hieuluat

Chỉ thị 24/2006/CT-TTg tổ chức triển khai thi hành Luật Quốc phòng

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:01 - 8/2006
    Số hiệu:24/2006/CT-TTgNgày đăng công báo:01/08/2006
    Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày ban hành:01/08/2006Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/08/2006Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách, An ninh quốc gia
  • Thñ t­íng chÝnh phñ Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam

    CHỈ THỊ

    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 24/2006/CT-TTg NGÀY 01 THÁNG 8 NĂM 2006

    VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT QUỐC PHÒNG

     

     

    Để triển khai thực hiện Luật Quốc phòng đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai thực hiện tốt các công việc sau đây:

    1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Quốc phòng theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp tới cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; gắn việc triển khai thi hành Luật Quốc phòng với việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, nhằm nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện tốt Luật Quốc phòng, đưa nội dung nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vào chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị các cấp.

    3. Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm lập dự toán ngân sách bảo đảm chi cho nhiệm vụ quốc phòng hàng năm của Bộ, ngành, địa phương trình cấp có thẩm quyền quyết định; phối hợp với Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch huy động nguồn nhân lực, vật lực phục vụ quốc phòng trong thời bình và thời chiến.

    4. Nhiệm vụ cụ thể của một số Bộ, ngành:

    a) Bộ Quốc phòng:

    - Khẩn trương xây dựng kế hoạch và hoàn thành việc tập huấn về Luật Quốc phòng trong quý III năm 2006 cho các cơ quan, đơn vị trong toàn quân; giúp Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật về quốc phòng cho cán bộ, công chức, viên chức và toàn dân;

    - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hướng dẫn thi hành Luật Quốc phòng; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng về thi hành Luật Quốc phòng;

    - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp biên soạn tài liệu học tập, tuyên truyền, phổ biến Luật Quốc phòng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo tổ chức thực hiện giáo dục quốc phòng theo quy định của pháp luật;

    - Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động của Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

    - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến việc thi hành Luật Quốc phòng để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới trình cấp có thẩm quyền ban hành;

    - Tham gia thẩm định các quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến quốc phòng theo quy định của pháp luật;

    - Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng việc thực hiện Luật Quốc phòng và công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các ngành và địa phương theo quy định của pháp luật;

    - Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, bổ sung tài liệu về Luật Quốc phòng để đưa vào chương trình giáo dục quốc phòng của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung học phổ thông.

    b) Bộ Công an:

    - Chỉ đạo công an các cấp tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương xây dựng thế trận an ninh nhân dân gắn liền với thế trận quốc phòng toàn dân;

    - Phối hợp cùng Bộ Quốc phòng xây dựng, thực hiện quy chế phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trình Chính phủ ban hành, theo quy định tại Điều 17 và các quy định có liên quan trong Luật Quốc phòng;

    - Tham gia thẩm định các quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến an ninh quốc phòng theo quy định của pháp luật.

    c) Bộ Tư pháp:

    Phối hợp cùng Bộ Quốc phòng biên soạn tài liệu và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung cơ bản của Luật Quốc phòng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân với hình thức thích hợp.

    d) Bộ Văn hoá - Thông tin:

    - Phối hợp với Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thông tin tuyên truyền phục vụ quốc phòng trong thời bình và thời chiến;

    - Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí ở trung ương, địa phương tăng cường tuyên truyền Luật Quốc phòng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quốc phòng.

    đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo:

    Phối hợp với Bộ Quốc phòng nghiên cứu, bổ sung tài liệu về Luật Quốc phòng vào chương trình giáo dục quốc phòng của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung học phổ thông.

    e) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

    - Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính lập phương án phân bổ ngân sách cho các chương trình, dự án đầu tư cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật, phương tiện cho nhiệm vụ quốc phòng; bố trí vốn dự trữ quốc gia bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh và nguồn vốn để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ đột xuất về quốc phòng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Pháp lệnh về Dự trữ quốc gia;

    - Phối hợp với Bộ Quốc phòng lập kế hoạch về khả năng và nhu cầu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng trong thời bình và thời chiến.

    g) Bộ Tài chính:

    Phối hợp với Bộ Quốc phòng lập và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước; xây dựng chế độ, chính sách tài chính, ngân sách trong lĩnh vực quốc phòng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

    h) Bộ Ngoại giao:

    Chỉ đạo cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quán triệt và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật Quốc phòng.

    5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện các quy định của Luật Quốc phòng, đề ra kế hoạch triển khai cụ các nhiệm vụ được giao.

    Bộ Quốc phòng có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị này./.

     

    THỦ TƯỚNG

    Nguyễn Tấn Dũng

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Quốc phòng số 39/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    02
    Quyết định 01/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
    Ban hành: 03/01/2020 Hiệu lực: 03/01/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X