hieuluat

Nghị quyết 16/NQ-CP Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13-NQ/T.Ư ngày 16/01/2012

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:401&402 - 06/2012
    Số hiệu:16/NQ-CPNgày đăng công báo:24/06/2012
    Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày ban hành:08/06/2012Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:08/06/2012Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách
  • CHÍNH PHỦ
    ------------------
    Số: 16/NQ-CP
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -------------------------
    Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2012
     
     
    NGHỊ QUYẾT
    BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/T.Ư NGÀY 16 THÁNG 01 NĂM 2012 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ NHẰM ĐƯA NƯỚC TA CƠ BẢN TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI VÀO NĂM 2020
    ---------------------------
    CHÍNH PHỦ
     
     
    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
     
     
    QUYẾT NGHỊ:
     
     
    Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
    Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
    Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
     

    Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
    - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - Ngân hàng Chính sách Xã hội;
    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
    - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
    TM. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG




    Nguyễn Tấn Dũng
     
    CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
    THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/T.Ư NGÀY 16 THÁNG 01 NĂM 2012 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ NHẰM ĐƯA NƯỚC TA CƠ BẢN TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI VÀO NĂM 2020
    (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ)
    Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16 tháng 01 năm 2012 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 13), Chính phủ ban hành Chương trình hành động (sau đây gọi tắt là Chương trình) với các nội dung chủ yếu sau:
    I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
    1. Chương trình xác định các nhiệm vụ chủ yếu, có tính tổng hợp, bao quát của Chính phủ để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thành công mục tiêu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
    2. Chương trình có tầm nhìn tổng thể, dài hạn, đưa ra được các nhiệm vụ cụ thể về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung phát triển các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật then chốt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có phân kỳ đầu tư, ưu tiên những dự án quan trọng tạo đột phá phát triển và có tác động lan tỏa lớn.
    3. Chương trình là căn cứ cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch hành động theo chức năng nhiệm vụ của mình để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt các mục tiêu và nhiệm vụ của Nghị quyết 13 đề ra. Các nhiệm vụ đặt ra trong chương trình phải được cân đối với nguồn lực có thể huy động được nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Nghị quyết 13. Đồng thời là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
    II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
    1. Nhiệm vụ chung
    - Tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế để nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng; xây dựng Luật quy hoạch, Luật thủy lợi; sửa đổi, bổ sung Luật đất đai, Luật đầu tư, Luật đầu tư công, Luật đô thị,… các Luật khác có liên quan và các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý và môi trường thuận lợi thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời bảo đảm lợi ích hài hòa cho Nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài.
    - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của các ngành, vùng, địa phương, bảo đảm tính đồng bộ, kết nối trong nội bộ ngành, liên ngành, liên vùng trên phạm vi cả nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    - Thực hiện các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Tập trung sửa đổi các quy định của pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng theo hướng rút ngắn thời gian sớm nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình trọng điểm.
    2. Nhiệm vụ cụ thể
    a) Đối với hạ tầng giao thông
    - Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2020, đảm bảo tính khả thi.
    - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2030, Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2050.
    - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
    - Tập trung nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A lên 4 làn xe, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến Hà Nội - Cần Thơ vào năm 2016. Ưu tiên đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam; tuyến nối Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến các cảng cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng. Huy động vốn để đầu tư nối thông đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tư những đoạn có hạ tầng yếu kém trên tuyến đường ven biển gắn với đê biển. Nối thông tuyến đường biên giới phía Bắc, phía Tây, Tây Nam. Nâng cấp một số tuyến giao thông hành lang kinh tế Đông Tây.
    - Tập trung, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có; tiếp tục nghiên cứu các phương án khả thi đường sắt tốc độ cao, để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp; nghiên cứu đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt khổ 1,435m nối thành phố Hồ Chí Minh với Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ; phát triển đường sắt đô thị, đường sắt nội, ngoại ô tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    - Tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu); khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa).
    - Nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa chính; nâng cấp và xây dựng mới một số cảng đầu mối, bến hàng hóa và hành khách ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
    - Tập trung đầu tư nâng cấp 5 cảng hàng không: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cần Thơ, Cam Ranh. Huy động các nguồn vốn để sớm đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
    - Thực hiện các giải pháp đồng bộ và quyết liệt để giải quyết ách tắc giao thông ở các đô thị lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    - Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển đối với các loại hình giao thông và những công trình giao thông chủ yếu theo các hình thức BOT, BT và PPP.
    b) Đối với hạ tầng cung cấp điện
    - Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng cung cấp điện đến năm 2020 để đảm bảo tính khả thi.
    - Xây dựng đề án ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống điện quốc gia và hệ thống lưới điện thông minh tại các đô thị lớn.
    - Tập trung đầu tư thực hiện đúng tiến độ các nhà máy thủy điện, nhiệt điện theo Quy hoạch điện 7, ưu tiên các nhà máy có công suất trên 1.000 MW.
    - Xây dựng đề án tổng thể “Cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện giai đoạn 2011 - 2020”, đảm bảo mục tiêu đến năm 2020 cơ bản các hộ dân nông thôn có điện sử dụng.
    - Tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn, mở rộng lưới điện tới các vùng nông thôn, biên giới, hải đảo, đồng thời đảm bảo an toàn và giảm tổn thất điện năng.
    - Đẩy nhanh đầu tư xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và Ninh Thuận II để đến năm 2020, đưa một tổ máy điện hạt nhân vào vận hành.
    c) Đối với hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu
    - Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2020, đảm bảo tính khả thi.
    - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi các vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, khu vực miền Trung trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; Quy hoạch thủy lợi chống ngập cho các thành phố lớn; điều chỉnh quy hoạch đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam có tính tới biến đổi khí hậu và kết hợp giao thông; điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
    - Xây dựng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và khai thác công trình thủy lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu.
    - Tiếp tục triển khai Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê sông, bao gồm:
    + Đối với đê biển, thực hiện Chương trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam; Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang bảo đảm chủ động phòng, chống lụt, bão, nước biển dâng, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, kết hợp với hệ thống giao thông ven biển.
    + Đối với đê sông, thực hiện Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020, tập trung chủ yếu vào việc củng cố nâng cấp các tuyến đê nhằm đảm bảo an toàn chống lũ thiết kế và phấn đấu chống lũ cao hơn; kết hợp hệ thống đê sông với đường giao thông.
    - Tập trung đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi: Đầu tư dứt điểm cho từng hệ thống, nâng cấp, hiện đại hóa công trình đầu mối, kênh mương, thiết bị điều khiển vận hành để phát huy công suất thiết kế và nâng cao năng lực phục vụ.
    - Tiếp tục thực hiện Chương trình bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, nâng cấp công trình đầu mối của các hồ chứa nước đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn cao, đặc biệt là các hồ chứa nước lớn ở miền Trung và Tây Nguyên.
    - Tiếp tục thực hiện Chương trình đầu tư khu neo đậu, tránh và trú bão cho tàu cá nhằm đảm bảo an toàn cho người và tàu cá, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
    - Đầu tư xây dựng các công trình, dự án thủy lợi trọng điểm, đa mục tiêu, phục vụ phát triển kinh tế, chủ động phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu.
    - Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp chống ngập úng cho các thành phố lớn tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
    - Tập trung đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp; đầu tư các công trình thủy lợi nhỏ vùng miền núi, hải đảo tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo gắn với chương trình xóa đói giảm nghèo, ổn định dân cư, đảm bảo an ninh quốc phòng.
    - Triển khai đầu tư xây dựng để sớm hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, lũ, bão, sạt trượt đất, động đất, sóng thần trong cả nước.
    - Xây dựng Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.
    d) Đối với hạ tầng đô thị
    - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn tại các đô thị lớn, vùng thành phố Hà Nội, vùng thành phố Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế trọng điểm.
    - Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 theo quy hoạch đã được phê duyệt.
    - Tập trung triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị trung tâm vùng khác trong cả nước.
    - Xây dựng đề án huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn trên phạm vi cả nước.
    - Tập trung triển khai thực hiện Chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch.
    - Tập trung triển khai thực hiện Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn.
    - Tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới các tuyến chính ra, vào thành phố, các trục giao thông hướng tâm, nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, các đường vành đai đô thị và các cầu lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    đ) Đối với phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế
    - Rà soát, bổ sung và điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp gắn với quy hoạch các khu dân cư phù hợp với tình hình mới.
    - Tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, đảm bảo giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu (nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, dịch vụ khám chữa bệnh…) cho lao động các khu công nghiệp.
    e) Đối với hạ tầng thương mại
    - Xây dựng đề án đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, các siêu thị và trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm tại các trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng hóa lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đắk Lắk và các đô thị có cảng cửa ngõ, các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và các trung tâm vùng khác.
    - Xây dựng đề án đầu tư phát triển các chợ đầu mối nông sản, các trung tâm phân phối lớn, trung tâm bán buôn theo nhóm hàng nông sản, các cửa hàng tiện lợi ở nông thôn; các cửa hàng chuyên doanh, siêu thị và trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm tại các thành phố, tỉnh lỵ.
    - Xây dựng đề án đầu tư phát triển hệt hống thương mại điện tử.
    g) Đối với hạ tầng thông tin
    - Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng thông tin đến năm 2020, đảm bảo tính khả thi.
    - Rà soát, đôn đốc và giám sát thực hiện các dự án đầu tư phát triển hệ thống bưu chính viễn thông. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông kết nối với quốc tế, hình thành siêu xa lộ thông tin trong nước và liên kết quốc tế.
    - Xây dựng đề án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và toàn bộ nền kinh tế.
    - Xây dựng đề án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo, phát triển sách giáo khoa điện tử, đào tạo trực tuyến… nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức dạy và học, đổi mới thi cử và đánh giá chất lượng giáo dục.
    - Xây dựng đề án đầu tư phát triển y tế thông minh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, góp phần tiết kiệm chi phí, hạn chế quá tải bệnh viện.
    - Xây dựng Chương trình đầu tư nâng cao năng lực phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt trình độ quốc tế; nâng cao năng lực làm chủ công nghệ, năng lực nghiên cứu phát triển, khả năng làm chủ công nghệ nguồn, sản xuất được các sản phẩm lõi, sản phẩm trọng điểm về công nghệ thông tin; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước; phát triển năng lực công nghệ thông tin của quốc gia để đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.
    - Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, thúc đẩy phát triển nhanh ngành công nghiệp phần mềm. Xây dựng khu công nghệ thông tin trọng điểm quốc gia.
    - Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, đất đai, nhà ở, doanh nghiệp. Triển khai thực hiện Thẻ Công dân điện tử; Chính phủ điện tử trên phạm vi cả nước.
    h) Đối với hạ tầng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ
    - Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đảm bảo tính khả thi.
    - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
    - Xây dựng đề án đầu tư phát triển xây dựng các trường đạo tạo nghề chất lượng cao tại các trung tâm vùng.
    - Tập trung thực hiện các dự án phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp theo quy hoạch ở các đô thị lớn, đặc biệt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    - Tập trung đầu tư xây dựng một số trường đại học chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, từng bước hình thành các trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn trong vùng.
    - Tiếp tục tập trung thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà ở cho giáo viên tại các xã đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; các đề án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo cho các trường đại học cấp vùng và cả nước.
    - Tập trung phát triển khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất, trong đó đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực khoa học công nghệ và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất; phát huy tiềm năng khoa học cơ bản, nghiên cứu triển khai phục vụ sản xuất.
    - Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất và hạ tầng kỹ thuật khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất, khuyến khích đổi mới công nghệ và sử dụng công nghệ hiện đại. Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách gắn kết các hoạt động của các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia với hoạt động của các khu công nghệ.
    i) Đối với hạ tầng y tế
    - Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng y tế đến năm 2020, đảm bảo tính khả thi.
    - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam, xác định rõ chức năng của hệ thống bệnh viện để có kế hoạch đầu tư có hiệu quả.
    - Xây dựng đề án đầu tư khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện tuyến Trung ương và các bệnh viện đa khoa tuyến cuối gắn với việc hình thành mạng lưới khám, chữa bệnh theo các tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn; tập trung đầu tư phát triển thêm các cơ sở bệnh viện tuyến cuối tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    - Xây dựng đề án đầu tư nâng cấp hệ thống bệnh viện y học cổ truyền toàn quốc.
    - Tập trung đầu tư hoàn thành xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi,… tại các tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn.
    - Xây dựng đề án đầu tư phát triển hệ thống cơ sở y tế dự phòng đồng bộ; đề án nâng cấp hệ thống các trường y dược và kỹ thuật y tế trên toàn quốc. Ưu tiên các trường trọng điểm (Đại học y Hà Nội, Đại học dược thành phố Hồ Chí Minh, Đại học dược Hà Nội, Đại học y dược Huế, Đại học y dược Cần Thơ) và các Viện nghiên cứu trọng điểm.
    - Triển khai đề án thí điểm một số cơ chế chính sách đối với các trung tâm điều trị theo nhu cầu bằng kỹ thuật tiên tiến và phát triển y tế chuyên sâu; tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở khám, chữa bệnh chất lượng cao tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trung tâm cấp vùng.
    k) Đối với phát triển hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch.
    - Xây dựng đề án đầu tư đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao các cấp và các khu vui chơi giải trí cho trẻ em trên phạm vi toàn quốc.
    - Xây dựng đề án đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa, thể thao quy mô lớn, hiện đại tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn.
    - Xây dựng đề án đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ du lịch để phát huy thế mạnh và khai thác có hiệu quả tiềm năng của mỗi địa phương.
    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    - Trên cơ sở quán triệt, bám sát nội dung Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015, theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết 13, căn cứ những nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình và chức năng, nhiệm vụ được phân công, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan triển khai chi tiết, bảo đảm thực hiện kịp thời và hiệu quả những nội dung của Chương trình (Bảng phân công thực hiện kèm theo).
    - Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình của Chính phủ. Các Bộ, ngành và địa phương, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện; đồng thời gửi báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi và tổng hợp.
    - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình, định kỳ báo cáo và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cần thiết bảo đảm thực hiện hiệu quả Chương trình.
    - Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch bố trí nguồn kinh phí, hướng dẫn xây dựng dự toán, sử dụng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Chương trình và các công việc liên quan để thực hiện thành công Nghị quyết 13.
    - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi Chương trình đến các tổ chức, cơ quan, nhân dân trong phạm vi cả nước.
    - Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh Chương trình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương, các tổ chức đoàn thể chủ động đề nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.


    PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
    CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/T.Ư NGÀY 16 THÁNG 01 NĂM 2012 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ NHẰM ĐƯA NƯỚC TA CƠ BẢN TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI VÀO NĂM 2020
    (Ban hành kèm theo Chương trình hàh động tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ)

    TT
    Nhiệm vụ
    Cơ quan chủ trì thực hiện
    Cơ quan phối hợp
    Thời gian thực hiện
    A
    Nhiệm vụ chung
    I
    Rà soát, hoàn thiện thể chế
    1
    Xây dựng Luật quy hoạch; Luật đầu tư (sửa đổi); Luật đầu tư công.
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, các Bộ, ngành
    2012 - 2015
    2
    Luật đất đai (sửa đổi)
    Bộ Tài nguyên và Môi trường
    Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, các Bộ, ngành
    2012 - 2015
    3
    Luật đô thị
    Bộ Xây dựng
    Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, các Bộ, ngành
    2012 - 2015
    4
    Luật thủy lợi
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, các Bộ, ngành
    2012 - 2015
    5
    Luật phí, lệ phí; Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi)
    Bộ Tài chính
    Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, các Bộ, ngành
    2012 - 2015
    II
    Xây dựng quy hoạch/Đề án về cơ chế chính sách
    1
    Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực kết cấu hạ tầng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
    Các Bộ, ngành và các địa phương
    2012 - 2013
    2
    Đề án Quy hoạch chung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    Các Bộ, ngành, địa phương
    - 2012
    3
    Xây dựng đề án khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, trong đó chủ yếu dành cho phát triển kết cấu hạ tầng.
    Bộ Tài chính
    Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương
    2012 - 2013
    4
    Xây dựng đề án thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các dịch vụ kết cấu hạ tầng.
    Bộ Tài chính
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    5
    Xây dựng đề án thành lập “Quỹ phát triển hạ tầng cơ sở”.
    Bộ Tài chính
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    B
    Nhiệm vụ cụ thể
    I
    Đối với hạ tầng giao thông
    1
    Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo khả thi.
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    2
    Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2030; Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2050.
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    - 2012
    3
    Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    - 2013
    4
    Xây dựng đề án nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1A và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành toàn tuyến vào năm 2016.
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2016
    5
    Xây dựng đề án huy động vốn nối thông đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn Tây Nguyên.
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    - 2012
    6
    Tập trung xây dựng mạng đường bộ cao tốc Bắc - Nam (triển khai theo quy hoạch và kế hoạch được duyệt).
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    7
    Tập trung thực hiện đầu tư đường ven biển (triển khai theo quy hoạch đã được duyệt)
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    8
    Xây dựng Quy hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có.
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    9
    Nghiên cứu các phương án khả thi phát triển đường sắt tốc độ cao, đường sắt cao tốc để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp.
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    - 2013
    10
    Nghiên cứu đầu tư mới tuyến đường sắt (khổ 1,435m) nối thành phố Hồ Chí Minh với Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ.
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    - 2012
    11
    Xây dựng kế hoạch phát triển và tổ chức thực hiện đầu tư đường sắt đô thị, đường sắt nội, ngoại ô tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2013 - 2020
    12
    Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đầu tư nâng cấp, nạo vét các tuyến đường thủy nội địa nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, tập trung vào các tuyến: kênh Chợ Gạo; thành phố Hồ Chí Minh - Bến Lức - sông Vàm Cỏ - sông Tiền - Sông Hậu - Tri Tôn - Vàm Rầy (Hà Tiên); tuyến sông Tiền đến Long An và Tiền Giang; tuyến Sông Hậu - kênh Bạc Liêu - Cà Mau - Giá Rai.
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    13
    Xây dựng kế hoạch và tổ chức đẩy nhanh thực hiện đầu tư xây dựng hai cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ưu tiên đầu tư phát triển tin học hóa hai cụm cảng lớn tại khu vực Hải Phòng, khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu.
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    14
    Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cảng Hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) trở thành cảng cửa ngõ quốc tế của phía Bắc và xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) ở phía Nam. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống giao thông quốc gia.
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    15
    Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để giải quyết ách tắc giao thông ở các đô thị lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    16
    Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển đối với các loại giao thông và những công trình giao thông chủ yếu theo các hình thức BOT, BT và PPP.
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    II
    Đối với hạ tầng cung cấp điện
    1
    Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng cung cấp điện đến năm 2020 để đảm bảo tính khả thi.
    Bộ Công Thương
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    2
    Tập trung đầu tư thực hiện đúng tiến độ các nhà máy thủy điện, nhiệt điện theo Quy hoạch điện 7, ưu tiên các nhà máy có công suất trên 1.000 MW.
    Bộ Công Thương
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2013 - 2020
    3
    Xây dựng đề án tổng thể “Cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện giai đoạn 2011 - 2020”
    Bộ Công Thương
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    4
    Tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn, đảm bảo mở rộng lưới điện tới các vùng nông thôn, biên giới, hải đảo, đồng thời đảm bảo an toàn và chống thất thoát điện.
    Bộ Công Thương
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2013 - 2020
    5
    Tập trung đầu tư phát triển các nhà máy điện hạt nhân Ninh thuận I và Ninh Thuận II, bảo đảm đến năm 2020, đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành.
    Bộ Công Thương
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2013 - 2020
    6
    Xây dựng đề án đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống điện quốc gia.
    Bộ Công Thương
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông
    2012 - 2013
    7
    Xây dựng đề án đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống lưới điện thông minh tại các đô thị lớn, trước hết là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    Bộ Công Thương
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
    2012 - 2013
    III
    Đối với hạ tầng thủy lợi, ứng phó với biến đổi khí hậu
    1
    Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2020 để đảm bảo tính khả thi.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    2
    Tập trung đầu tư nâng cấp một số hệ thống thủy lợi trọng điểm như: Bắc Hưng Hải, Sông Nhuệ, Bắc Nam Hà, Bắc Đuống (vùng Đồng bằng Bắc Bộ); Bắc Sông Chu - Nam sông Mã, Bắc Nghệ An, Thạch Nham, An Trạch (vùng Trung Bộ); các hệ thống thủy lợi vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2013 - 2020
    3
    Tập trung đầu tư thực hiện Chương trình bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, nâng cấp công trình đầu mối của các hồ chứa nước đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn cao, đặc biệt là các hồ chứa nước lớn ở miền Trung và Tây Nguyên.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2013 - 2020
    4
    Tập trung đầu tư thực hiện Chương trình đầu tư khu neo đậu, tránh và trú bão cho tàu cá nhằm đảm bảo an toàn cho người và tàu cá, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2013 - 2020
    5
    Tập trung đầu tư hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành các hồ chứa như: Hồ Cửa Đạt, Tả Trạch; công trình thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang, hồ Bàn Mồng ( vùng Bắc Trung Bộ); Hồ Nước Trong, công trình thủy lợi Định Binh (bao gồm cả hệ thống tưới Vân Phong), hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, hệ thống thủy lợi Tà Pao, Hồ Đồng Điền (vùng Nam Trung Bộ), Krông Buk, Buk Hạ, Krông Pách Thượng, Ia Mơ, Ia Thul (vùng Tây Nguyên), hệ thống thủy lợi sông Ray, dự án thủy lợi Phước Hòa (vùng Đông Nam Bộ) bảo đảm cấp nước, chống lũ kết hợp phát điện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2013 - 2020
    6
    Tập trung đầu tư các công trình kiểm soát lũ, ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng vùng đồng bằng sông Cửu Long như hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre, hệ thống thủy lợi vùng Bán đảo Cà Mau, hệ thống thủy lợi vùng giữ sông Tiền - sông Hậu, vùng Tả sông Tiền và vùng Tứ giác Long Xuyên.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2013 - 2020
    7
    Tập trung đầu tư xây dựng các công trình để điều tiết, kiểm soát lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Duyên hải miền Trung, kiểm soát triều, đảm bảo tiêu nước cho các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2013 - 2020
    8
    Tập trung đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp; đầu tư các công trình thủy lợi nhỏ vùng miền núi, hải đảo tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân gắn với chương trình xóa đói giảm nghèo, ổn định dân cư, đảm ảo an ninh quốc phòng.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2013 - 2020
    9
    Triển khai nhanh việc đầu tư xây dựng để sớm hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, nước lũ, bão, triều cường, động đất, sóng thần trong cả nước.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2013 - 2020
    10
    Xây dựng Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.
    Bộ Tài nguyên và Môi trường
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2015
    IV
    Đối với hạ tầng đô thị
    1
    Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng tại các đô thị lớn vùng Hà Nội, vùng thành phố Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế trọng điểm, các quy hoạch cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn.
    Bộ Xây dựng
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    2
    Lập đề án huy động nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng đô thị tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đến 2020 theo quy hoạch đã được phê duyệt.
    Ủy ban nhân dân Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan
    2012 - 2013
    3
    Xây dựng đề án huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn.
    Bộ Xây dựng
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan
    2012 - 2013
    4
    Tập trung triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở xã hội  tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị trung tâm vùng khác trong cả nước.
    Bộ Xây dựng
    Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
    2012 - 2013
    5
    Tập trung triển khai thực hiện Chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch; Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn.
    Bộ Xây dựng
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan
    2012 - 2020
    6
    Tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới các tuyến chính ra vào thành phố, các trục giao thông hướng tâm, nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, các đường vành đai đô thị và các cầu lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    Bộ Giao thông vận tải
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    V
    Đối với hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế
    1
    Rà soát, bổ sung và điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    Các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    2
    Tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, đảm bảo giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu (nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, dịch vụ khám chữa bệnh…) cho lao động các khu công nghiệp.
    Ủy ban nhân dân các địa phương
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    VI
    Đối với hạ tầng thương mại
    1
    Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, các siêu thị và trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm tại các trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng hóa lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đắk Lắk và các đô thị có cảng cửa ngõ, các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và các trung tâm vùng khác.
    Bộ Công Thương
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    2
    Tập trung đầu tư phát triển các chợ đầu mối nông sản, các trung tâm phân phối lớn, trung tâm bán buôn theo nhóm hàng nông sản, các cửa hàng tiện lợi ở nông thôn; các cửa hàng chuyên doanh, siêu thị và trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm tại các thành phố tỉnh lỵ.
    Bộ Công Thương
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    3
    Xây dựng đề án đầu tư phát triển hệ thống thương mại điện tử.
    Bộ Công Thương
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    VII
    Đối với hạ tầng thông tin
    1
    Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng thông tin đến năm 2020 để đảm bảo tính khả thi.
    Bộ Thông tin và Truyền thông
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    2
    Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông kết nối với quốc tế, hình thành siêu xa lộ thông tin trong nước và liên kết quốc tế.
    Bộ Thông tin và Truyền thông
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    3
    Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm phát triển nhanh. Xây dựng khu công nghệ thông tin trọng điểm quốc gia.
    Bộ Thông tin và Truyền thông
    Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    4
    Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, triển khai thực hiện Thẻ công dân điện tử.
    Bộ Công an
    Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành, địa phương
    2012 - 2020
    5
    Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
    Bộ Tài nguyên và Môi trường
    Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành, địa phương
    2012 - 2020
    6
    Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà ở.
    Bộ Xây dựng
    Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành, địa phương
    2012 - 2020
    7
    Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp.
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành, địa phương
    2012 - 2020
    8
    Triển khai thực hiện Chính phủ điện tử trên phạm vi cả nước.
    Bộ Thông tin và Truyền thông
    Các Bộ, ngành, địa phương
    2012 - 2020
    9
    Xây dựng đề án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và toàn bộ nền kinh tế.
    Các Bộ ngành và các địa phương
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    2012 - 2013
    10
    Xây dựng đề án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo, phát triển sách giáo khoa điện tử, đào tạo trực tuyến…
    Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    11
    Xây dựng đề án đầu tư phát triển y tế thông minh nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
    Bộ Y tế
    Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    12
    Xây dựng Chương trình đầu tư nâng cao năng lực phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.
    Bộ Thông tin và Truyền thông
    Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    VIII
    Đối với hạ tầng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ
    1
    Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giáo dục và đào tạo đến năm 2020 để đảm bảo tính khả thi.
    Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    2
    Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
    Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    - 2012
    3
    Tập trung thực hiện các dự án phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp theo quy hoạch ở các đô thị lớn, đặc biệt là ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    4
    Tập trung đầu tư xây dựng một số trường đại học chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, từng bước hình thành các trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn trong vùng.
    Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    5
    Tập trung đầu tư xây dựng các trường đào tạo nghề chất lượng cao tại các trung tâm vùng.
    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    6
    Tiếp tục tập trung thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà ở cho giáo viên tại các xã đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đạo; Tiếp tục thực hiện các đề án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo cho các trường đại học cấp vùng và cả nước.
    Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    7
    Xây dựng đề án đầu tư tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa học công nghệ quốc gia.
    Bộ Khoa học và Công nghệ
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 – 2013
    IX
    Đối với hạ tầng y tế
    1
    Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng y tế đến năm 2020 đảm bảo tính khả thi.
    Bộ Y tế
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    2
    Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam, xác định chức năng của hệ thống bệnh viện để có kế hoạch đầu tư có hiệu quả.
    Bộ Y tế
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    - 2012
    3
    Xây dựng đề án đầu tư khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện tuyến Trung ương và các bệnh viện đa khoa tuyến cuối gắn với việc hình thành mạng lưới khám, chữa bệnh theo tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn; tập trung đầu tư phát triển thêm các cơ sở bệnh viện tuyến cuối tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    Bộ Y tế
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    4
    Xây dựng đề án đầu tư nâng cấp hệ thống bệnh viện y học cổ truyền toàn quốc.
    Bộ Y tế
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    5
    Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện, các bệnh viện tuyến tỉnh, chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi, tại các tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn.
    Bộ Y tế
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    6
    Xây dựng đề án đầu tư phát triển hệ thống cơ sở y tế dự phòng đồng bộ; đề án nâng cấp hệ thống các trường y dược và kỹ thuật y tế trên toàn quốc. Ưu tiên các trường trọng điểm (Đại học y Hà Nội, Đại học được thành phố Hồ Chí Minh, Đại học dược Hà Nội, Đại học y dược Huế, Đại học y dược Cần Thơ) và các viện nghiên cứu trọng điểm.
    Bộ Y tế
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    7
    Triển khai đề án thí điểm một số cơ chế chính sách đối với các trung tâm điều trị theo nhu cầu bằng kỹ thuật tiên tiến và phát triển y tế chuyên sâu; Tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở khám, chữa bệnh chất lượng cao tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trung tâm cấp vùng.
    Bộ Y tế
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2020
    X
    Đối với hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch
    1
    Xây dựng đề án đầu tư đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao các cấp và các khu vui chơi giải trí cho trẻ em trên phạm vi toàn quốc.
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    2
    Xây dựng đề án đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa, thể thao quy mô lớn, hiện đại tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn.
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    3
    Xây dựng đề án đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ du lịch để phát huy thế mạnh và khai thác có hiệu quả tiềm năng của mỗi địa phương.
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan
    2012 - 2013
    Ghi chú: (*) Đối với việc xây dựng các đề án phát triển và rà soát các quy hoạch phát triển, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt các Bộ, ngành và các địa phương liên quan phải tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đến năm 2020.
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Công văn 339/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/06/2012 của Chính phủ
    Ban hành: 18/03/2014 Hiệu lực: 18/03/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Quyết định 794/QĐ-BNN-TCTL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi
    Ban hành: 21/04/2014 Hiệu lực: 21/04/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Quyết định 82/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2015
    Ban hành: 20/01/2015 Hiệu lực: 20/01/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
    Ban hành: 08/07/2015 Hiệu lực: 08/07/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Công văn 1091/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/06/2012 của Chính phủ
    Ban hành: 24/06/2016 Hiệu lực: 24/06/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Công văn 6985/VPCP-KTN của Văn phòng Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW và Nghị quyết 16/NQ-CP về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ
    Ban hành: 23/08/2016 Hiệu lực: 23/08/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Quyết định 3540/QĐ-BNN-KH của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 64/NQ-CP ngày 22/07/2016 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
    Ban hành: 26/08/2016 Hiệu lực: 26/08/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực"
    Ban hành: 07/02/2017 Hiệu lực: 07/02/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Thông báo 90/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI
    Ban hành: 07/03/2018 Hiệu lực: 07/03/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
    Ban hành: 19/11/2019 Hiệu lực: 19/11/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế
    Ban hành: 12/03/2020 Hiệu lực: 12/03/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Công văn 716/VPCP-KTN của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/06/2012 của Chính phủ
    Ban hành: 22/01/2013 Hiệu lực: 22/01/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Nghị quyết 16/NQ-CP Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13-NQ/T.Ư ngày 16/01/2012

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chính phủ
    Số hiệu:16/NQ-CP
    Loại văn bản:Nghị quyết
    Ngày ban hành:08/06/2012
    Hiệu lực:08/06/2012
    Lĩnh vực:Chính sách
    Ngày công báo:24/06/2012
    Số công báo:401&402 - 06/2012
    Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (11)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X