hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 11/08/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Quyền và nghĩa vụ của nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo [Đề xuất]

Trong dự thảo lần thứ 3 Luật Nhà giáo đã đề xuất quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà giáo. Cụ thể như thế nào cùng tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây của HieuLuat.

Quy định về Nhà giáo

Điều 3 dự thảo Luật Nhà giáo quy địn:

“1. Nhà giáo là người có giấy phép hành nghề dạy học, được tuyển dụng làm nhiệm vụ trực tiếp giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục.

2. Nhà giáo giảng dạy, giáo dục ở cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác; giảng dạy, giáo dục trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên.

3. Nhà giáo giảng dạy, giáo dục từ trình độ cao đẳng trở lên; nhà giáo giảng dạy, giáo dục trong các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân gọi là giảng viên.

Khoản 1 Điều 14 quy định chức danh nhà giáo bao gồm:

Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên dự bị đại học, giáo viên giáo dục thường xuyên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp, giảng viên cao đẳng sư phạm, giảng viên giáo dục nghề nghiệp, giảng viên đại học.

Đề xuất về quyền của nhà giáo

Điều 10 dự thảo Luật Nhà giáo quy định về quyền của nhà giáo như sau:

- Được hoạt động giảng dạy, giáo dục theo đúng chuyên môn đào tạo; được đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của người học;

Được tham gia nhận xét, khen thưởng, xử lý kỷ luật người học theo quy định; được chủ động phân phối thời lượng và sắp xếp nội dung giáo dục, lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục bảo đảm mục tiêu giáo dục và kế hoạch của cơ sở giáo dục.

- Được tham gia xây dựng, lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, đồ dùng dạy học, thiết bị, phương tiện giảng dạy và các điều kiện khác để thực hiện nhiệm vụ được giao bảo đảm mục tiêu giáo dục và kế hoạch của cơ sở giáo dục.

- Được hưởng lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ và các chế độ khác phù hợp với vị trí việc làm, chức danh nhà giáo.

- Được đánh giá công bằng, khách quan; được tôn vinh, khen thưởng tương xứng với thành tích trong hoạt động nghề nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng.

- Được nghiên cứu khoa học và chuyển giao sản phẩm nghiên cứu khoa học theo quy định về nghiên cứu khoa học và sở hữu trí tuệ.

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp.

- Được tham gia các chương trình trao đổi nhà giáo; hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học khác.

- Được tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, đổi mới, sáng tạo; được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể; được đối xử bình đẳng trong hoạt động và thăng tiến nghề nghiệp; được xem xét bổ nhiệm chức vụ quản lý khi đủ điều kiện.

- Được xem xét thay đổi đơn vị công tác và vị trí việc làm phù hợp với nguyện vọng của cá nhân và nhu cầu của cơ quan quản lý.

- Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo; chương trình, phương pháp giáo dục; các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo; được tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định.

- Được từ chối thực hiện công việc không đúng vị trí việc làm và hợp đồng đã ký kết với cơ sở giáo dục; được hỗ trợ bảo đảm việc làm và an sinh xã hội khi cơ sở giáo dục ngừng hoạt động hoặc có sự thay đổi về tổ chức.

- Được tham gia dạy thêm theo nhu cầu của người học trên cơ sở quy định của pháp luật.

- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục.

Quyền và nghĩa vụ của nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáoQuyền và nghĩa vụ của nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo (Ảnh minh họa)

Đề xuất về nghĩa vụ của nhà giáo

Được đề xuất tại Điều 11 dự thảo như sau:

- Gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục.

- Giảng dạy, giáo dục đúng mục tiêu, nguyên lý giáo dục; thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

- Tự giác thực hiện các quy tắc đạo đức; tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao ở cơ sở giáo dục.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự, đạo đức nhà giáo; mẫu mực, nêu gương trong hoạt động nghề nghiệp và xã hội. Thường xuyên học tập nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học; tạo động lực, phát huy phẩm chất và năng lực của từng người học; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu đối với người học.

- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đối với giảng viên, tham gia nghiên cứu và áp dụng khoa học giáo dục đối với giáo viên; bảo đảm liêm chính học thuật.

- Cập nhật kỹ năng ứng dụng khoa học, công nghệ; năng lực phát triển chương trình và phương pháp giáo dục tiên tiến.

- Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, đổi mới, sáng tạo.

- Chủ động phối hợp với gia đình người học, tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng phù hợp với hoạt động nghề nghiệp.

- Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.

- Tích cực phát huy dân chủ, tham gia vào hoạt động quản lý, quản trị và các hoạt động chuyên môn khác của cơ sở giáo dục khi được phân công.

- Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi

- Thực hiện nghĩa vụ khác

Trên đây là thông tin về Quyền và nghĩa vụ của nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo.

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  1900.6199 để hỗ trợ, giải đáp

Có thể bạn quan tâm

X