hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 20/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tiêu chuẩn chức danh Thứ trưởng mới nhất theo Nghị định 29/2024/NĐ-CP

Nghị định 29/2024/NĐ-CP có hiệu lực thì hành từ 01/05/2024 quy định các tiêu chuẩn mới đối với công chức lãnh đạo, công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước. Tiêu chuẩn chức danh Thứ trưởng mới nhất theo Nghị định 29/2024/NĐ-CP như sau:

Câu hỏi: Được biết sắp tới đây có quy định mới về tiêu chuẩn chức danh của các công chức trong cơ quan hành chính nhà nước. Không rõ Thứ trưởng phải đáp ứng những tiêu chuẩn mới nhất như thế nào?

Thứ trưởng là gì?

Thứ trưởng là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định về thứ trưởng thì có thể hiểu như sau:

Thứ trưởng là chức danh của cấp phó của Bộ trưởng, cấp phó của Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Thứ trưởng có vai trò giúp Bộ trưởng tiến hành lãnh đạo, chỉ đạo hay quản lý một hoặc một số ngành, quản lý các lĩnh vực, chuyên ngành công tác theo sự phân công của Bộ trưởng. Thứ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về chức trách và nhiệm vụ của mình được giao.

Tiêu chuẩn chức danh Thứ trưởng mới nhất 

Tiêu chuẩn chức danh Thứ trưởng mới nhất

Các tiêu chuẩn chung

Thứ trưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung đối với công chức quản lý, lãnh đạo như sau:

* Thứ nhất, Thứ trưởng phải đáp ứng về chính trị, tư tưởng

- Trung thành với lợi ích chung của Đảng, quốc gia, lợi ích của nhân dân; kiên định với nội dung chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có mục tiêu theo đường lối đổi mới của Đảng nước ta.

- Có quan điểm, lập trường và bản lĩnh chính trị vững vàng, tuân thủ theo đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.

- Có tinh thần yêu nước, đặt lợi ích tập thể, lợi ích của Đảng, quốc gia lên trên lợi ích cá nhân.

- Chấp hành theo sự phân công của cấp trên; tuân thủ kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc và đúng quy định của Đảng và pháp luật.

* Thứ hai, tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống và ý thức tổ chức kỷ luật của Thứ trưởng

- Có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống trung thực, khiêm tốn, giản dị; tinh thần đảm bảo cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; không tham nhũng, không vụ lợi;...

- Có trách nhiệm cao khi thực hiện công việc.

- Có tinh thần đoàn kết, gương mẫu trong cuộc việc; giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp trong công việc; quan tâm, chăm lo đời sống của các cán bộ, công chức.

- Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, chống lại lãng phí, tiêu cực, lối sống cơ hội, sống bè phái và lợi ích nhóm

- Tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật, tập trung dân chủ hay phê bình về tự phê bình; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, quy chế/nội quy,...; thực hiện kê khai và công khai tài sản, thu nhập của mình theo đúng quy định pháp luật.

* Thứ ba, yêu cầu về trình độ của Thứ trưởng

- Tốt nghiệp đại học trở lên - chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác của Thứ trưởng.

- Yêu cầu về lý luận chính trị đối với vị trí này:

Tùy thuộc với chức vụ, chức danh cụ thể mà yêu cầu:

  • Bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị;

  • Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị tại các cơ sở đào tạo;

  • Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính tại các cơ sở đào tạo hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về trình độ tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị;

  • Bằng trung cấp lý luận chính trị trở lên; hoặc giấy xác nhận có trình độ tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị;

- Yêu cầu về quản lý nhà nước, cần có các chứng chỉ sau tùy thuộc vào vị trí chức vụ: Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhà nước;

- Có trình độ ngoại ngữ phù hợp với vị trí công việc của mình: yêu cầu có chứng chỉ/văn bằng xác nhận trình độ ngoại ngữ.

* Thứ tư, năng lực và uy tín của vị trí việc làm

- Có tư duy đổi mới, có phương pháp làm việc khoa học phù hợp với vị trí công việc; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo các vấn đề có thể xảy ra.

- Nắm vững các nội dung về quản lý nhà nước, quy định của pháp luật; có khả năng phát hiện ra những hạn chế, bất cập trong thực tiễn công việc và đề xuất giải pháp tháo gỡ.

- Có năng lực triển khai việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách và quy định pháp luật.

- Năng động, sáng tạo, là người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Có năng lực lãnh đạo, năng lực chỉ đạo và có khả năng tổ chức triển khai thực hiện công tác chuyên môn.

* Thứ năm, sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác

- Sức khỏe ổn định, đảm bảo thực hiện công việc theo vị trí chuyên môn;

- Đủ độ tuổi để bổ nhiệm vào vị trí công việc;

- Có thành tích, có kết quả làm việc và có sản phẩm cụ thể trong quá trình công tác;

- Có kinh nghiệm thực tiễn, có thời gian công tác phù hợp với vị trí công tác.

Các tiêu chuẩn riêng

Ngoài những tiêu chuẩn chung đã nêu trên, vị trí Thứ trưởng còn yêu cầu các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:

- Có quan điểm khách quan, quan điểm toàn diện, biện chứng và lịch sử; có am hiểu sâu sắc về pháp luật và quản lý nhà nước về ngành cũng như lĩnh vực quản lý và quy định thông lệ quốc tế;

- Có năng lực đảm bảo yêu cầu sau: Tham mưu, hoạch định những vấn đề chiến lược phát triển ngành, phát triển lĩnh vực; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật, các đề tài, đề án, chương trình và kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực;

Chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề gặp khó khăn, phức tạp; chỉ đạo thực hiện việc cải cách hành chính, chế độ công vụ, chế độ công chức; chỉ đạo thực hiện việc thanh kiểm tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo việc giải quyết các kiến nghị, giải quyết khiếu nại, tố cáo; triển khai phối hợp giữa các bộ, ban và các đơn vị để tiến hành triển khai, thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của đảng và chính sách, pháp luật;

- Người muốn trở thành Thứ trưởng phải đang giữ một trong các chức vụ sau đây:

+ Tổng cục trưởng và tương đương tổng cục trưởng; Phó Tổng cục trưởng và tương đương chức vụ này (đã giữ chức Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ);

+ Hoặc giữ chức Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ; hoặc giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh hoặc giữ các chức vụ, chức danh tương đương trở lên theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật.

Trên đây là quy định pháp luật về "Tiêu chuẩn chức danh Thứ trưởng mới nhất theo Nghị định 29/2024/NĐ-CP".

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  1900.6199 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Có thể bạn quan tâm

X