hieuluat
Chia sẻ email

[Tổng hợp] Chính sách mới đối với trưởng thôn trên cả nước

Chính sách mới về trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố được quy định tại Nghị định 33/2023 hiệu lực từ 01/8 và Nghị định 59/2023/NĐ-CP, hiệu lực từ ngày 15/8/2023.

Mục lục bài viết
  • Tăng phụ cấp cho Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố từ 01/8/2023
  • Trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
  • Quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố từ 15/8/2023

Tăng phụ cấp cho Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố từ 01/8/2023

Từ ngày 01/8/2023, theo khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, quỹ phụ cấp dùng để chi trả hàng tháng cho người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được khoán như sau:

Qũy phụ cấp được khoán

Địa bàn thôn áp dụng

6,0 lần mức lương cơ sở 
(mức trước đây là 5,0)

Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên hoặc tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên.

Là thôn, tổ dân phố của cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Thôn, tổ dân phố ở khu vực biên giới, hải đảo.

Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã.

4,5 lần mức lương cơ sở
(mức trước đây là 3,0)

Áp dụng với những thôn, tổ dân phố không thuộc trường hợp được khoán quỹ phụ cấp 6,0 lần mức lương cơ sở.


Trong đó, các đối tượng được hưởng quỹ phụ cấp này gồm 03 chức danh:

- Bí thư chi bộ;

- Trưởng thôn (nếu là thôn) hoặc Tổ trưởng tổ dân phố (nếu là tổ dân phố);

- Trưởng Ban công tác Mặt trận.

Như vậy, có thể thấy mức khoán quỹ phụ cấp 6,0 lần mức lương cơ sở hoặc 4,5 lần mức lương cơ sở là mức tổng phụ cấp của cả 03 chức danh nêu trên.

Việc quyết định mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh (bao gồm cả Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố) là do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, căn cứ vào:

Thứ nhất, nguồn kinh phí ngân sách chi cho cải cách tiền lương của địa phương.

Thứ hai, đặc thù của từng thôn, tổ dân phố.

chính sách mới đối với trưởng thôn trong tháng 8/2023Trưởng thôn được tăng phụ cấp trong tháng 8/2023.

Trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

Cụ thể, Điều 9 Nghị định 59 quy định việc cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quyết định tại cuộc họp của cộng đồng dân cư với các trường hợp:

Thứ nhất là người xin thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và có đơn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ lí do xin thôi vì:

- Sức khỏe

- Hoàn cảnh gia đình

- Hoặc vì lý do khác theo nguyện vọng cá nhân

Thứ hai là Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã xem xét cho thôi trong trường hợp:

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không còn được nhân dân tín nhiệm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã, các quy định của cấp trên, vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Hoặc khi có ít nhất 50% tổng số hộ gia đình hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị.

Trước đây, việc miễn nhiệm trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố được thực hiện khi thuộc một trong 03 trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT/CP-UBTWMTTQVN, cụ thể gồm:

- Do sức khỏe;

- Do hoàn cảnh gia đình;

- Hoặc vì lý do khác;

Quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố từ 15/8/2023

Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị dịnh 59 quy định về quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố như sau:

Bước 1 - Chuẩn bị

- Chủ tịch UBND cấp xã:

Ban hành quyết định tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; đồng thời cùng với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức triển khai kế hoạch chậm nhất 20 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Bên cạnh đó, ban bành quyết định thành lập Tổ bầu cử chậm nhất 10 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Các quyết định phải được thông báo đến nhân dân chậm nhất 07 ngày trước ngày bầu cử.

- Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố:

Tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; Báo cáo cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để thống nhất giới thiệu ít nhất 01 người ra ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

Ngoài ra, còn tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố sau khi có ý kiến của chi ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để quyết định danh sách chính thức những người ứng cử (ít nhất 01 người).

Bước 2 - Tiến hành bầu cử

Tổ bầu cử triệu tập và chủ trì cuộc họp bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Thông tin về cuộc họp phải được thông báo trước ít nhất 02 ngày bằng: Giấy mời, thông báo trực tiếp, hệ thống truyền thanh… và được niêm yết công khai tại nhà văn hóa, các điểm sinh hoạt cộng đồng của cụm, thôn, tổ dân phố.

- Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; thông qua chương trình cuộc họp; giới thiệu người làm thư ký cuộc họp.

- Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố giới thiệu danh sách người ứng cử do Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đã thống nhất với cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố và đề nghị đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp tự ứng cử/đề cử người có đủ tiêu chuẩn để tham gia bầu.

- Lựa chọn biểu quyết bằng hình thức giơ tay/bỏ phiếu kín để người tham dự biểu quyết lựa chọn.

Ban kiểm phiếu hướng dẫn thể lệ, cách ghi phiếu, bỏ phiếu và tiến hành phát phiếu. Sau khi kết thúc bỏ phiếu, Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu (mời 02 đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp chứng kiến việc kiểm phiếu) và lập biên bản kiểm phiếu. Trưởng ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp.

- Người chủ trì cuộc họp công bố kết quả biểu quyết đối với từng nội dung biểu quyết và kết luận cuộc họp.

Người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ cuộc họp, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp, quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua phải được gửi đến UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Bước 3 - Công nhận kết quả bầu cử

Trong thời hạn 05 làm việc ngày kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua, UBND cấp xã xem xét, quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố/quyết định bầu lại.

Nếu không ban hành quyết định công nhận/quyết định bầu lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của UBND cấp xã.

Trước đây, trình tự bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tại hội nghị thôn, tổ dân phố thực hiện theo Điều 8 Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN.

Trên đây là những Chính sách mới đối với trưởng thôn trong tháng 8/2023. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X