Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | 06&07 - 4/2006 |
Số hiệu: | 32/2006/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | 05/04/2006 |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 30/03/2006 | Hết hiệu lực: | 10/03/2019 |
Áp dụng: | 20/04/2006 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 32/2006/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 3 NĂM 2006
VỀ QUẢN LÝ THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG
NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
NGHỊ ĐỊNH:
CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định về quản lý và Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ rừng Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng: Cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên lãnh thổ Việt Nam quy định tại Nghị định này.
Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 2: Phân nhóm thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
1. Giải thích từ ngữ:
Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định.
2. Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm (có danh mục kèm theo) như sau:
a. Nhóm I: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I được phân thành:
Nhóm I A, gồm các loài thực vật rừng.
Nhóm I B, gồm các loài động vật rừng.
b. Nhóm II: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II được phân thành:
Nhóm II A, gồm các loài thực vật rừng.
Nhóm II B, gồm các loài động vật rừng.
Điều 3: Chính sách của Nhà nước về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
1. Nhà nước đầu tư để quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại các khu rừng đặc dụng, các hoạt động cứu hộ đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị xử lý tịch thu.
2. Hỗ trợ khắc phục thiệt hại do động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên gây ra cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở ngoài các khu rừng đặc dụng, các hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp trong các khu rừng đặc dụng (được chính quyền cấp xã, nơi có rừng đặc dụng xác nhận) theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
CHƯƠNG II. QUẢN LÝ THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
Điều 4: Theo dõi diễn biến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm:
1. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đánh giá tình trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại địa phương; tổng hợp trên địa bàn cùng với việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng quy định tại Điều 32 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn việc nghiên cứu, đánh giá tình trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; tổng hợp trong toàn quốc cùng với việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng quy định tại Điều 32 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
Điều 5: Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
1. Những khu rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phân bố tập trung thì được đưa vào xem xét thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật.
Đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sinh sống ở ngoài các khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ theo quy định của Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong khu rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định này và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Nghiêm cấm những hành vi sau đây:
a. Khai thác thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật.
b. Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái với quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 6: Khai thác thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ:
1. Khai thác thực vật rừng, động vật rừng nhóm I:
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ cho nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo), quan hệ hợp tác quốc tế.
Việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn các loài đó trong tự nhiên và phải có phương án được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
2. Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II:
a. Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II trong các khu rừng đặc dụng:
- Chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ cho nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo), quan hệ hợp tác quốc tế.
- Việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II trong các khu rừng đặc dụng không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn các loài đó và phải có phương án được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
b. Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II A ngoài các khu rừng đặc dụng:
- Thực vật rừng nhóm II A ngoài các khu rừng đặc dụng chỉ được khai thác theo quy định tại Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Động vật rừng Nhóm II B ngoài các khu rừng đặc dụng chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ nuôi sinh sản), quan hệ hợp tác quốc tế.
Việc khai thác động vật rừng Nhóm II B ngoài các khu rừng đặc dụng không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn của các loài đó trong tự nhiên và phải có phương án được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đối với những khu rừng do các tổ chỠ?c trực thuộc Trung ương quản lý hoặc được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với những khu rừng do các tổ chức, cá nhân thuộc địa phương quản lý.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thủ tục, trình tự để phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên.
Điều 7: Vận chuyển, cất giữ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên và sản phẩm của chúng:
Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng được khai thác từ tự nhiên, khi vận chuyển, cất giữ phải theo các quy định sau:
1. Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc khai thác hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định này, các giấy tờ khác theo quy định hiện hành của pháp luật về xử lý tang vật vi phạm (đối với trường hợp thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng được xử lý tịch thu trong các vụ vi phạm hành chính hoặc vụ án hình sự).
2. Khi vận chuyển động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng ra ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có Giấy phép vận chuyển đặc biệt do cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh cấp.
3. Khi vận chuyển thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng phải thực hiện theo quy định của Nhà nước về kiểm tra, kiểm soát lâm sản. Riêng gỗ Nhóm I A và Nhóm II A khai thác từ rừng tự nhiên trong nước, ngoài các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này còn có dấu búa kiểm lâm theo quy định về quy chế quản lý búa kiểm lâm.
Điều 8: Phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm:
1. Hoạt động trồng cấy nhân tạo thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, trồng cấy nhận tạo, nuôi sinh sản các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã nguy cấp.
2. Khai thác, vận chuyển, cất giữ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo và sản phẩm của chúng phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, trồng cấy nhân tạo, nuôi sinh sản các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã nguy cấp.
Điều 9: Chế biến, kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng:
1. Nghiêm cấm chế biến, kinh doanh thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I A, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I B và Nhóm II B từ tự nhiên và sản phẩm của chúng vì mục đích thương mại (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này).
2. Được phép chế biến, kinh doanh vì mục đích thương mại đối với các đối tượng sau:
- Các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng có nguồn gốc nuôi sinh sản; các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II B là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước, không còn khả năng cứu hộ, thả lại môi trường.
- Thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I A là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước; thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II A từ tự nhiên, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc trồng cấy nhân tạo.
Tổ chức, cá nhân chế biến kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích thương mại phải bảo đảm các quy định sau:
a. Có đăng ký kinh doanh về chế biến, kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng và sản phẩm của chúng, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
b. Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Nghị định này.
c. Mở sổ theo dõi nhập, xuất thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng theo quy định thống nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan kiểm lâm theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 10: Xử lý vi phạm.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định này thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Tang vật vi phạm, vật chứng là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng được quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về tố tụng hình sự và quy định sau:
a. Thực vật, động vật sống tạm giữ trong quá trình xử lý phải được chăm sóc, cứu hộ phù hợp và bảo đảm các điều kiện về an toàn.
b. Thực vật, động vật sống tạm giữ được cơ quan kiểm dịch xác nhận là bị bệnh có nguy cơ gây thành dịch phải tiêu huỷ ngay theo các quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 11: Xử lý các trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xâm hại hoặc đe doạ tính mạng, tài sản của nhân dân.
1. Trong mọi trường hợp động vật rừng đe doạ xâm hại tài sản hoặc tính mạng của nhân dân; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải áp dụng trước các biện pháp xua đuổi, không gây tổn thương đến động vật rừng.
2. Trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trực tiếp tấn công đe doạ đến tính mạng nhân dân ở ngoài các khu rừng đặc dụng, sau khi đã áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng không có hiệu quả thì báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) xem xét, quyết định cho phép được bẫy, bắn tự vệ để bảo vệ tính mạng nhân dân.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trực tiếp chỉ đạo tổ chức việc bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm để tự vệ khi chúng trực tiếp tấn công đe doạ tính mạng nhân dân.
Đối với những động vật đặc biệt quý hiếm như: Voi (Elephas maximus), Tê giác (Rhinoceros sondaicus), Hổ (Panthera tigris), Báo hoa mai (Panthera pardus), Báo gấm (Neofelis nebulosa), Gấu (Ursus (Helarctos) malayanus; Ursus (Selenarctos) thibetanus), Bò tót (Bos gaurus), Bò xám (Bos sauveli), Bò rừng (Bos javanicus), Trâu rừng (Bubalus arnee), phải báo cáo chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét; nếu không còn khả năng áp dụng được những biện pháp khác (xua đuổi, di chuyển đi vùng rừng khác...) để bảo vệ tính mạng nhân dân thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép áp dụng biện pháp bẫy, bắn tự vệ, sau khi đã có sự đồng ý của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường.
Tổ chức được giao nhiệm vụ bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm để tự vệ khi chúng trực tiếp tấn công đe doạ tính mạng nhân dân có trách nhiệm giữ nguyên hiện trường, lập biên bản để xử lý và báo cáo cấp trên trực tiếp trong thời gian không quá 5 ngày làm việc:
a. Nếu động vật rừng đã bẫy, bắn bị chết hoặc bị thương không thể cứu chữa được thì lập biên bản bàn giao cho cơ quan nghiên cứu khoa học xử lý làm tiêu bản để phục vụ đào tạo nghiên cứu hoặc tổ chức tiêu huỷ đảm bảo làm sạch môi trường.
b. Nếu động vật rừng đã bẫy, bắn bị thương có thể cứu chữa thì chuyển cho cơ sở cứu hộ động vật rừng hoặc cơ quan kiểm lâm quản lý địa bàn để nuôi cứu hộ hồi phục, thả lại rừng.
c. Nếu động vật rừng đã bẫy, bắt khoẻ mạnh thì tổ chức thả ngay lại rừng được quy hoạch là rừng đặc dụng (khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia) phù hợp với môi trường sống của chúng.
Mọi trường hợp bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không đúng quy định tại Điều này đều bị coi là vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 12: Quyền, nghĩa vụ của chủ rừng:
Chủ rừng có các quyền và nghĩa vụ theo quy định hiện hành của pháp luật. Ngoài ra chủ rừng có các quyền và nghĩa vụ đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như sau:
1. Được khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
2. Được nhà nước hỗ trợ, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp về đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
3. Xây dựng và thực hiện phương án quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên diện tích rừng, đất rừng được giao.
4. Theo dõi và báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 32 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên diện tích rừng, đất rừng được Nhà nước giao, cho thuê.
5. Xây dựng nội quy, lập bảng niêm yết bảo vệ đối với từng khu rừng có các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
CHƯƠNG III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13: Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:
a. Hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
b. Định kỳ hàng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 14: Hiệu lực thi hành:
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ.
TM. chính phủ
Thủ tướng
Phan Văn Khải
DANH MỤC
THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP
ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ)
__________
NHÓM I: Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng
vì mục đích thương mại
I A. Thực vật rừng
TT | Tên Việt | Tên khoa học |
NGÀNH THÔNG | PINOPHYTA | |
1 | Hoàng đàn | Cupressus torulosa |
2 | Bách Đài Loan | Taiwania cryptomerioides |
3 | Bách vàng | Xanthocyparis vietnamensis |
4 | Vân Sam Phan xi păng | Abies delavayi fansipanensis |
5 | Thông Pà cò | Pinus kwangtungensis |
6 | Thông đỏ nam | Taxus wallichiana (T. baccata wallichiana) |
7 | Thông nước (Thuỷ tùng) | Glyptostrobus pensilis |
NGÀNH MỘC LAN | MAGNOLIOPHYTA | |
Lớp mộc lan | Magnoliopsida | |
8 | Hoàng liên gai (Hoàng mù) | Berberis julianae |
9 | Hoàng mộc (Nghêu hoa) | Berberis wallichiana |
10 | Mun sọc (Thị bong) | Diospyros salletii |
11 | Sưa (Huê mộc vàng) | Dalbergia tonkinensis |
12 | Hoàng liên Trung Quốc | Coptis chinensis |
13 | Hoàng liên chân gà | Coptis quinquesecta |
Lớp hành | Liliopsida | |
14 | Các loài Lan kim tuyến | Anoectochilus spp. |
15 | Các loài Lan hài | Paphiopedilum spp. |
I B. Động vật rừng
TT | Tên Việt | Tên khoa học |
LỚP THÚ | MAMMALIA | |
Bộ cánh da | Dermoptera | |
1 | Chồn bay (Cầy bay) | Cynocephalus variegatus |
Bộ khỉ hầu | Primates | |
2 | Cu li lớn | Nycticebus bengalensis (N. coucang) |
3 | Cu li nhỏ | Nycticebus pygmaeus |
4 | Voọc chà vá chân xám | Pygathrix cinerea |
5 | Voọc chà vá chân đỏ | Pygathrix nemaeus |
6 | Voọc chà vá chân đen | Pygathrix nigripes |
7 | Voọc mũi hếch | Rhinopithecus avunculus |
8 | Voọc xám | Trachypithecus barbei (T. phayrei) |
9 | Voọc mông trắng | Trachypithecus delacouri |
10 | Voọc đen má trắng | Trachypithecus francoisi |
11 | Voọc đen Hà Tĩnh | Trachypithecus hatinhensis |
12 | Voọc Cát Bà (Voọc đen đầu vàng) | Trachypithecus poliocephalus |
13 | Voọc bạc Đông Dương | Trachypithecus villosus (T. cristatus) |
14 | Vườn đen tuyền tây bắc | Nomascus (Hylobates) concolor |
15 | Vượn đen má hung | Nomascus (Hylobates) gabriellae |
16 | Vượn đen má trắng | Nomascus (Hylobates) leucogenys |
17 | Vượn đen tuyền đông bắc | Nomascus (Hylobates) nasutus |
Bộ thú ăn thịt | Carnivora | |
18 | Sói đỏ (Chó sói lửa) | Cuon alpinus |
19 | Gấu chó | Ursus (Helarctos) malayanus |
20 | Gấu ngựa | Ursus (Selenarctos) thibetanus |
21 | Rái cá thường | Lutra lutra |
22 | Rái cá lông mũi | Lutra sumatrana |
23 | Rái cá lông mượt | Lutrogale (Lutra) perspicillata |
24 | Rái cá vuốt bé | Amblonyx (Aonyx) cinereus (A. cinerea) |
25 | Chồn mực (Cầy đen) | Arctictis binturong |
26 | Beo lửa (Beo vàng) | Catopuma (Felis) temminckii |
27 | Mèo ri | Felis chaus |
28 | Mèo gấm | Pardofelis (Felis) marmorata |
29 | Mèo rừng | Prionailurus (Felis) bengalensis |
30 | Mèo cá | Prionailurus (Felis) viverrina |
31 | Báo gấm | Neofelis nebulosa |
32 | Báo hoa mai | Panthera pardus |
33 | Hổ | Panthera tigris |
Bộ có vòi | Proboscidea | |
34 | Voi | Elephas maximus |
Bộ móng guốc ngón lẻ | Perissodactyla | |
35 | Tê giác một sừng | Rhinoceros sondaicus |
Bộ móng guốc ngón chẵn | Artiodactyla | |
36 | Hươu vàng | Axis (Cervus) porcinus |
37 | Nai cà tong | Cervus eldii |
38 | Mang lớn | Megamuntiacus vuquangensis |
39 | Mang Trường Sơn | Muntiacus truongsonensis |
40 | Hươu xạ | Moschus berezovskii |
41 | Bò tót | Bos gaurus |
42 | Bò rừng | Bos javanicus |
43 | Bò xám | Bos sauveli |
44 | Trâu rừng | Bubalus arnee |
45 | Sơn dương | Naemorhedus (Capricornis) sumatraensis |
46 | Sao la | Pseudoryx nghetinhensis |
Bộ thỏ rừng | Lagomorpha | |
47 | Thỏ vằn | Nesolagus timinsi |
LỚP CHIM | AVES | |
Bộ bồ nông | Pelecaniformess | |
48 | Gìa đẫy nhỏ | Leptoptilos javanicus |
49 | Quắm cánh xanh | Pseudibis davisoni |
50 | Cò thìa | Platalea minor |
Bộ sếu | Gruiformes | |
51 | Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) | Grus antigone |
Bộ gà | Galiformes | |
52 | Gà tiền mặt vàng | Polyplectron bicalcaratum |
53 | Gà tiền mặt đỏ | Polyplectron germaini |
54 | Trĩ sao | Rheinardia ocellata |
55 | Công | Pavo muticus |
56 | Gà lôi hồng tía | Lophura diardi |
57 | Gà lôi mào trắng | Lophura edwardsi |
58 | Gà lôi Hà Tĩnh | Lophura hatinhensis |
59 | Gà lôi mào đen | Lophura imperialis |
60 | Gà lôi trắng | Lophura nycthemera |
LỚP BÒ SÁT | REPTILIA | |
Bộ có vẩy | Squamata | |
61 | Hổ mang chúa | Ophiophagus hannah |
Bộ rùa | Testudinata | |
62 | Rùa hộp ba vạch | Cuora trifasciata |
NHÓM II: Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng
vì mục đích thương mại
II A. Thực vật rừng
TT | Tên Việt | Tên khoa học |
NGÀNH THÔNG | PINOPHYTA | |
1 | Đỉnh tùng (Phỉ ba mũi) | Cephalotaxus mannii |
2 | Bách xanh (Tùng hương) | Calocedrus macrolepis |
3 | Bách xanh đá | Calocedrus rupestris |
4 | Pơ mu | Fokienia hodginsii |
5 | Du sam | Keteleeria evelyniana |
6 | Thông Đà Lạt (Thông 5 Đà Lạt) | Pinus dalatensis |
7 | Thông lá dẹt | Pinus krempfii |
8 | Thông đỏ bắc (Thanh tùng) | Taxus chinensis |
9 | Sa mộc dầu | Cunninghamia konishii |
Lớp tuế | Cycadopsida | |
10 | Các loài Tuế | Cycas spp. |
NGÀNH MỘC LAN | MAGNOLIOPHYTA | |
Lớp mộc lan | Magnoliopsida | |
11 | Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất) | Panax bipinnatifidum |
12 | Tam thất hoang | Panax stipuleanatus |
13 | Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt | Panax vietnamensis |
14 | Các loài Tế tân | Asarum spp. |
15 | Thiết đinh | Markhamia stipulata |
16 | Gõ đỏ (Cà te) | Afzelia xylocarpa |
17 | Lim xanh | Erythrophloeum fordii |
18 | Gụ mật (Gõ mật) | Sindora siamensis |
19 | Gụ lau | Sindora tonkinensis |
20 | Đẳng sâm (Sâm leo) | Codonopsis javanica |
21 | Trai lý (Rươi) | Garcinia fagraeoides |
22 | Trắc (Cẩm lai nam) | Dalbergia cochinchinensis |
23 | Cẩm lai (Cẩm lai bà rịa) | Dalbergia oliveri (D. bariensis, D. mammosa) |
24 | Giáng hương (Giáng hương trái to) | Pterocarpus macrocarpus |
25 | Gù hương (Quế balansa) | Cinnamomum balansae |
26 | Re xanh phấn (Re hương) | Cinnamomum glaucescens |
27 | Vù hương (Xá xị) | Cinnamomum parthenoxylon |
28 | Vàng đắng | Coscinium fenestratum |
29 | Hoàng đằng ( | Fibraurea tinctoria (F. chloroleuca) |
30 | Các loài Bình vôi | Stephania spp. |
31 | Thổ hoàng liên | Thalictrum foliolosum |
32 | Nghiến | Excentrodendron tonkinensis (Burretiodendron tonkinensis) |
Lớp hành | Liliopsida | |
33 | Hoàng tinh hoa trắng (Hoàng tinh cách) | Disporopsis longifolia |
34 | Bách hợp | Lilium brownii |
35 | Hoàng tinh vòng | Polygonatum kingianum |
36 | Thạch hộc (Hoàng phi hạc) | Dendrobium nobile |
37 | Cây một lá (Lan một lá) | Nervilia spp. |
II B. Động vật rừng
TT | Tên Việt | Tên khoa học |
LỚP THÚ | MAMMALIA | |
Bộ dơi | Chiroptera | |
1 | Dơi ngựa lớn | Pteropus vampyrus |
Bộ khỉ hầu | Primates | |
2 | Khỉ mặt đỏ | Macaca arctoides |
3 | Khỉ mốc | Macaca assamensis |
4 | Khỉ đuôi dài | Macaca fascicularis |
5 | Khỉ đuôi lợn | Macaca leonina (M. nemestrina) |
6 | Khỉ vàng | Macaca mulatta |
Bộ thú ăn thịt | Carnivora | |
7 | Cáo lửa | Vulpes vulpes |
8 | Chó rừng | Canis aureus |
9 | Triết bụng vàng | Mustela kathiah |
10 | Triết nâu | Mustela nivalis |
11 | Triết chỉ lưng | Mustela strigidorsa |
12 | Cầy giông sọc | Viverra megaspila |
13 | Cầy giông | Viverra zibetha |
14 | Cầy hương | Viverricula indica |
15 | Cầy gấm | Prionodon pardicolor |
16 | Cầy vằn bắc | Chrotogale owstoni |
Bộ móng guốc chẵn | Artiodactyla | |
17 | Cheo cheo | Tragulus javanicus |
18 | Cheo cheo lớn | Tragulus napu |
Bộ gặm nhấm | Rodentia | |
19 | Sóc bay đen trắng | Hylopetes alboniger |
20 | Sóc bay Côn Đảo | Hylopetes lepidus |
21 | Sóc bay xám | Hylopetes phayrei |
22 | Sóc bay bé | Hylopetes spadiceus |
23 | Sóc bay sao | Petaurista elegans |
24 | Sóc bay lớn | Petaurista petaurista |
Bộ tê tê | Pholydota | |
25 | Tê tê Java | Manis javanica |
26 | Tê tê vàng | Manis pentadactyla |
LỚP CHIM | AVES | |
Bộ hạc | Ciconiiformes | |
27 | Hạc cổ trắng | Ciconia episcopus |
28 | Quắm lớn | Thaumabitis (Pseudibis) gigantea |
Bộ ngỗng | Anseriformes | |
29 | Ngan cánh trắng | Cairina scutulata |
Bộ sếu | Gruiformes | |
30 | Ô tác | Houbaropsis bengalensis |
Bộ cắt | Falconiformes | |
31 | Diều hoa Miến Điện | Spilornis cheela |
32 | Cắt nhỏ họng trắng | Polihierax insignis |
Bộ gà | Galiformes | |
33 | Gà so cổ hung | Arborophila davidi |
34 | Gà so ngực gụ | Arborophila charltonii |
Bộ cu cu | Cuculiformes | |
35 | Phướn đất | Carpococcyx renauldi |
Bộ bồ câu | Columbiformes | |
36 | Bồ câu nâu | Columba punicea |
Bộ yến | Apodiformes | |
37 | Yến hàng | Collocalia germaini |
Bộ sả | Coraciiformes | |
38 | Hồng hoàng | Buceros bicornis |
39 | Niệc nâu | Annorhinus tickelli |
40 | Niệc cổ hung | Aceros nipalensis |
41 | Niệc mỏ vằn | Aceros undulatus |
Bộ vẹt | Psittaformes | |
42 | Vẹt má vàng | Psittacula eupatria |
43 | Vẹt đầu xám | Psittacula finschii |
44 | Vẹt đầu hồng | Psittacula roseata |
45 | Vẹt ngực đỏ | Psittacula alexandri |
46 | Vẹt lùn | Loriculus verlanis |
Bộ cú | Strigiformes | |
47 | Cú lợn lưng xám | Tyto alba |
48 | Cú lợn lưng nâu | Tyto capensis |
49 | Dù dì phương đông | Ketupa zeylonensis |
Bộ sẻ | Passeriformes | |
50 | Chích choè lửa | Copsychus malabaricus |
51 | Khướu cánh đỏ | Garrulax formosus |
52 | Khướu ngực đốm | Garrulax merulinus |
53 | Khướu đầu đen | Garrulax milleti |
54 | Khướu đầu xám | Garrulax vassali |
55 | Khướu đầu đen má xám | Garrulax yersini |
56 | Nhồng (Yểng) | Gracula religiosa |
LỚP BÒ SÁT | REPTILIA | |
Bộ có vẩy | Squamata | |
57 | Kỳ đà vân | Varanus bengalensis (V. nebulosa) |
58 | Kỳ đà hoa | Varanus salvator |
59 | Trăn cộc | Python curtus |
60 | Trăn đất | Python molurus |
61 | Trăn gấm | Python reticulatus |
62 | Rắn sọc dưa | Elaphe radiata |
63 | Rắn ráo trâu | Ptyas mucosus |
64 | Rắn cạp nia nam | Bungarus candidus |
65 | Rắn cạp nia đầu vàng | Bungarus flaviceps |
66 | Rắn cạp nia bắc | Bungarus multicinctus |
67 | Rắn cạp nong | Bungarus fasciatus |
68 | Rắn hổ mang | Naja naja |
Bộ rùa | Testudinata | |
69 | Rùa đầu to | Platysternum megacephalum |
70 | Rùa đất lớn | Heosemys grandis |
71 | Rùa răng (Càng đước) | Hieremys annandalii |
72 | Rùa trung bộ | Mauremys annamensis |
73 | Rùa núi vàng | Indotestudo elongata |
74 | Rùa núi viền | Manouria impressa |
Bộ cá sấu | Crocodylia | |
75 | Cá sấu hoa cà | Crocodylus porosus |
76 | Cá sấu nước ngọt (Cá sấu Xiêm) | Crocodylus siamensis |
LỚP ẾCH NHÁI | AMPHIBIAN | |
Bộ có đuôi | Caudata | |
77 | Cá cóc Tam Đảo | Paramesotriton deloustali |
LỚP CÔN TRÙNG | INSECTA | |
Bộ cánh cứng | Coleoptera | |
78 | Cặp Kìm sừng cong | Dorcus curvidens |
79 | Cặp kìm lớn | Dorcus grandis |
80 | Cặp kìm song lưỡi hái | Dorcus antaeus |
81 | Cặp kìm song dao | Eurytrachelteulus titanneus |
82 | Cua bay hoa nâu | Cheriotonus battareli |
83 | Cua bay đen | Cheriotonus iansoni |
84 | Bọ hung năm sừng | Eupacrus gravilicornis |
Bộ cánh vẩy | Lepidoptera | |
85 | Bướm Phượng đuôi kiếm răng nhọn | Teinopalpus aureus |
86 | Bướm Phượng đuôi kiếm răng tù | Teinopalpus imperalis |
87 | Bướm Phượng cánh chim chân liền | Troides helena ceberus |
88 | Bướm rừng đuôi trái đào | Zeuxidia masoni |
89 | Bọ lá | Phyllium succiforlium |
01 | Văn bản hết hiệu lực |
02 | Văn bản hết hiệu lực |
03 | Văn bản thay thế |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
06 | Văn bản dẫn chiếu |
07 | Văn bản dẫn chiếu |
08 | Văn bản dẫn chiếu |
09 | Văn bản dẫn chiếu |
10 | Văn bản dẫn chiếu |
11 | Văn bản dẫn chiếu |
12 | Văn bản dẫn chiếu |
13 | Văn bản dẫn chiếu |
14 | Văn bản dẫn chiếu |
15 | Văn bản dẫn chiếu |
16 | Văn bản dẫn chiếu |
17 | Văn bản dẫn chiếu |
18 | Văn bản dẫn chiếu |
19 | Văn bản dẫn chiếu |
20 | Văn bản dẫn chiếu |
Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
In lược đồCơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số hiệu: | 32/2006/NĐ-CP |
Loại văn bản: | Nghị định |
Ngày ban hành: | 30/03/2006 |
Hiệu lực: | 20/04/2006 |
Lĩnh vực: | Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày công báo: | 05/04/2006 |
Số công báo: | 06&07 - 4/2006 |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày hết hiệu lực: | 10/03/2019 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!