01/7/2024 tới đây khi Luật Căn cước có hiệu lực, nhiều người sẽ được cấp loại thẻ này và tin vui đối với người được cấp thẻ Căn cước lần đầu đó là gì?
Tin vui đối với người được cấp thẻ Căn cước lần đầu
Từ 01/7/2024 luật Căn cước sẽ chính thức có hiệu lực và một trong những vấn đề người dân đặc biệt quan tâm và đặt câu hỏi nhiều là việc cấp thẻ lần đầu có mất kinh phí không?
Về vấn đề này khoản 2 điều 38 Luật Căn cước đã có quy định "công dân không phải nộp lệ phí khi được cấp thẻ căn cước lần đầu".
Như vậy, trường hợp công dân lần đầu cấp thẻ Căn cước thì không phải nộp lệ phí.
Theo Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an thì về cơ bản mọi công dân đủ 14 tuổi ở nước ta đã được cấp thẻ CCCD, do vậy, việc cấp thẻ căn cước lần này chủ yếu là các trường hợp:
- Công dân đến độ tuổi đủ 14 tuổi
- Đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước do hết hạn sử dụng, thay đổi thông tin;
- Cấp lại thẻ căn cước do bị mất
- Công dân thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo nhu cầu bản thân.
Được biết, hiện nay Bộ Công an có đủ nguồn nhân lực, phương tiện cũng như kinh nghiệm để có thể đáp ứng nhu cầu tối đa của người dân khi có yêu cầu được cấp thẻ Căn cước theo quy định tại Luật mới.
Các trường hợp không phải nộp lệ phí khi làm Căn cước công dân hiện nay căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 59/2029 của Bộ Tài chính sẽ bao gồm:
- Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên và thực hiện thủ tục cấp thẻ lần đầu.
- Đổi thẻ khi đến tuổi quy định (25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi).
- Đổi thẻ khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý CCCD.
Thẻ Căn cước cấp lần đầu sẽ không bị mất phí.
Đổi từ CCCD sang thẻ Căn cước thì có mất phí?
Theo nội dung trên có thể thấy, công dân được cấp thẻ Căn cước lần đầu sẽ không bị mất phí. Vậy với những người đổi thẻ thì sao?
Theo Luật Căn cước, cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an là đơn vị duy nhất có thẩm quyền cấp thẻ Căn cước cho công dân. Với việc đổi tên theo quy định tại luật Căn cước, dự kiến các mức lệ phí áp dụng với thẻ Căn cước sẽ tương đồng với thẻ CCCD hiện nay.
Theo đó, lệ phí cấp CCCD được thực hiện theo Thông tư số 59/2019 của Bộ Tài chính. Theo đó, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ CCCD phải nộp lệ phí. Cụ thể:
- Chuyển từ CMND 9 số, 12 số sang cấp thẻ CCCD: 30.000 đồng/thẻ.
- Đổi thẻ CCCD do hư hỏng không sử dụng được hoặc khi thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ.
- Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định: 70.000 đồng/thẻ.
Các trường hợp miễn lệ phí gồm:
- Đổi thẻ CCCD khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.
- Đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới, huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo.
- Đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Dữ liệu sinh trắc giúp xác thực nhanh, chính xác Theo Cục phó C06 thì Luật Căn cước quy định, khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp thẻ Căn cước, cơ quan quản lý Căn cước sẽ tiến hành thu nhận thông tin về mống mắt của công dân. Dữ liệu này giúp cung cấp thông tin nhanh chóng để xác thực cá nhân với độ chính xác cao. Bên cạnh đó, nhận dạng mống mắt là phương pháp thu thập dữ liệu sinh trắc học cần thiết để cấp số định danh cá nhân là duy nhất, ngay cả khi không có căn cước vẫn có thể xác thực chính xác và nhanh chóng. Việc sử dụng kết hợp với dữ liệu sinh trắc học bổ sung lẫn nhau, như vân tay, ảnh khuôn mặt, cho phép xác thực cá nhân chính xác, chống lại hành vi mạo danh. |
Trên đây là Tin vui đối với người được cấp thẻ Căn cước lần đầu.
Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số 19006192 để được hỗ trợ