hieuluat

Nghị quyết 09/2014/NQ-HĐND nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 của Tp.Hà Nội

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Hội đồng nhân dân thành phố Hà NộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:09/2014/NQ-HĐNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Ngô Thị Doãn Thanh
    Ngày ban hành:02/12/2014Hết hiệu lực:01/01/2016
    Áp dụng:12/12/2014Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách
  •  

    HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    -------
    Số: 09/2014/NQ-HĐND
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2014
     
     
    NGHỊ QUYẾT
    VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    ----------------------------
    HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    KHÓA XIV KỲ HỌP THỨ 11
    (Từ ngày 02/12/2014 đến ngày 05/12/2014)
     
     
    Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
    Xét các báo cáo của UBND Thành phố, Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố; báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND Thành phố; ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố; ý kiến của các đại biểu HĐND Thành phố,
     
    QUYẾT NGHỊ:
     
     
    Điều 1. Thông qua nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2015 của thành phố Hà Nội như sau:
    1. Mục tiêu tổng quát: Huy động mọi nguồn lực, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn và vững chắc hơn năm 2014. Thực hiện tốt các mục tiêu an sinh, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội. Tăng cường quản lý quy hoạch, xây dựng, đô thị, đất đai, môi trường. Tập trung đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Năm trật tự, văn minh đô thị”. Bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2011- 2015.
    2. Chỉ tiêu chủ yếu
    a) Về kinh tế:
    (1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn: 9,0 - 9,5%; trong đó, dịch vụ: 9,8 -10,5%, công nghiệp - xây dựng: 8,7 - 9,0%, nông nghiệp: 2,0 - 2,5%;
    (2) GRDP bình quân đầu người: 75 - 77 triệu đồng;
    (3) Tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn: 11,0 - 12,0%;
    (4) Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu: 8,0 - 9,0%;
    b) Về văn hóa - xã hội:
    (5) Giảm tỷ suất sinh thô so với năm trước: 0,7‰;
    (6) Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước: 0,3%;
    (7) Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: 0,2%;
    (8) Số xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng thêm: 8 đơn vị;
    (9) Giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trước: 0,2%;
    (10) Tỷ lệ hộ dân cư được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”: 85%;
    (11) Tỷ lệ làng được công nhận danh hiệu “Làng văn hóa”: 55%;
    (12) Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”: 65%;
    (13) Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: 100 trường;
    c) Về đô thị, nông thôn, môi trường:
    (14) Tỷ lệ dân số thành thị dùng nước sạch: duy trì 100%;
    (15) Tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước hợp vệ sinh: 99%; trong đó, tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước sạch: 40%;
    (16) Số xã được công nhận cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm: 55 xã (lũy kế hết năm 2015 có 155 xã);
    (17) Tỷ lệ rác thải thu gom và vận chuyển trong ngày: Khu vực đô thị: 98%; Khu vực nông thôn: 87%;
    (18) Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường: duy trì 100%; tỷ lệ cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: 35%.
    3. Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu
    3.1. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh gắn với tái cơ cấu kinh tế
    Tiếp tục thực hiện 7 nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, gồm: cải thiện môi trường kinh doanh; rà soát, sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; nâng cao chỉ số PCI; định kỳ tổ chức gặp gỡ doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc, có biện pháp tháo gỡ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vay vốn phát triển sản xuất.
    Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích cầu tiêu dùng như: tăng cường các hoạt động khuyến mại; bình ổn giá gắn với việc đưa hàng hóa tiêu dùng về nông thôn, khu, cụm công nghiệp; vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đẩy mạnh chương trình liên kết kinh tế và cung cầu hàng hóa dịch vụ giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố. Phát triển hạ tầng thương mại: rà soát, xây dựng các dự án theo hướng kết hợp chợ truyền thống và trung tâm thương mại. Lập danh mục các dự án hạ tầng thương mại: chợ, trung tâm thương mại, siêu thị để kêu gọi đầu tư; cải tạo, chỉnh trang chợ truyền thống theo phân cấp cho quận, huyện và đề án nông thôn mới. Thực hiện tốt quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái. Tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ các dự án thông quan, tháo gỡ khó khăn vướng mắc thủ tục hải quan, thuế, tạo điều kiện phát triển xuất, nhập khẩu. Thu hút đầu tư, phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ như: viễn thông, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, khu vui chơi giải trí, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh.
    Thực hiện tích cực đề án phát triển công nghiệp đã phê duyệt. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng mới các khu công nghiệp (KCN): cơ bản xong hạ tầng 6 KCN, chuẩn bị đầu tư 3 KCN. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Tháo gỡ khó khăn về thủ tục vay vốn, giá thuê đất tạo điều kiện phát triển công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình điện đảm bảo điện cho sản xuất và tiêu dùng. Tập trung chỉ đạo cổ phần hóa 28 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp. Hoàn thành kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2014- 2015.
    Tăng diện tích, sản lượng lúa chất lượng cao; phát triển mạnh chăn nuôi đàn gia súc lớn (đặc biệt là bò thịt, bò sữa), giữ ổn định đàn lợn và gia cầm; tăng diện tích nuôi thủy sản thâm canh, quản lý tốt dịch bệnh cây trồng, vật nuôi. Phát triển mạnh diện tích rau an toàn, hoa, cây cảnh và cây ăn quả đặc sản. Nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiên tiến, hiệu quả. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác có hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi, đê kè, đảm bảo chủ động ứng phó, phòng chống hạn hán, lụt, bão, úng.
    3.2. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư; đầu tư phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới (NTM)
    Hoàn thành phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chung còn lại. Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các quy định, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc tại các quận, thị trấn, khu vực đô thị.
    Triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu đầu tư công; tập trung hoàn thành 22 công trình trọng điểm. Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách huy động nguồn lực ngoài ngân sách từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, giảm áp lực đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án ODA, FDI. Tập trung hoàn thành xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 ở các cấp. Tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Thủ đô theo Luật Đầu tư công. Xử lý triệt để nợ xây dựng cơ bản, kiên quyết xử lý các địa phương, đơn vị để tình trạng nợ đọng phát sinh.
    Rà soát, bổ sung hệ thống định mức, đơn giá thực hiện các dịch vụ công ích; đẩy mạnh thực hiện công tác đấu thầu dịch vụ công theo quy định Luật Đấu thầu.
    Huy động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM. Thực hiện tốt chính sách xây dựng hạ tầng nông thôn giai đoạn 2012 - 2016. Đầu tư các chương trình hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng NTM theo khả năng nguồn vốn đảm bảo hiệu quả, không để nợ phát sinh.
    Triển khai chương trình phát triển nhà ở đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; rà soát, ban hành các cơ chế chính sách và đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án khu đô thị, nhà ở trên địa bàn.
    3.3. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội; giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững
    Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội; tiếp tục thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án về bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ trẻ em, giảm nghèo bền vững; chú trọng hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc. Phân công cụ thể các quận có điều kiện kinh tế phát triển giúp đỡ các xã còn khó khăn.
    Thực hiện tốt Đề án phát triển thị trường lao động đến năm 2015, cho vay vốn giải quyết việc làm, tăng cường quản lý nhà nước về an toàn lao động; tiếp tục thực hiện công tác phòng chống mại dâm, cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai.
    3.4. Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội
    a) Phát triển văn hóa, thể thao và du lịch: Hoàn thành và triển khai các quy hoạch: quảng cáo, bảo tồn di sản văn hóa, rạp hát, rạp chiếu phim, tượng đài - quảng trường...Hoàn thành công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Xây dựng chính sách kịp thời để hỗ trợ, bảo vệ và phát huy di sản. Xây dựng cơ chế về đầu tư, quản lý và khai thác các thiết chế văn hóa, thể thao. Tiếp tục thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nếp sống văn hóa trong khu dân cư, trong tổ chức lễ hội, việc cưới, việc tang,...Triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử người Hà Nội. Thực hiện tốt kế hoạch biểu diễn các chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao trong các dịp lễ, tết và văn hóa, văn nghệ ở cơ sở.
    Đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng, đầu tư có trọng điểm một số môn thể thao; duy trì Hà Nội là lực lượng nòng cốt của đoàn thể thao Việt Nam, là đơn vị đứng đầu các kỳ Đại hội thể dục thể thao toàn quốc, Hội khỏe phù đổng toàn quốc.
    Xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, các điểm phục vụ khách theo tiêu chuẩn quốc tế. Tăng cường đầu tư hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực làm công tác du lịch; khảo sát, nghiên cứu và mở rộng các tour, tuyến mới.
    b) Phát triển giáo dục đào tạo: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và đổi mới công tác quản lý giáo dục. Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóachuẩn hóa. Mở rộng diện học sinh được học 2 buổi/ngày, nhất là ở mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Tiếp tục thực hiện việc đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dục mầm non. Thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo, chuẩn đầu ra của từng cấp học, trường học. Công nhận 25 trường công lập theo mô hình thí điểm trường chất lượng cao. Thực hiện nghiêm Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục Tiểu học. Có cơ chế đặc thù để ưu tiên xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các huyện có tỷ lệ trường chuẩn còn thấp. Tăng cường quản lý nhà nước về dạy nghề. Tổ chức triển khai hiệu quả công tác dạy nghề. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu của người học và doanh nghiệp kết hợp với đổi mới phương pháp đào tạo. Thanh tra, kiểm tra công tác dạy nghề tại các cơ sở ngoài công lập.
    c) Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ (KH-CN) và thông tin truyền thông: Triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển KH - CN. Thực hiện nghiên cứu đề tài theo đơn đặt hàng của các đơn vị ứng dụng KH - CN theo hướng thiết thực, hiệu quả. Chú trọng hoạt động chuyển giao và thẩm định, đánh giá trình độ công nghệ. Phát triển mạnh dịch vụ tư vấn, thẩm định, giám định công nghệ và thị trường KH - CN. Hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình trọng điểm “Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ”.
    Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Thành phố. Nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản. Hoàn thành các chương trình mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng xa trung tâm. Phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm dữ liệu nhà nước Thành phố và Trung tâm đào tạo công nghệ thông tin và Truyền thông. Tăng cường quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, công tác thông tin đối ngoại và thông tin trên hệ thống báo điện tử, mạng xã hội, blog.
    d) Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân: Nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng. Phát triển mạnh và có chọn lọc các trung tâm y tế chuyên sâu; áp dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong khám, chữa bệnh. Mở rộng hợp tác quốc tế về y tế. Đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc, vắc xin phục vụ khám, chữa bệnh, phòng bệnh, phòng chống dịch, thảm họa thiên tai. Tăng cường quản lý nhà nước về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, cung ứng thuốc chữa bệnh. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm. Giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm gây dịch, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Tăng cường công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số.
    Hoàn thành các dự án xây dựng bệnh viện đa khoa: Đức Giang, Thanh Oai, Đống Đa. Cơ bản hoàn thành bệnh viện đa khoa các huyện: Phú Xuyên, Quốc Oai. Tiếp tục đầu tư các bệnh viện tuyến huyện: Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và bệnh viện Xanh Pôn.
    3.5. Tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đô thị, đất đai, tài nguyên, môi trường
    Tiếp tục chọn năm 2015 là “Năm trật tự văn minh đô thị”, tập trung 3 nội dung chính là: đảm bảo trật tự mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường; đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đường thông, hè thoáng; tạo chuyển biến về ý thức, nhận thức người tham gia giao thông. Tăng cường quản lý đô thị, kiểm tra, giám sát, xử lý triệt để các hành vi xây dựng không phép, sai phép và xử lý nghiêm cán bộ, công chức không thực thi đúng chức trách. Tăng cường giám sát, nâng cao chất lượng dịch vụ đô thị. Xây dựng mô hình, cơ chế tự quản trong cộng đồng dân cư về tuyến phố văn minh, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
    Hoàn thành tuyến truyền dẫn số 2 nước sông Đà, xây dựng nhà máy nước Yên Viên, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai xây dựng hai nhà máy nước mặt sông Đuống, sông Hồng; phát triển hệ thống mạng lưới cấp nước cho các khu vực còn thiếu. Hoàn thành xây dựng nhà máy xử lý nước thải Hồ Bảy Mẫu. Triển khai xây dựng các hệ thống thu gom và xử lý nước thải cục bộ tại quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây. Xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung tại Yên Xá, Thanh Trì.
    Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông. Từng bước mở rộng phạm vi hoạt động xe buýt phục vụ nhân dân ở các huyện, các khu công nghiệp, các trường đại học, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt.
    Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Xây dựng tổng thể hệ thống cơ sở dữ liệu và hồ sơ quản lý đất đai trên địa bàn. Tích cực giải quyết giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp. Tiếp tục quan tâm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (lần đầu) cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện, nhất là trong các dự án phát triển nhà ở.
    Tăng cường quản lý nhà nước, sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước, tài nguyên cát. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tập trung giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường ở các làng nghề, khu công nghiệp, khu đô thị. Đầu tư hạ tầng để di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội thành. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, chợ nông thôn. Hoàn thành các ô chôn lấp phía Nam, triển khai xây dựng các hạng mục khu phía Bắc dự án khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn (giai đoạn 2). Xử lý nghiêm các trường hợp đổ đất thải, phế thải không đúng nơi quy định, các phương tiện vận chuyển làm rơi đất, chất thải trên đường.
    3.6. Tăng cường quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
    Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30/2013/NQ-HĐND của HĐND Thành phố về xây dựng khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo, triển khai xây dựng mới 01 công trình phòng thủ cấp Thành phố và một số công trình cấp huyện. Thực hiện tốt việc diễn tập khu vực phòng thủ, xây dựng khu vực phòng thủ, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh, tuyến quân, giải quyết quân nhân xuất ngũ, đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ,...Tiếp tục tập trung xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, toàn diện, sẵn sàng chiến đấu. Thực hiện tốt chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, đền ơn đáp nghĩa. Tổ chức các lực lượng, phương tiện sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có tình huống phức tạp về an ninh trật tự, chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.
    Tăng cường kỷ cương, pháp luật trong xã hội. Thường xuyên nắm bắt tình hình, đấu tranh với các âm mưu diễn biến hòa bình. Chủ động giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến tôn giáo, khiếu kiện đông người, an ninh nông thôn. Làm tốt công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh thông tin. Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống các hoạt động tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức sử dụng công nghệ cao, sử dụng vũ khí nóng, tội phạm về ma túy.
    Duy trì hiệu quả các tổ công tác 141, 79. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông.
    Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, địa bàn trọng điểm, các sự kiện chính trị, ngoại giao, các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, Đại hội Đảng các cấp.
    Tích cực tuyên truyền, kiểm tra phòng, chống cháy nổ. Kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện an toàn phòng cháy, chữa cháy; trong việc tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các khu vực có nguy cơ cao về cháy nổ. Quản lý chặt chẽ, thu hồi, xử lý triệt để, an toàn các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ ngoài luồng. Tăng cường phương tiện, thiết bị cho công tác PCCC.
    3.7. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Hoàn thiện quy chế thống nhất về công tác đối ngoại trên địa bàn Thủ đô. Tăng cường quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh, thành trong cả nước. Nâng cao vai trò của Hà Nội trong liên kết vùng. Tiếp tục mở rộng các hoạt động đối ngoại và hợp tác phát triển với các Thủ đô, các tổ chức quốc tế và các nước.
    3.8. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, chỉnh sửa và bổ sung các cơ chế, chính sách theo hướng minh bạch, thông thoáng, phù hợp với các luật, nghị định mới ban hành và yêu cầu hội nhập quốc tế. Tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của HĐND Thành phố, quyết định của UBND Thành phố thực hiện Luật Thủ đô. Rà soát chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND Thành phố và UBND cấp huyện. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về công vụ, cải cách hành chính.
    Triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH và Kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm 2016 - 2020 có chất lượng. Xây dựng đề án phân cấp quản lý KT-XH gắn với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giai đoạn 2016 - 2020.
    Thực hiện điều hành của các cấp lãnh đạo theo hướng quyết liệt, sâu sát, giảm họp, tăng cường chỉ đạo cơ sở. Rà soát, thực hiện tốt cơ chế phối hợp liên ngành, liên cấp trong giải quyết công việc và giải quyết thủ tục hành chính.
    3.9. Tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện tiết kiệm.
    Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật tiếp công dân, Luật Phòng chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác quản lý nhà nước và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.
    Nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kiện toàn bộ máy tiếp công dân từ Thành phố đến cơ sở. Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện các kết luận thanh tra và văn bản chỉ đạo xử lý sau thanh tra. Hạn chế thấp nhất các đoàn khiếu nại đông người. Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc còn tồn đọng.
    3.10. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phát động phong trào thi đua yêu nước. Chủ động thông tin kịp thời, khách quan về tình hình KT-XH, quốc phòng an ninh, đối ngoại và những vấn đề xã hội quan tâm. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng. Làm tốt công tác thông tin truyền thông về các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước (85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm thành lập nước; 40 năm giải phóng Miền Nam;...) và Đại hội Đảng các cấp.
    Phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tấn báo chí trong tuyên truyền vận động, tạo đồng thuận xã hội và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH.
    Điều 2. Giao UBND Thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết.
    Giao Thường trực HĐND Thành phố, các Ban, các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND Thành phố và đề nghị Ủy ban MTTQ Thành phố giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
    HĐND Thành phố kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các lực lượng vũ trang, các cấp, ngành, MTTQ và các đoàn thể của Thành phố nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển KT-XH hội năm 2015 của thành phố Hà Nội.
    Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Khóa XIV, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2014.
     

     

     Nơi nhận:
    - Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
    - Chính phủ;
    - Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
    - VP Quốc hội; VP Chính phủ ;
    - Các bộ, ngành Trung ương;
    - Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội;
    - TT Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ TP;
    - Các vị đại biểu HĐND Thành phố;
    - Các Ban Đảng Thành ủy;
    - VP TU, VP Đoàn ĐBQH&HĐND, VP UBND TP;
    - Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
    - TT HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;
    - Các cơ quan thông tấn báo chí;
    - Lưu: VT./.
    CHỦ TỊCH




    Ngô Thị Doãn Thanh
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 10/12/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/11/2005 Hiệu lực: 01/06/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng số 01/2007/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 04/08/2007 Hiệu lực: 17/08/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Luật Thanh tra của Quốc hội, số 56/2010/QH12
    Ban hành: 15/11/2010 Hiệu lực: 01/07/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Luật Khiếu nại của Quốc hội, số 02/2011/QH13
    Ban hành: 11/11/2011 Hiệu lực: 01/07/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Luật Tố cáo của Quốc hội, số 03/2011/QH13
    Ban hành: 11/11/2011 Hiệu lực: 01/07/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Luật Thủ đô của Quốc hội, số 25/2012/QH13
    Ban hành: 21/11/2012 Hiệu lực: 01/07/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng của Quốc hội, số 27/2012/QH13
    Ban hành: 23/11/2012 Hiệu lực: 01/02/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Luật Tiếp công dân của Quốc hội, số 42/2013/QH13
    Ban hành: 25/11/2013 Hiệu lực: 01/07/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Luật Đầu tư công của Quốc hội, số 49/2014/QH13
    Ban hành: 18/06/2014 Hiệu lực: 01/01/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Kế hoạch 93/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về công tác trọng tâm của Ban Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố năm 2015
    Ban hành: 13/04/2015 Hiệu lực: 13/04/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Chỉ thị 06/CT-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2015
    Ban hành: 19/05/2015 Hiệu lực: 29/05/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Quyết định 2842/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân,Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
    Ban hành: 02/06/2016 Hiệu lực: 02/06/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Nghị quyết 09/2014/NQ-HĐND nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 của Tp.Hà Nội

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội
    Số hiệu:09/2014/NQ-HĐND
    Loại văn bản:Nghị quyết
    Ngày ban hành:02/12/2014
    Hiệu lực:12/12/2014
    Lĩnh vực:Chính sách
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Ngô Thị Doãn Thanh
    Ngày hết hiệu lực:01/01/2016
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X