Giá xăng dầu thế giới bình quân nửa tháng qua tăng nhẹ, gây sức ép cho giá xăng dầu trong nước. Việc tăng giá xăng dầu sẽ gây khó cho người dân lẫn doanh nghiệp trong nước. Vậy để giá xăng dầu không tiếp tục tăng trong mỗi kỳ điều chỉnh giá, cần có chính sách gì?
Sắp tới, một tháng có 03 lần điều hành giá xăng dầu
Nghị định 95 năm 2021 Chính phủ mới ban hành, sửa đổi Nghị định 83/2014 có nhiều nội dung thay đổi về công thức tính giá cũng như cơ chế điều hành xăng dầu.
Theo đó, giá xăng dầu không chỉ được xác định từ nguồn nhập khẩu mà còn tính thêm:
- Nguồn sản xuất xăng dầu trong nước,
- Chi phí vận chuyển
- Thuế nhập khẩu
- Chi phí kinh doanh định mức
- Mức trích lập Quỹ bình ổn giá
- Các khoản thuế, phí khác
Công thức tính giá xăng dầu còn bổ sung quy định cách tính thuế thu nhập theo bình quân gia truyền theo sản lượng xăng dầu nhập khẩu.
Kỳ điều chỉnh giá xăng dầu sẽ thay đổi khi Nghị định 95 có hiệu lực từ ngày 02/01/2021 từ 15 ngày giảm xuống còn 10 ngày. Có nghĩa, mỗi tháng sẽ điều chỉnh giá xăng dầu 03 lần vào các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng.
Nếu kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, thời gian điều chỉnh giá sẽ lùi và chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
Trường hợp kỳ điều hành trùng vào những ngày nghỉ Tết Nguyên đán sẽ được lùi sang kỳ điều hành kế tiếp.
Nghị định 95 cũng cho phép nếu giá xăng dầu biến động bất thường, ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế xã hội thì Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng để xem xét, quyết định thời gian điều chỉnh.
Trường hợp giá cơ sở tăng trên 10%, mức giá biến động lớn tác động tới nền kinh tế xã hội, Thủ tướng sẽ là người quyết định biện pháp điều hành dựa trên báo cáo của Bộ Công thương.
Giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến doanh nghiệp, người dân. Ảnh minh họa.
Phải có chính sách gì để không tăng giá xăng dầu trong nước?
Có thể thấy, giá xăng dầu thế giới tăng gây sức ép lên giá mặt hàng này trong nước. Nếu giá thế giới tiếp tục tăng thì mỗi kì điều hành giá xăng dầu trong nước cũng sẽ phải điều chỉnh tăng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vận tải và người dân, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, kinh tế.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời trên Tuổi trẻ về biện pháp kìm giá xăng dầu. Theo đó, từ quý III năm nay, Bộ Công Thương đã có đề xuất Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát nhằm giảm các loại thuế, trên hết là thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.
Trên thực tế, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm điều hành giá xăng dầu nhưng điều chỉnh chính sách thuế lại lại nhiệm vụ của Bộ Tài chính.
Cũng theo ông Hải, chỉ có giảm thuế mới có thể giữ giá bán xăng dầu trong nước không tăng thêm. Bên cạnh đó, hiện nay Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã cạn, không còn nguồn để bình ổn. Mặt khác, hiện nay các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cũng đang bị âm quỹ bình ổn xăng dầu, gây khó khăn trong việc kinh doanh.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia tài chính cũng có kiến nghị với Bộ Tài chính nên xem xét giảm thuế đối với xăng dầu để chia sẻ khó khăn với người dân nói riêng, các doanh nghiệp nói chung.
Sau thời gian dài chịu tác động từ Covid, nền kinh tế bị ảnh hưởng rất lớn. Hiện, hoạt động sản xuất kinh doanh đang dần được khôi phục nhưng thực tế khó khăn vẫn còn nhiều. Việc rà soát để giảm thuế nhằm giảm giá xăng dầu là thực sự cần thiết lúc này.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chính sách để không tăng giá xăng dầu trong nước. Nếu còn có thêm vướng mắc, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.
>> Giá xăng hôm nay, 10/11/2021 có tiếp tục tăng?