

Mức đóng BHYT: 56.700 đồng/tháng

Vừa rồi là những thông tin liên quan đến mức đóng bảo hiểm y tế năm 2023. Nếu có thêm vướng mắc, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline  19006192 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X