Tin vui đối với người tham gia bảo hiểm thất nghiệp được đề xuất tại dự thảo Luật Việc làm mới đây của Bộ Lao động Thương binh xã hội.
Tin vui đối với người tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Nghị quyết số 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đặt ra mục tiêu
Giai đoạn đến năm 2025: Phấn đấu khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
Giai đoạn đến năm 2030: Phấn đấu khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tính đến năm 2023, số người lao động tham gia BHTN chiếm 31,5% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Và để phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 45% lực lượng lao động tham gia BHTN, Bộ LĐTBXH đã đề xuất tăng các chế độ cho người tham gia BHTN.
Cụ thể tại Điều 96 dự thảo 2 Luật Việc làm mới Bộ LĐTBXH đã đề xuất quy định các chế độ BHTN, bao gồm:
(1) - Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
(2) - Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
(3) - Trợ cấp thất nghiệp;
(4) - Hỗ trợ người lao động tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
(5) - Hỗ trợ người sử dụng lao động khi sử dụng người lao động là người khuyết tật.
Như vậy, so với quy định các chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Luật Việc làm năm 2013, Bộ LĐTBXH đề xuất tăng thêm 2 chế độ, đó là:
- Hỗ trợ người lao động tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
- Hỗ trợ người sử dụng lao động khi sử dụng người lao động là người khuyết tật.
Bên cạnh đó, dự thảo 2 Luật Việc làm, Bộ LĐTBXH đề xuất bổ sung 2 đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp mà Luật hiện hành chưa quy định tới gồm:
- Người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên; kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên
- Người làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố;
- Người quản lý DN, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của DN tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Người tham gia bảo hiểm thất nghiệp sắp đón nhận tin vui.
Sửa mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, tối đa bằng 1%
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tới đây sẽ được sửa đổi theo hướng, người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% thay vì mức cố định 1% như quy định hiện hành.
Cụ thể tại Điều 99 dự thảo về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp thì mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
- Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng;
- Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
Như vậy, cùng với mở rộng đối tượng tham gia như nội dung trên đã đề cập đến, Ban soạn thảo cũng đề xuất linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp. Bởi Luật Việc làm hiện hành quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động cố định là 1% mức tiền lương tháng.
Trên đây là Tin vui đối với người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số 19006192 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật