hieuluat

Báo cáo 7046/BC-BNV tổng kết 10 năm thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nội vụSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:7046/BC-BNVNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Báo cáoNgười ký:Lê Vĩnh Tân
    Ngày ban hành:31/12/2020Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:31/12/2020Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách, Lao động-Tiền lương
  •  BỘ NỘI VỤ

    _______

    Số: 7046/BC-BNV

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ____________________

    Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

     

     

    BÁO CÁO

    Tng kết 10 năm thực hiện Quy hoạch phát trin nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2011 – 2020

    __________

     

    Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính ph Phê duyệt Quy hoạch phát trin nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, ngày 05 tháng 10 năm 2011. Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 1758/QĐ-BNV phê duyệt Quy hoạch phát trin nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu hợp lý, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Nội vụ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước và đáp ứng những đòi hỏi mới của quá trình hội nhập quốc tế”.

    Triển khai thực hiện Quyết định số 1758/QĐ-BNV nêu trên, ngày 07 tháng 10 năm 2020, Bộ Nội vụ có Công văn s 5288/BNV-TH hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương báo cáo đánh giá việc thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội / vụ giai đoạn 2011 - 2020, trong đó tập trung vào việc rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ, báo cáo về công tác quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ và đề xuất các nội dung, phương hướng việc triển khai Quy hoạch phát triển ngành Nội vụ ca đơn vị mình trong giai đoạn 2021 - 2025, theo tinh thn Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đến nay, đã có 19 bộ, ngành và 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo về Bộ Nội vụ. Kết quả cụ th như sau:

     

    Phần I

    TÌNH HÌNH THC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LC NGÀNH NỘI VỤ TẠI CÁC B, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

     

    I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THC HIỆN

    Thực hiện Quyết định số 1216/QĐ-TTg và Quyết định số 579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính ph, căn cứ cơ cấu t chức, nhiệm vụ, chức năng, các bộ, ngành đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành, trong đó có các lĩnh vực thuộc ngành Nội vụ, chủ yếu là lĩnh vực tổ chức nhà nước.

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ đặc đim tình hình của địa phương đã xây dựng các văn bản trin khai thực hiện quy hoạch phát trin kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đã được cấp có thm quyền phê duyệt và văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ; theo đó, công tác quy hoạch nguồn nhân lực ngành Nội vụ ở địa phương được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của ngành Nội vụ trong giai đoạn vừa qua. Sau khi nhận được Công văn số 5288/BNV-TH ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ về việc báo cáo, đánh giá việc thực hiện quy hoạch phát trin nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2011 - 2020, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tập trung rà soát, đánh giá thực trạng nhân lực ngành Nội vụ; đồng thời đề xuất các nội dung, phương hướng việc triển khai quy hoạch phát triển ngành Nội vụ của đơn vị mình trong giai đoạn tới.

    II. KT QUẢ THC HIỆN

    1. Thực trạng nhân lực ngành Nội vụ tại các bộ, ngành, địa phưong

    a) Quy mô nhân lực ngành Nội vụ

    * Tổng số

    Đội ngũ công chức, viên chức ngành Nội vụ tại các bộ, ngành, địa phương tính đến năm 2020 là 24.044 người, trong đó:

    - Tng số công chức, viên chức ngành Nội vụ của các cơ quan Trung ương (Gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính ph) khoảng 8.797 người, chiếm 36,6% tổng số nguồn nhân lực ngành.

    - Tông sổ công chức, viên chức ngành Nội vụ của các địa phương trong cả nước khoảng 15.247 người, chiếm 63,4% tổng số nguồn nhân lực ngành.

    * Nhân lực ngành Nội vụ phân theo lĩnh vực

    Bảng 1: Cơ cấu nhân lực ngành Nội vụ phân theo lĩnh vực

    Lĩnh vực

    Bộ, ngành

    Địa phương

    Tổng số

    Tổ chức nhà nước

    Số lượng (người)

    4.206

    8.149

    12.355

    Tỷ lệ trong tng nhân lực Nội vụ của đơn vị

    47,9%

    53,4%

    51,4%

    Tỷ lệ trong tổng nhân lực Nội vụ của lĩnh vực

    34,0%

    66,0%

    100,0%

    Tôn giáo

    Số lưng (người)

    70

    1.209

    1.279

    Tỷ lệ trong tổng nhân lực

    Nội vụ của đơn vị

    0,8%

    7,9%

    5,3%

    Tỷ lệ trong tổng nhân lực Nội vụ của lĩnh vực

    5,5%

    94,5%

    100,0%

    Thi đua - khen thuởng

    Số lượng (người)

    1.104

    2.176

    3.280

    Tỷ lệ trong tổng nhân lực

    12,5%

    14,3%

    13,6%

    Nội vụ của đơn vị

     

     

     

    Tỷ lệ trong tng nhân lực Nội vụ của lĩnh vực

    33,7%

    66,3%

    100,0%

    Văn thư - lữu trữ

    Số lượng (người)

    3.417

    3.713

    7.130

    Tỷ lệ trong tng nhân lực Nội vụ của đơn vị

    38,8%

    24,4%

    29,7%

    T lệ trong tng nhân lực Nội vụ của lĩnh vực

    47,9%

    52,1%

    100,0%

    Tổng

    S lượng (người)

    8.797

    15.247

    24.044

    T lệ trong tng nhân lực Nội vụ của lĩnh vực

    36,6%

    63,4%

    100,0%

     (Nguồn: Báo cáo của 19 bộ, ngành và 45 địa phương)

    Ngành Nội vụ bao gồm các lĩnh vực: T chức nhà nước, tôn giáo, thi đua - khen thưởng và văn thư - lưu trữ, trong đó đội ngũ công chức, viên chức lĩnh vực tổ chức nhà nước là 12.355 người (Chiếm 51,4% tổng số nguồn nhân lực ngành Nội vụ); tôn giáo là 1.279 người (Chiếm 5,3%); thi đua - khen thưởng là 3.280 người (Chiếm 13,6%) và lĩnh vực văn thư - lưu trữ là 7.130 người (Chiếm 29,7%).

    Tại các bộ, ngành, nhân lực lĩnh vực tổ chức nhà nước chiếm tỷ lệ cao (47.5% tổng số nhân lực Nội vụ của bộ, ngành), xếp thứ 2 là lĩnh vực văn thư - lưu tr (38,8%) do đây là hai lĩnh vực phổ biến. Lĩnh vực tôn giáo chiếm tỷ lệ thấp (0,8%) và thi đua - khen thương chiếm 12,5%. Vị trí này cũng tương tự tại các địa phương: Đội ngũ công chức, viên chức lĩnh vực tổ chức nhà nước chiếm tỷ lệ lớn (53,4% tổng số nguồn nhân lực Nội vụ của địa phương), văn thư lưu trữ (24,4%), thi đua - khen thưng (14,3%), lĩnh vực tôn giáo chiếm tỷ lệ 7,9%. Căn cứ theo số liệu báo cáo trên của các bộ, ngành, địa phương, công chức, viên chức lĩnh vực tổ chức nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là lĩnh vực ưu tiên của ngành Nội vụ.

    * Nhân lực ngành Nội vụ phân theo độ tuổi

    Bảng 2: Cơ cấu nhân lực ngành Nội vụ phân theo độ tuổi

    Độ tuổi

    Tổng số

    Bộ, ngành

    Địa phương

    Số lượng (ngưi)

    Tỷ lệ

    (%)

    Số lượng (người)

    Tỷ lệ

    (%)

    Số lượng (người)

    Tỷ lệ (%)

    Dưới 30 tui

    6334

    26,4

    2180

    24,8

    4154

    27,2

    Từ 31 đến 40 tuổi

    8591

    35,7

    3147

    35,7

    5444

    35,7

    Từ 41 đến 50 tuổi

    5728

    23,8

    2242

    25,5

    3486

    22,9

    Trên 50 tuổi

    3391

    14,1

    1228

    14,0

    2163

    14,2

    Tng

    24044

    100

    8797

    100

    15247

    100

    (Nguồn: Báo cáo của 19 bộ, ngành và 45 địa phương)

    Theo số liệu, nhân lực dưới 40 tui chiếm khoảng 62,1%, trong đó nhân lực dưới 30 tuổi chiếm 26,4%; đây là nguồn nhân lực trẻ, năng động, sáng tạo, phù hp với nền công vụ đang dần hiện đại hóa. Tuy nhiên, nhân lực trẻ nhìn chung thiếu kinh nghiệm làm việc, nhất là trong lĩnh vực tham mưu về chính sách. Tỷ lệ nhân lực trên 50 tuổi chiếm 14,1%; trong 5, 10 năm tới, nguồn nhân lực này cần được thay thế. Đội ngũ công chức, viên chức từ 41 đến 50 tuổi chiếm 23.8%, đây là nguồn nhân lực khá dày dặn về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, là nguồn nhân lực kế cận thay thế hiệu quả và hp lý cho một bộ phận nhân lực nghỉ hưu. Tỷ lệ nhân lực theo độ tui tại các bộ, ngành và tại các địa phương cũng khá xấp xỉ tương đương nhau. Nhìn chung, so với một số ngành, lĩnh vực khác, nhân lực ngành Nội vụ có tuổi đời bình quân khá cao.

    * Nhân lực ngành Nội vụ phân theo giới tính

    Bảng 3: Cơ cấu nhân lực ngành Nội vụ phân theo gii tính

    Gii tính

    Tổng số

    Bộ, ngành

    Địa phương

    Số lượng (người)

    Tỷ lệ

    Số lượng (người)

    Tỷ lệ

    Số lượng (người)

    Tỷ lệ

    Nam

    11.586

    49%

    3.721

    43 %

    7.865

    52 %

    Nữ

    12.258

    51%

    4.876

    57%

    7.382

    48%

    Tổng

    23.844

    100%

    8.597

    100%

    15.247

    100%

    (Nguồn: Báo cáo của 19 hộ, ngành và 45 địa phương)

    Đội ngũ công chức, viên chức nữ ngành Nội vụ chiếm khoảng 49%, nam giới chiếm 51%. Nhìn chung cơ cấu nhân lực theo giới tính đang dần tiến tới cân bng giữa nam và nữ do nhng chính sách về bình đng giới, ưu tiên nữ giới trong hoạt động công vụ. Tại các bộ, ngành, nữ giới chiếm tỷ lệ cao (57% tổng số nguồn nhân lực Nội vụ của bộ, ngành); tại các địa phương, t lệ nam giới cao hơn so với nữ giới (52% và 48% tổng nguồn nhân lực Nội vụ của các địa phương). Nói chung, tỷ lệ nữ giới trong ngành Nội vụ là khá cao so với một số ngành khác do đặc thù công việc của ngành Nội vụ.

    b) Chất lượng

    * Nhân lực ngành Nội vụ phân theo trình độ chuyên môn

    Bảng 4: Cơ cấu nhân lực ngành Nội vụ phân theo trình độ

    Trình độ

    Tổng s

    Bộ, ngành

    Địa phương

    Số lượng

    (ngưi)

    Tỷ lệ

    (%)

    Số lượng (ngưi)

    Tỷ lệ

    (%)

    Số lượng (ngưi)

    Tỷ lệ

    (%)

    Trên Đại học

    1.537

    6,4

    899

    10,2

    638

    4,2

    Đại học

    15.669

    65,2

    5.309

    60,4

    10.360

    67,9

    Cao đng

    1.467

    6,1

    492

    5,6

    975

    6,4

    Trung cp

    4.455

    18,5

    1.644

    18,7

    2.811

    18,4

    Sơ cấp

    916

    3,8

    453

    5,1

    463

    3,1

    Tổng

    24.044

    100

    8.797

    100

    15.247

    100

    (Nguồn: Báo cáo của 19 hộ, ngành và 45 địa phương)

    Nhìn chung, công chức, viên chức ngành Nội vụ đã qua đào tạo về chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ng, tin học. Khoảng 71,6% đạt trình độ đại học và trên đại học, trong đó 6,4% đạt trình độ trên đại học; đáp ứng v cơ bản yêu cu của công việc; 13,8% đội ngũ công chức, viên chức đạt trình độ cao cp chính trị, tỷ lệ công chức, viên chức trình độ lý luận chính trị sơ cp và chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao 51,6%. Qua bảng s liệu trên có th thy trình độ đội ngũ công chức, viên chức ngành Nội vụ tại các bộ, ngành và tại các địa phương là khá đng đều theo từng trình độ đào tạo. Trình độ đào tạo đại học và trên đại học tại bộ, ngành là 70,6%, trình độ cao đng tr xuống là 29,4%; tỷ lệ này tại các địa phương lần lượt là 72,1% và 28,9%.

    * Nhân lực ngành Nội vụ phân theo ngạch công chức, chức danh viên chức

    Bảng 5: Cơ cấu nhân lực ngành Nội vụ phân theo ngạch công chc, viên chức

    Ngạch

    Tổng số

    Bộ, ngành

    Địa phưong

    Số lượng (người)

    Tỷ lệ (%)

    Số lượng (người)

    Tỷ lệ (%)

    S lượng (người)

    Tỷ lệ (%)

    1. Công chức

    19641

     

    6644

     

    12997

     

    - Chuyên viên cao cấp

    148

    0.6

    85

    1

    63

    0.4

    - Chuyên viên chính

    2100

    8.7

    792

    9

    1308

    8.6

    - Chuyên viên

    11769

    48.9

    3256

    37

    8513

    55.8

    - Cán sự

    4140

    17.2

    1860

    21.1

    2280

    15

    - Nhân viên

    1484

    6.2

    651

    7.4

    833

    5.5

    2. Viên chức

    4403

     

    2153

     

    2250

     

    - Quản lý

    1384

    5.8

    825

    9.4

    559

    3.6

    - Thừa hành

    3019

    12.6

    1328

    15.1

    1691

    11.1

    3. Tổng

    24044

    100

    8797

    100

    15247

    100

    (Ngun: Báo cáo của 19 bộ, ngành và 45 địa phương)

    Tại các bộ, ngành, công chức ngạch chuyên viên cao cấp chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương (1% tại các bộ, ngành và 0,4% tại các địa phương). Tỷ lệ công chức, viên chức ngạch chuyên viên chính, cán sự, nhân viên và thừa hành xấp xỉ nhau. Tỷ lệ chuyên viên tại các địa phương cao (Chiếm 55.8% tổng số công chức, viên chức tại các địa phương).

    * Nhân lực ngành Nội vụ phân theo trình độ lý luận chính trị

    Bảng 6: Cơ cấu nhân lực ngành Nội vụ phân theo trình độ lý luận chính trị

    Stt

    Lý luận chính trị

    Tổng số

    Bộ, ngành

    Địa phương

    Số lượng

    Tỷ lệ (%)

    Số lượng

    Tỷ lệ (%)

    Sng

    Tỷ lệ (%)

    1

    Cao cp

    3326

    13,8

    918

    10,4

    2408

    15,8

    2

    Trung cp

    8317

    34,6

    4220

    48

    4097

    26,9

    3

    Sơ cấp

    7673

    31,9

    2794

    31,8

    4879

    32

    4

    Chưa qua đào tạo

    4728

    19,7

    865

    9,8

    3863

    25,3

     

     

    24044

    100

    8797

    100

    15247

    100

    (Nguồn: Báo cáo của 19 bộ, ngành và 45 địa phương)

    Tại các bộ, ngành, tỷ lệ nhân lực đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ cao (48% tổng số nguồn nhân lực Nội vụ các bộ, ngành), nhân lực chưa qua đào tạo chiếm t lệ thấp (9,8%). Tại các địa phương, t lệ nhân lực chưa qua đào tạo lý luận chính trị khá cao (Chiếm 25,3% tng số nguồn nhân lực Nội vụ địa phương).

    Về trình độ ngoại ngữ và tin học: Đa số công chức, viên chức đều sử dụng thành thạo máy vi tính để làm việc, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ công tác, chủ yếu là soạn thảo văn bản, kh năng ứng dụng các tính năng ưu việt của máy tính còn hạn chế. Trình độ ngoại ng của công chức, viên chức vn còn yếu, nhất là kh năng giao tiếp, trực tiếp làm việc với đối tác nước ngoài, khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong bi cnh hội nhập kinh tế quốc tế.

    * Nhân lực ngành Nội vụ phân theo ngành đào tạo

    Bng 7: Cơ cấu nhân lực ngành Nội vụ phân theo ngành đào tạo

    Lĩnh vực đào tạo

    Tổng số

    Bộ, ngành

    Địa phương

    Sng

    Tỷ lệ

    (%)

    Số lượng

    Tỷ lệ

    (%)

    Sng

    Tỷ lệ

    (%)

    Khoa học tự nhiên

    1.821

    7,6

    586

    6,7

    1.235

    8,1

    Khoa học xã hội

    6.210

    25,8

    2.204

    25,1

    4.006

    26,3

    Kinh tế tài chính

    6.613

    27,5

    3.241

    36,8

    3.372

    22,1

    Luật, hành chính

    6.192

    25,8

    1.873

    21,3

    4.319

    28,3

    Kỹ thuật công nghệ, xây dựng

    1.570

    6,5

    616

    7,0

    954

    6,3

    Nông nghiệp, y khoa

    1.638

    6,8

    277

    3,1

    1.361

    8,9

    Tổng

    24.044

     

    8.797

     

    15.247

     

    (Nguồn: Báo cáo của 19 bộ, ngành và 45 địa phương)

    Công chức, viên chức ngành Nội vụ chủ yếu được đào tạo theo các ngành chuyên môn khoa học xã hội - nhân văn và luật, hành chính (Chiếm 51,6%). Đây là hai lĩnh vực phù hợp với ngành Nội vụ.

    2. Kết quả trin khai quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ tại các bộ, ngành và địa phương

    Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2011 - 2020 của các bộ, ngành và địa phương đã được triển khai thực hiện dựa trên hệ thống văn bản pháp luật liên quan từ Trung ương đến địa phương và xuất phát từ nhu cầu thực tế. Căn cứ vào hệ thng văn bản hướng dẫn, các bộ, ngành và địa phương đã tiến hành rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2011 - 2020.

    a) Tại các bộ, ngành

    Các bộ, ngành đã quan tâm, chú trọng đến công tác quy hoạch phát triển nhân lực, xây dựng kế hoạch quy hoạch cụ th trong từng giai đoạn, trong đó có nhân lực ngành Nội vụ, chủ yếu là nhân lực lĩnh vực t chức nhà nước và văn thư - lưu trữ. Hu hết các bộ, ngành đã thành lập Ban Ch đạo thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giai đoạn 2011 - 2020. Nhiu bộ, ngành đã thực hiện rất tốt công tác này như Bộ Nội vụ đã dự báo được nhu cầu nhân lực cụ th tại từng đơn vị, nhu cầu cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp và kế hoạch đào tạo nhân lực từng năm.

    Công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng được chú trọng. Bên cạnh việc đào tạo tại các trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nước, còn có những ch tiêu đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước. Một số bộ, ngành đã có những chính sách h trợ, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưng. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc các bộ, ngành đã được quan tâm tập trung đầu tư ci thiện cơ sở vật chất, nâng cấp, m rộng hệ thống cơ s đào tạo, bồi dưng; xây dựng và tích cực triển khai chiến lược phát triển nhà trường, kế hoạch đào tạo hàng năm và từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực ngành. Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Nội vụ, là nơi tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành Nội vụ và một số bộ, ngành, địa phương có nhu cầu đang ngày càng được quan tâm đầu tư đồng bộ về trang thiết bị, tạo điều kiện cho việc học tập và giảng dạy của đội ngũ công chức, viên chức.

    Hng năm, các bộ, ngành đã tổ chức đánh giá công tác trin khai thực hiện quy hoạch và đề xuất nội dung cần điều chỉnh đ đáp ứng mục tiêu quy hoạch trong từng thời đim và từng giai đoạn cụ th. Tuy nhiên, vẫn còn có bộ, ngành chưa ban hành các văn bản quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ nói riêng và kế hoạch phát triển nhân lực ngành còn mang tính chung chung.

    b) Tại các địa phương

    Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành ph trực thuộc Trung ương đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành triển khai thực hiện công tác Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2011 - 2020.

    Cấp ủy, t chức Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đã quan tâm đến việc chỉ đạo, thực hiện công tác quy hoạch theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, phát huy vai trò của tập th lãnh đạo và các tổ chức Đảng, đổi mới công tác quy hoạch theo hướng “động” và “mở”. Hằng năm, các cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị điều chnh b sung quy hoạch, nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành của công chức, viên chức. Người đng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trong quy hoạch công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, định kỳ sơ kết đánh giá kết quả thực hiện, bổ sung, điều chnh quy hoạch cán bộ. Điều này làm công tác quy hoạch nhân lực ngành Nội vụ đang dần có bước chuyn biến rõ nét, ngày càng chất lượng và đạt hiệu qu cao, đảm bo tính kế thừa và liên tục trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

    Việc đào tạo bồi dưng theo kế hoạch được thực hiện đ có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt chuẩn về chuyên môn, lý luận chính trị và ngạch công chức, chức danh lãnh đạo quản lý, chức danh viên chức. Một số tỉnh có các đề án đào tạo bồi dưỡng nhân lực ngành như tnh Bình Thuận xây dựng Đ án đào tạo 70 - 100 cán bộ nguồn phục vụ cho quy hoạch cán bộ lãnh đạo đến năm 2020 có tác dụng thúc đy và bảo đảm thực hiện tốt nội dung quy hoạch nguồn nhân lực ngành Nội vụ của tỉnh.

    Cơ sở vật chất, nguồn tài chính và các điều kiện khác đ thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ đang ngày càng được đầu tư. Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nội vụ tuy còn ít nhưng cũng đang dần được mở rộng. Tại các địa phương, nhiều tnh đã thành lập các trường chính trị, các trung tâm bồi dưng chính trị nhằm đáp ng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngày càng lớn của đội ngũ công chức, viên chức.

    Các cấp y Đảng, chính quyền địa phương ngày càng quan tâm lãnh đạo, quản lý chặt chẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, b nhiệm cán bộ. Vì vậy, công tác quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ ngày càng đi vào nề nếp, thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình và thủ tục quy định. Chính sách thu hút nhân lực được các địa phương quan tâm chú trọng nhằm tuyn dụng được nhng nhân tài vào làm việc trong cơ quan, t chức, đơn vị.

    3. Đánh giá chung

    a) Nhng mặt đạt được

    - Công tác quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện theo hướng dn của Bộ Nội vụ. Công tác quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ đã tập trung vào xây dng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phm chất đạo đức tốt, đủ về số lưng, đảm bảo chất lượng, phát triển nhân lực theo cả chiều rộng và chiều sâu, cơ cấu hp lý, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý hành chính nhà nước, lý luận chính trị, nhằm đáp ng yêu cầu phát trin ngành Nội vụ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

    Ngành Nội vụ đã triển khai thực hiện quy hoạch công chức, viên chức vào vị trí lãnh đạo, quản lý theo tùng năm và giai đoạn 5 năm, trong đó chú trọng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có năng lực, trình độ, bảo đm tính chủ động, tm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

    - Công tác tuyển dụng nhân lực ngành Nội vụ được quan tâm, đầu tư đúng mức nhằm tuyển dụng được những công chức, viên chức có phm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm và nhu cầu của ngành. Ngành Nội vụ bước đầu đã đổi mới hình thức, nội dung thi tuyển công chức, viên chức bằng hình thức trực tuyến. Công tác quy hoạch, bố trí, s dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyn công chức, viên chức của ngành được chú trọng nhằm phát huy s trường, năng lực của từng công chức, viên chức.

    - Công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Nội vụ được chú trọng. Việc đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch được thực hiện đ có đội ngũ cán bộ đạt chuẩn tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh viên chức, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng yêu cầu của ngành Nội vụ như nghiệp vụ về tổ chức bộ máy, về công tác cán bộ và quản lý nguồn nhân lực, kỹ năng phân tích chính sách công, kỹ năng lãnh đạo quản lý công tác t chức, cán bộ...

    b) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

    * Tn tại, hạn chế:

    - Nhìn chung, trình độ nhân lực ngành Nội vụ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của ngành, còn có những đim hạn chế nhất định. Nhân lực trong một số lĩnh vực của ngành Nội vụ còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng (Lĩnh vực tôn giáo, văn thư - lưu trữ, thi đua - khen thưởng). Tỷ lệ nhân lực ngành sử dụng thành thục tiếng Anh đ làm việc, phục vụ công tác chuyên môn thấp, nhất là công chức, viên chức ở địa phương; trình độ lý luận chính trị sơ cấp và chưa qua đào tạo còn khá cao. Nhiều công chức, viên chức được đào tạo chuyên ngành phù hp vị trí việc làm nên hiệu quả làm việc chưa cao do thiếu kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn; thiếu nhạy bén trong công tác tham mưu cho lãnh đạo ở một số lĩnh vực được giao, thiếu chủ động, việc vận dụng ch trương chính sách còn chậm, thụ động máy móc.

    Một bộ phận công chức, viên chức trong ngành chưa phát huy hết năng lực, sở trường trong công tác. Việc bố trí, sử dụng nhân lực ngành Nội vụ chưa thực sự gắn với quy hoạch phát triển nhân lực ngành. Công tác dự báo nguồn nhân lực của ngành chưa được thực hiện một cách bài bản và khoa học, do đó chưa chủ động được nguồn cán bộ kế cận, thiếu cán bộ nguồn, cán bộ trẻ, cán bộ nữ kế thừa.

    - Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nội vụ được chú trọng, tuy nhiên chưa hiệu quả, số lượng người tham gia đào tạo, bồi dưỡng chưa nhiều, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chưa cao. Chưa có kế hoạch đào tạo cụ th, thiếu tính chiến lược và chưa sát thực tế với cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực cần đào tạo. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế. Nội dung, chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng ít được cải tiến, còn nặng nề về lý thuyết, chồng chéo, trùng lắp giữa các chương trình; chưa có chính sách khuyến khích tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

    - Việc triển khai các chương trình, dự án trong quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí.

    * Nguyên nhân:

    - Do đặc điểm, tính chất đặc thù của ngành Nội vụ, yêu cầu đội ngũ công chức, viên chức của ngành không ch giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn phải có kinh nghiệm thực tin để xử lý, giải quyết những công việc mang tính phức tạp, độ nhạy cm cao.

    - Đội ngũ công chức, viên chức làm công tác Nội vụ ch yếu được đào tạo từ nhiều trường khác nhau, nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Một số lĩnh vực như tôn giáo, thi đua - khen thưởng chưa có hệ thống các trường đào tạo bài bản.

    - Một số chế độ, chính sách về lương, thưởng, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ công chức, viên chức ngành Nội vụ chưa được quan tâm thỏa đáng và hp lý.

     

    Phần II

    MỘT S GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ V CÔNG TÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỤC NGÀNH NỘI VỤ GIAI ĐOẠN 2021 – 2030

     

    I. GIẢI PHÁP

    1. Chủ động phối hp với các bộ, ngành và y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ. Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc phát triển nhân lực của ngành Nội vụ.

    2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị đặc biệt là trách nhiệm nêu gương trong quá trình chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao. Tăng cường công tác kim tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch phát trin nhân lực ngành Nội vụ, thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính, đề án cải cách công vụ, công chức của ngành Nội vụ.

    3. Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tinh gọn t chức bên trong các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền. Rà soát tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy định về công tác cán bộ bảo đảm đồng bộ, liên thông giữa hệ thống văn bản của Đảng với các quy định của pháp luật.

    4. Đổi mới công tác tuyn dụng, b trí và sử dụng công chức, viên chức, có chính sách trọng dụng và thu hút nguồn nhân lực trẻ có trình độ cao, cũng như đội ngũ chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội vụ. Rà soát sửa đi, b sung hoặc xây dựng mới tiêu chun chức danh công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức ngành Nội vụ làm cơ sở cho việc lập kế hoạch phân bổ, điều chỉnh, tuyển dụng, bổ sung nguồn nhân lực, bố trí, sử dụng nhân lực ngành Nội vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, đơn vị; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ công chức, viên chức gắn với tng vị trí việc làm.

    5. Tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nội vụ. Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm để thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức ngành Nội vụ. Rà soát, sửa đi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về đào tạo, bồi dưng và quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của ngành Nội vụ để đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, đúng quy định, đúng đối tượng, theo quy hoạch, phù hp với nhu cầu của cơ quan, tổ chức và người học, tránh lãng phí, hình thức. Tăng cường các hoạt động hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của ngành.

    6. Tăng cường công tác quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo của ngành, tạo điều kiện mở rộng quy mô và tăng cường cơ s vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo, mở rộng các chuyên ngành đào tạo liên quan đến các lĩnh vực của ngành Nội vụ.

    7. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức ngành Nội vụ. Tạo môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh đ công chức, viên chức của ngành phấn đấu, n lực, cống hiến cho sự phát triển chung của tổ chức. Tiếp tục nghiên cứu đ đề xuất những chính sách khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với công chức, viên chức của ngành Nội vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đầu tư kinh phí cải thiện cơ sở vật chất, môi trường làm việc cho công chức, viên chức của ngành.

    8. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nội vụ trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung sau:

    - Đào tạo đội ngũ chuyên gia chất lượng cao của ngành Nội vụ.

    - Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành Nội vụ tại các cơ quan Trung ương và địa phương.

    - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ lành đạo, quản lý ngành Nội vụ.

    - Hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, chuyên gia giỏi có trình độ cao về ngành, lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong khu vực và quốc tế.

    II. KIN NGHỊ

    Tiếp tục t chức triển khai thực hiện có hiệu qu các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực công tác của ngành Nội vụ. Trong đó, tập trung vào một s nhiệm vụ cụ th sau đây:

    1. Đối vi Bộ Nội vụ

    - Vụ Tng hợp căn cứ Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, sự chỉ đạo của Chính ph, Th tướng Chính ph và Chiến lược phát triển ngành Nội vụ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, tham mưu đ xuất xây dựng quy hoạch phát trin nguồn nhân lực ngành Nội vụ trong giai đoạn 2021 - 2030; đồng thời hướng dn, kim tra, giám sát việc trin khai thực hiện Chiến lược phát trin ngành Nội vụ trong giai đoạn tới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực.

    - Vụ Tổ chức cán bộ tiếp tục phối hợp với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện các nội dung về quy hoạch phát triển nhân lực ngành tại Bộ Nội vụ như: Công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng công chức, viên chức; chính sách trọng dụng và thu hút nguồn nhân lực trẻ có trình độ cao, cũng như đội ngũ chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm trong các lĩnh vực của ngành Nội vụ.

    - Vụ Kế hoạch - Tài chính đề xuất Bộ Tài chính bố trí kinh phí để tiếp tục xây dựng và trin khai thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ trong năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2030.

    - Các cơ sở đào tạo của Bộ Nội vụ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Nội vụ theo các chương trình, đề án đã được phê duyệt.

    2. Đối vi các bộ, ngành, địa phương

    - Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển ngành Nội vụ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ tại bộ, ngành, địa phương.

    - Hằng năm gửi báo cáo kết quả trin khai Chiến lược phát trin ngành Nội vụ và quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ tại bộ, ngành, địa phương về Bộ Nội vụ đúng thời hạn quy định.

    Trên đây là Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ, đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục nghiên cứu, triển khai thực hiện đáp ứng yêu cầu thực tin của bộ, ngành và địa phương./.

     

    Nơi nhn:
    - Bộ trưởng và các đ/c Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
    - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ;
    - Lưu: VT, Vụ TH.

    BỘ TRƯỞNG

     

     

     

     

    Lê Vĩnh Tân

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020
    Ban hành: 19/04/2011 Hiệu lực: 19/04/2011 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Quyết định 1216/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
    Ban hành: 22/07/2011 Hiệu lực: 22/07/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Quyết định 1758/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2011 - 2020
    Ban hành: 05/10/2011 Hiệu lực: 05/10/2011 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Báo cáo 7046/BC-BNV tổng kết 10 năm thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Nội vụ
    Số hiệu:7046/BC-BNV
    Loại văn bản:Báo cáo
    Ngày ban hành:31/12/2020
    Hiệu lực:31/12/2020
    Lĩnh vực:Chính sách, Lao động-Tiền lương
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Lê Vĩnh Tân
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Báo cáo 7046/BC-BNV tổng kết 10 năm thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ (.pdf)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

    Báo cáo 7046/BC-BNV tổng kết 10 năm thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X