hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 04/09/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Sắp tới, điều trị bệnh nặng không cần giấy chuyển tuyến nhiều lần [Đề xuất]

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đang được Bộ Y tế lấy ý kiến

Về thủ tục hành chính, dự thảo Luật BHYT lần này đề xuất cắt giảm thủ tục chuyển tuyến điều trị. Theo đó, trong dự thảo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung đang đề xuất lựa chọn một số bệnh mà người dân cần lên tuyến trên điều trị và không nhất thiết phải có giấy chuyển viện nhiều lần, vừa thuận tiện cho người dân, vừa tránh phát sinh khám chữa bệnh trùng lặp 2 lần (vừa khám ở tuyến dưới, đồng thời khám lại ở tuyến trên khi chuyển viện)

Sở Y tế địa phương có trách nhiệm ban hành các danh mục dịch vụ y tế mà địa phương chưa thực hiện, căn cứ trên thực tế đã thẩm định, cấp phép hành nghề, để người dân biết, chủ động lên tuyến trên khi có bệnh.

Sắp tới, điều trị bệnh nặng không cần giấy chuyển tuyến nhiều lầnSắp tới, điều trị bệnh nặng không cần giấy chuyển tuyến nhiều lần? (Ảnh minh họa)

Theo đó tại khoản 9 Điều 1 dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 22 Luật BHYT như sau:

Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này và không phải thực hiện theo quy định theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này  khi đi khám bệnh, chữa bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chẩn đoán xác định đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao danh mục bệnh và quy định của Bộ Y tế.

- Người bệnh đã được chẩn đoán xác định đối với một số bệnh mạn tính được chuyển về cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu hoặc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu để quản lý, cấp phát thuốc chuyên khoa, thuốc sử dụng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn theo quy định của Bộ Y tế;

- Người bệnh được tự đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn trong phạm vi địa phương hoặc địa phương giáp ranh trong trường hợp cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn liền kề với cơ sở mà người bệnh đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không có đủ năng lực chuyên môn để thực hiện dịch vụ kỹ thuật, điều trị bệnh.

Căn cứ danh mục kỹ thuật, phạm vi hoạt động chuyên môn theo giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở và tình hình chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Sở Y tế xác định các bệnh, dịch vụ kỹ thuật cơ sở không có đủ năng lực thực hiện để người bệnh biết và công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Y Sở và của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Hiện nay đối với một số bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo, cần sử dụng kỹ thuật cao, cần điều trị tại các cơ sở y tế tuyến trên, người dân đang phải đi theo trình tự lấy giấy chuyển viện trong năm, gây tốn kém, mất thời gian.

Hay như trường hợp mắc một số bệnh mãn tính, sau khi được chẩn đoán, kê đơn ở tuyến trên, người bệnh có thể chuyển về tuyến dưới để theo dõi, điều trị và được hưởng phạm vi thuốc, dịch vụ kỹ thuật, vật tư y tế như cơ sở khám chữa bệnh chuyên sâu.

Dự thảo cũng đề xuất một số trường hợp dù đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở bất kỳ đâu nhưng nếu khám chữa bệnh ở trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực, trung tâm y tế huyện cũng hưởng 100% quyền lợi. Đây là điểm khích lệ người bệnh đến với các cơ sở y tế ban đầu.

Ngoài ra, một số điều trị về tật khúc xạ như lác, cận thị… hiện nay, quỹ BHYT mới chi trả cho trẻ dưới 6 tuổi thì tại dự thảo này, trong dự thảo Luật BHYT lần này, Bộ Y tế đề xuất chi trả cho trẻ dưới 18 tuổi thay vì dưới 6 tuổi như hiện nay (tại khoản 10 Điều 1 dự thảo)

Trên đây là thông tin về đề xuất điều trị bệnh nặng không cần giấy chuyển tuyến nhiều lần.

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  1900.6199 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Có thể bạn quan tâm

X