Đăng nhập / Đăng ký
Văn bản pháp luật

Sẽ sửa đổi nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức?

Thứ Năm, 11/05/2023 Theo dõi Hiểu Luật trên

Sửa đổi nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức là một trong những nội dung nổi bật tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 62/2020/NĐ-CP và Nghị định 106/2020/NĐ-CP.

Sửa đổi nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức

Theo đó, tại Điều 3 nội dung Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức như sau:

Thứ nhất là tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp.

Thứ hai là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ ba là phù hợp với phân công, phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực từ trung ương đến địa phương. (nội dung bổ sung)

Thứ tư là bảo đảm tính thống nhất, liên thông từ trung ương đến cấp huyện; đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp với quản lý và sử dụng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp.

Nguyên tắc này theo quy định hiện hành tại Nghị định 62/2020/NĐ-CP là “Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức”.

Thứ năm là bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.

Thứ sáu là kế thừa các vị trí việc làm có ngạch công chức chuyên ngành theo quy định của pháp luật; vị trí việc làm lãnh đạo quản lý; nghiệp vụ chuyên ngành; hỗ trợ, phục vụ đặc thù thuộc ngành, lĩnh vực.

Mỗi vị trí việc làm phải gắn với một chức danh, ngạch công chức, hạnh viên chức và nội dung công việc vụ thể. (nội dung bổ sung)

Thứ bảy là không căn cứ vào biên chế hiện có của các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập để xây dựng danh mục vị trí việc làm. (Nội dung bổ sung)

Thứ tám là gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi nguyên tắc xác định vị trí việc làm.

Bỏ quy định xem xét tinh giản biên chế cao hơn 1%

Bỏ quy định xem xét tinh giản biên chế cao hơn 1% nếu không gửi kế hoạch biên chế công chức cũng là một trong những nội dung đề xuất tại dự thảo Nghị định này.

Cụ thể tại Điều 13 dự thảo Nghị định, Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định các bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức thì sẽ bị xem xét tỉ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% với tỷ lệ giảm biên chế theo lộ trình năm.

Hiện hành, tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định trong trường hợp các bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức đúng thời hạn quy định cụ thể là chậm nhất là ngày 15/6 hằng năm thì Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biên chế công chức của bộ, ngành, địa phương đó với tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% so với tỷ lệ tinh giản biên chế theo lộ trình hằng năm.

Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 13 của Dự thảo, Bộ Nội vụ cũng đề xuất điều chỉnh lại thời gian gửi kế hoạch biên chế công chức so với Nghị định 62/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau;

- Trước ngày 01/4 năm trước liền kề năm đầu tiên của kế hoạch biên chế công chức 5 năm: các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ kế hoạch biên chế công chức quy định tại khoản 1 Điều 13 dự thảo Nghị định về Bộ Nội vụ (hiện hành theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 62/2020, hậm nhất là ngày 15/6 hằng năm)

- Trước ngày 01/6 năm trước liền kề năm đầu tiên của kế hoạch biên chế công chức 5 năm: Bộ Nội vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế quyết định tổng biên chế công chức 5 năm của bộ, ngành, địa phương (hiện hành theo điểm a, b khoản 2 Điều 12 Nghị định 62/2020 chậm nhất là 20/7).

Trên đây là thông tin về việc sửa đổi nguyên tắc xác định vị trí việc làm​. nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Hỏi đáp pháp luật

Tin xem nhiều