Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây đã ban hành Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2015/TT-NHNN hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 20/01/2022 tới đây.
1. Sửa đối tượng vay vốn ưu đãi nhà ở xã hội
Theo Thông tư 25/2015/TT-NHNN, đối tượng áp dụng gồm:
Tuy nhiên, Thông tư 20 đã bỏ đối tượng vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.1. Đối tượng vay vốn để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
2. Đối tượng vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
Theo đó, từ ngày 20/01/2022, chỉ còn hai đối tượng được áp dụng vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Thông tư này gồm:
- Đối tượng vay vốn để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;
- Đối tượng vay vốn xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.
2. Thay đổi mức vay tối đa để xây dựng nhà ở xã hội
Thông tư 20/2021/TT-NHNN đã bổ sung quy định về mức vay tối đa để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở xã hội như sau:
Đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Nghĩa là từ ngày 20/01/2022, khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa là 500 triệu đồng Trong khi đó, tại Thông tư 25/2015/TT-NHNN không quy định mức vốn cho vay tối đa.
Từ 20/01/2022, nhiều thay đổi về vay vốn ưu đãi nhà ở xã hội (Ảnh minh họa)
3. Thời hạn cho vay tối đa
Thông tư 25/2015 của Ngân hàng Nhà nước quy định đối tượng khách hàng vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở thì thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Tuy nhiên, theo quy định mới tại Thông tư 20, thời hạn cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, thời hạn này tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
4. Sửa đổi quy định về việc lãi suất cho vay
Thông tư 20/2021/TT-NHNN đã sửa đổi quy định về việc lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.
Cụ thể:“2. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố trong từng thời kỳ.
. (Trước đây, lãi suất này do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước).
Đồng thời, lãi suất cho vay ưu đãi đảm bảo nguyên tắc:
+ Không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ (Thông tư 25 quy định không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ);
+ Lãi suất cho vay ưu đãi đối với các đối tượng xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thấp hơn đối tượng xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua bán.
5. Thay thế biểu mẫu báo cáo tình hình cho vay
Mẫu biểu 01 và Mẫu biểu 02 tại Thông tư 25/2015/TT-NHNN cũng bị thay thế từ ngày 20/01/2022 bằng Mẫu biểu 01 và Mẫu biểu 02 ban hành kèm theo Thông tư 20/2021/TT-NHNN.
Trên đây là 5 điểm mới về vay vốn ưu đãi nhà ở xã hội từ ngày 20/01/2022. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề liên quan đến nhà ở xã hội, vui lòng liên hệ hotline 19006192 để được hỗ trợ.