hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 27/06/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chính thức tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024: Nhiều tin vui với người lao động khối doanh nghiệp

Tại Kết luận 83-KL/TW Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ đạo điều chỉnh tăng 6% mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024. Như vậy nếu tăng lương tối thiểu vùng người lao động hưởng lợi gì?

Tăng lương tối thiểu vùng trùng thời điểm tăng lương cơ sở

Theo đó, tại Kết luận 83 Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo điều chỉnh tăng 6% mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động, áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Cụ thể, mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ ngày 01/7/2024 như sau:

- Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng;

- Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng;

- Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng;

- Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng.

Trước đó, trong văn bản gửi Bộ LĐTBXH, Bộ Nội vụ cũng đề nghị về việc rà soát việc điều chỉnh lương tối thiểu phải bảo đảm theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể:

“3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Như vậy, mức lương tối thiểu nêu trên tăng từ 200.000 đồng – 280.000 đồng, tương ứng tăng tỷ lệ 6% so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Mức điều chỉnh lương tối thiểu này cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2024 nhằm cải thiện cho người lao động và dự kiến cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025.

Như vậy, từ 01/7/2024thông qua việc tăng lương tối thiểu vùng người lao động sẽ được hưởng thêm nhiều quyền lợi.

Bên cạnh tăng lương tối thiểu vùng thì Kết luận 83 của Bộ Chính trị còn tiến hành thực hiện đầy đủ quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo đúng nội dung Nghị quyết số 27-NQ/TW, áp dụng từ ngày 01/01/2025 để phù hợp với năm tài chính của doanh nghiệp.

Tinh thần của Nghị quyết 27 thì các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) sẽ được tự quyết định chính sách tiền lương (gồm thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.

tin vui với người lao động khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024Sẽ tăng lương tối thiểu vùng cùng thời điểm cải cách tiền lương, 01/7/2024.

Nhiều tin vui với người lao động khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024

Có thể thấy khi tăng lương tối thiểu vùng, người lao động khu vực tư sẽ có thêm nhiều quyền lợi.

(1) Tăng tiền lương tháng

Căn cứ quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau. Do vậy, khi tăng lương tối thiểu vùng người lao động sẽ được tăng tiền lương tháng.

Ví dụ, hiện hành mức lương tối thiểu vùng của vùng 4 hiện này là 3.250.000 đồng/tháng, thì từ 01/7/2024 mức lương này sẽ tăng thêm 200 nghìn đồng/tháng và ở mức 3.450.000 đồng/tháng.

(2) Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội

Theo khoản 2 Điều 6 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Cụ thể, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy, tăng lương tối thiểu đồng nghĩ với tăng mức đóng BHXH. Việc tăng mức đóng BHXH sẽ tăng mức hưởng lương hưu, tăng mức hưởng các loại trợ cấp như thai sản, ốm đau, một lần…

(3) Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ khoản 2 Điều 15 về Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 58 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo đó, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định.

Nếu mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Việc tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động nếu không may bị mất việc làm.

(4) Tăng tiền lương ngừng việc

Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

- Do lỗi của người sử dụng lao động: người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; nếu những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì những người này sẽ được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

+ Ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống: tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

+ Ngừng việc trên 14 ngày làm việc: tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

(5) Tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 thì chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì sẽ được trả lương theo công việc mới.

Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Bên cạnh đó, tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Trên đây là thông tin về nhiều tin vui với người lao động khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024.

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  19006192 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Có thể bạn quan tâm

X