Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | 589 & 590 - 10/2010 |
Số hiệu: | 100/2010/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | 14/10/2010 |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/09/2010 | Hết hiệu lực: | 01/07/2016 |
Áp dụng: | 15/11/2010 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Chính sách, Hành chính |
CHÍNH PHỦ Số: 100/2010/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2010 |
NGHỊ ĐỊNH
VỀ CÔNG BÁO
----------------
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định chức năng của Công báo, nguyên tắc gửi, tiếp nhận, đăng văn bản trên Công báo; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc gửi, tiếp nhận, đăng văn bản trên Công báo.
2. Nghị định này không áp dụng đối với các hoạt động của Công báo sở hữu công nghiệp và Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
1. Công báo là ấn phẩm thông tin pháp lý chính thức của Nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý, có chức năng đăng các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành, các điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản pháp luật khác theo quy định.
2. Công báo gồm có Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Văn phòng Chính phủ xuất bản và Công báo cấp tỉnh do Văn phòng Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xuất bản.
1. Công báo được xuất bản dưới hình thức Công báo in và Công báo điện tử.
2. Văn phòng Chính phủ hướng dẫn hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày ấn phẩm Công báo.
1. Công báo đăng toàn văn, đầy đủ, kịp thời, chính xác các văn bản do cơ quan ban hành gửi đăng Công báo.
2. Công báo không đăng văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà các bên thỏa thuận không đăng Công báo.
3. Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành hoặc phối hợp ban hành phải được đăng Công báo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành được đăng Công báo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
1. Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành hoặc phối hợp ban hành.
2. Điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền ở Trung ương xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật.
4. Văn bản đính chính văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành hoặc phối hợp ban hành.
5. Danh mục văn bản, quy định hết hiệu lực thi hành do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương lập, gửi đăng Công báo.
6. Văn bản pháp luật khác do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành hoặc phối hợp ban hành.
Việc đăng văn bản quy định tại khoản này do cơ quan ban hành quyết định.
Điều 6. Văn bản đăng trên Công báo cấp tỉnh
1. Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
2. Văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền ở cấp tỉnh xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật.
3. Văn bản đính chính văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
4. Danh mục văn bản, quy định hết hiệu lực thi hành do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cấp tỉnh lập, gửi đăng Công báo.
5. Văn bản pháp luật khác do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành; văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.
Việc đăng văn bản quy định tại khoản này do cơ quan ban hành quyết định.
Điều 7. Giá trị pháp lý của văn bản đăng trên Công báo
Văn bản pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa Công báo in và Công báo điện tử thì sử dụng Công báo in làm căn cứ chính thức.
Điều 8. Mục lục Công báo
Mục mục Công báo là ấn phẩm được xuất bản vào cuối mỗi năm, tập hợp tên các văn bản đã đăng Công báo theo cơ quan ban hành và sắp xếp theo thứ tự thời gian, phục vụ cho việc tra cứu văn bản đăng Công báo.
Điều 9. Cơ quan Công báo
1. Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm xuất bản Công báo in nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và xuất bản Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm xuất bản Công báo in cấp tỉnh và xuất bản Công báo điện tử cấp tỉnh lên Cổng/Trang Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 10. Thời hạn gửi văn bản đăng Công báo
1. Thời hạn gửi văn bản đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với các văn bản quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 5 Nghị định này, cơ quan ban hành có trách nhiệm gửi Văn phòng Chính phủ để đăng Công báo.
b) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được điều ước quốc tế hai bên có hiệu lực; trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên về hiệu lực của điều ước quốc tế nhiều bên, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm sao lục, gửi Văn phòng Chính phủ để đăng Công báo.
2. Thời hạn gửi văn bản đăng Công báo cấp tỉnh
Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với các văn bản quy định tại Điều 6 Nghị định này, cơ quan ban hành có trách nhiệm gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đăng Công báo.
Điều 11. Văn bản gửi đăng Công báo
1. Văn bản pháp luật gửi đăng Công báo phải là bản chính; điều ước quốc tế gửi đăng Công báo phải là bản sao lục.
2. Văn bản gửi đăng Công báo phải gồm một bản giấy, ghi rõ “Văn bản gửi đăng Công báo” và bản ghi điện tử.
Bản ghi điện tử phải đảm bảo đúng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Cơ quan ban hành văn bản chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản giấy và bản ghi điện tử.
Điều 12. Tiếp nhận văn bản, đăng Công báo
1. Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận văn bản, đăng Công báo; vào sổ, quản lý, lưu giữ đầy đủ các văn bản gửi đăng Công báo để đối chiếu với văn bản đăng trên Công báo khi cần thiết.
2. Trong quá trình tiếp nhận văn bản, nếu phát hiện văn bản có sai sót, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho cơ quan ban hành văn bản biết để xử lý.
3. Văn phòng Chính phủ hướng dẫn cụ thể các nội dung quy định tại Điều này.
Điều 13. Thời hạn đăng văn bản trên Công báo
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo cấp tỉnh.
3. Việc đăng văn bản trên Công báo điện tử được thực hiện đồng thời với việc đăng văn bản đó trên Công báo in và từ cùng một cơ sở dữ liệu.
Điều 14. Gửi, tiếp nhận, đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng các yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh
1. Văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng các yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh quy định tại Điều 78 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có hiệu lực từ ngày công bố hoặc ký ban hành phải được gửi đến Văn phòng Chính phủ ngay trong ngày công bố hoặc ký ban hành để đăng Công báo.
Cơ quan ban hành phải có văn bản đề nghị, nêu rõ lý do.
2. Khi nhận được các văn bản nêu trên, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, vào sổ, sắp xếp, đăng văn bản đó trong số Công báo gần nhất, đảm bảo để văn bản đó được đăng trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản đó được công bố hoặc ký ban hành.
Điều 15. Đính chính văn bản đăng Công báo
1. Văn bản sau khi đăng Công báo, nếu phát hiện có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày thì phải được đính chính. Trách nhiệm đính chính được quy định cụ thể như sau:
a) Cơ quan ban hành có văn bản đính chính đối với những sai sót do lỗi trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản.
b) Văn phòng Chính phủ có văn bản đính chính đối với những sai sót do lỗi trong quá trình xuất bản Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đính chính đối với những sai sót do lỗi trong quá trình xuất bản Công báo cấp tỉnh trên cơ sở đối chiếu với bản gửi đăng Công báo.
2. Văn bản đính chính phải được đăng trên số Công báo gần nhất.
Điều 16. Xuất bản, phát hành Công báo in
1. Công báo được xuất bản, phát hành rộng rãi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
2. Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cấp phát miễn phí cho xã, phường, thị trấn với số lượng 01 cuốn/số/xã, phường, thị trấn.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cấp phát Công báo cấp tỉnh miễn phí ở địa phương.
Điều 17. Xây dựng, quản lý Công báo điện tử
1. Văn phòng Chính phủ xây dựng, quản lý, duy trì hoạt động của Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, quản lý, duy trì hoạt động của Công báo điện tử cấp tỉnh trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Văn phòng Chính phủ giữ bản quyền đối với Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giữ bản quyền đối với Công báo điện tử cấp tỉnh.
4. Công báo điện tử được khai thác miễn phí.
Điều 18. Kinh phí xuất bản Công báo
1. Kinh phí in ấn, phát hành Công báo in và mục lục Công báo in miễn phí; kinh phí xây dựng, quản lý Công báo điện tử do ngân sách nhà nước bảo đảm, được dự toán trong kinh phí hàng năm của cơ quan chịu trách nhiệm xuất bản Công báo.
Việc cấp phát, sử dụng, quản lý kinh phí được thực hiện theo các quy định chung của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan.
2. Kinh phí in ấn, phát hành Công báo in và mục lục Công báo in đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc diện được cấp phát miễn phí được cân đối theo nguyên tắc lấy thu bù chi.
Điều 19. Quản lý nhà nước về Công báo
1. Nội dung quản lý nhà nước về Công báo gồm:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Công báo;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định về Công báo;
c) Sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện các quy định về Công báo.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Công báo.
Điều 20. Trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ
Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về Công báo, có trách nhiệm:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Công báo; ban hành theo thẩm quyền hoặc phối hợp ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các văn bản đó;
2. Quản lý, xuất bản, phát hành Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn định mức giá bán Công báo; quyết định giá bán Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
4. Hướng dẫn hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày ấn phẩm Công báo;
5. Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đăng văn bản trên Công báo đối với Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
6. Sơ kết, tổng kết tình hình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Công báo.
Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm để hoạt động đăng văn bản trên Công báo cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu thông tin pháp luật, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương; quyết định kinh phí cho hoạt động xuất bản Công báo cấp tỉnh trên cơ sở dự toán kinh phí được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; quy định giá bán Công báo cấp tỉnh trên cơ sở định mức giá do Văn phòng Chính phủ và Bộ Tài chính hướng dẫn; quyết định cấp phát Công báo cấp tỉnh miễn phí; kiểm tra hoạt động xuất bản, phát hành Công báo ở địa phương; tổ chức chỉ đạo việc quản lý, sử dụng, khai thác Công báo cấp phát miễn phí của địa phương.
Điều 22. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2010, thay thế Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản hết hiệu lực |
05 | Văn bản thay thế |
06 | Văn bản hướng dẫn |
07 | Văn bản dẫn chiếu |
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số hiệu: | 100/2010/NĐ-CP |
Loại văn bản: | Nghị định |
Ngày ban hành: | 28/09/2010 |
Hiệu lực: | 15/11/2010 |
Lĩnh vực: | Chính sách, Hành chính |
Ngày công báo: | 14/10/2010 |
Số công báo: | 589 & 590 - 10/2010 |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày hết hiệu lực: | 01/07/2016 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!