hieuluat

Nghị quyết 45/NQ-CP thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:453 & 454 - 09/2009
    Số hiệu:45/NQ-CPNgày đăng công báo:23/09/2009
    Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày ban hành:11/09/2009Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:11/09/2009Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách
  • NGHỊ QUYẾT

    NGHỊ QUYẾT

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 45/NQ-CP NGÀY 11 THÁNG 09 NĂM 2009

    BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA X VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

     

     

    CHÍNH PHỦ

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

     

    QUYẾT NGHỊ:

     

    Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

    Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

     

    TM. CHÍNH PHỦ

    THỦ TƯỚNG

    Nguyễn Tấn Dũng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ

    THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA X VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,

    HIỆN ĐẠI HÓA
    (Ban hành kèm theo Nghị quyết 45/NQ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ)

     

    I. MỤC TIÊU

    Xác định những nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa; chú trọng xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, có lối sống văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

    Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được phân công, trong thời gian tới các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

    1. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho thanh niên được học tập, đào tạo không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp vươn lên ngang tầm với thanh niên các nước tiên tiến.

    a) Triển khai các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học trong thanh, thiếu niên, tiến tới hoàn thành phổ cập bậc trung học cơ sở cho thanh niên vào năm 2012; phấn đấu phổ cập giáo dục phổ thông trung học cho thanh niên ở các đô thị vào năm 2020; triển khai các giải pháp hỗ trợ thanh niên tiếp tục học tập lên bậc cao hơn, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp.

    b) Tiếp tục triển khai đào tạo theo chuẩn và đáp ứng nhu cầu xã hội, xây dựng trường học thân thiện, học sinh, sinh viên tích cực trong các trường đào tạo. Xác định rõ mục tiêu đào tạo từng cấp học, bảo đảm giáo dục toàn diện về đức – trí - thể - mỹ nhằm hình thành lớp thanh niên có đủ bản lĩnh, năng lực, có tri thức vươn lên ngang tầm với thanh niên các nước tiên tiến.

    c) Xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng thanh niên; sơ kết, đánh giá hiệu quả của chính sách tín dụng cho thanh niên vay để học tập trong các cơ sở đào tạo sau giáo dục phổ thông trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất giải pháp cho phù hợp với thực tế; củng cố và tăng cường đầu tư cho các Trung tâm học tập cộng đồng.

    d) Xây dựng một số cơ sở giáo dục đào tạo đạt trình độ quốc tế; xây dựng hệ thống đào tạo các lớp chất lượng cao, tài năng trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; ban hành một số chính sách khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo nước ngoài tại Việt Nam đối với một số ngành, lĩnh vực cần thiết đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khuyến khích và tạo điều kiện cho thanh niên đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhà nước bố trí ngân sách thoả đáng cho việc lựa chọn những sinh viên giỏi, cán bộ trẻ có năng lực đưa đi đào tạo tại các nước phát triển; đồng thời tăng cường công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả những thanh niên này sau khi được đào tạo ở nước ngoài trở về.

    đ) Triển khai thực hiện chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; tổ chức để các nhà hoạt động xã hội có uy tín, các nhà khoa học, các anh hùng, các nhà giáo, các doanh nhân tiêu biểu giao lưu, đối thoại với thanh, thiếu niên giúp thế hệ trẻ xác định mục tiêu, lý tưởng sống, nuôi dưỡng ước mơ và hoài bão lớn.

    e) Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đối với những thanh niên tài năng, thanh niên xung phong; thanh niên khuyết tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý và sau cải tạo.

    g) Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, phẩm chất chính trị, đạo đức của thanh niên theo Chủ nghĩa Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên, đặc biệt là pháp luật liên quan đến lĩnh vực hình sự, hành chính, hôn nhân, gia đình, lao động, văn hóa, môi trường, xã hội. Có các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội, cộng đồng.

    h) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn và công tác thanh niên ở các cấp có phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực công tác ngang tầm với nhiệm vụ được giao.

    2. Nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên.

    a) Xây dựng cơ chế, chính sách hướng dẫn thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm; hoàn thiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm đối với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên nông thôn, thanh niên vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm về quốc phòng an ninh; đẩy mạnh dạy nghề, phổ cập sơ cấp nghề cho thanh niên; khuyến khích thanh niên học và phát triển nghề truyền thống tại các địa phương, giải quyết việc làm tại chỗ ở vùng nông thôn; khuyến khích và hỗ trợ thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đặc biệt là hỗ trợ thanh niên nông thôn đi lao động ở một số quốc gia có điều kiện phù hợp.

    b) Có chính sách ưu đãi, tạo môi trường để thu hút thanh niên có tay nghề và trình độ cao tình nguyện đến công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

    c) Tập trung đào tạo để hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ mới đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức, tạo mũi nhọn phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    d) Tiếp tục huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm, vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho thanh niên vay giải quyết việc làm; triển khai thực hiện Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề lập nghiệp”, Dự án “Tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp”.

    đ) Ban hành chính sách khuyến khích và bố trí ngân sách địa phương cho các tổ chức, cá nhân đầu tư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thành lập các “Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân, lao động trẻ” hoặc “Văn phòng hỗ trợ thanh niên công nhân”.

    e) Các cấp chính quyền thường xuyên phối hợp với các cấp bộ đoàn tổ chức các hoạt động như: “Ngày hội tư vấn nghề nghiệp”, “Hội chợ việc làm”, gặp gỡ trao đổi giữa thanh niên với người sử dụng lao động để tạo cơ hội học nghề - lập nghiệp cho thanh niên.

    g) Tiếp tục triển khai các chính sách tạo điều kiện và hỗ trợ về chỗ ở; nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao, giải trí và tham gia sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể nhân dân cho thanh niên làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

    h) Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm mới và tăng thu nhập cho thanh niên; ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là chính sách về vốn, đất đai, cơ sở hạ tầng, thuế đối với các doanh nhân trẻ; biểu dương, tôn vinh những thanh niên có thành tích làm kinh tế giỏi và tạo được nhiều việc làm cho xã hội.

    i) Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm quy hoạch, đào tạo để bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đối với những thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, thanh niên tốt nghiệp trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

    k) Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ, chương trình phát triển kinh tế-xã hội. Tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình tổ chức các “Đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi”, “Làng thanh niên lập nghiệp biên giới”, “Đảo Thanh niên Bạch Long Vỹ”, “Đảo Thanh niên Cồn Cỏ”.

    l) Tiếp tục phát triển các mô hình thanh niên làm kinh tế, mô hình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công và hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho thanh niên. Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm phát huy hoạt động tình nguyện của thanh niên gắn với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế; phát triển mô hình “Dạy nghề lưu dộng” gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, quân nhân xuất ngũ nhằm tạo điều kiện cho thanh niên ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự được hưởng chính sách ưu đãi về học nghề và giải quyết việc làm.

    3. Phát hiện, tuyển chọn, bố trí và sử dụng có hiệu quả tài năng trẻ trên tất cả các lĩnh vực tạo bước chuyển có tính đột phá trong công tác cán bộ

    a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách bố trí cán bộ trẻ có tài năng đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng, phù hợp trong hệ thống chính trị. Tạo bước đột phá trong việc bố trí, sử dụng cán bộ trong độ tuổi thanh niên để từng bước nâng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ ở tất cả các ngành, các cấp.

    b) Xây dựng tiêu chuẩn và điều kiện để tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    c) Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách sử dụng và đãi ngộ hợp lý để thu hút tài năng trẻ đang học tập, công tác, sinh sống tại nước ngoài tham gia phát triển đất nước; hàng năm tổ chức các chương trình về nguồn cho thanh niên kiều bào tìm hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam, tình hình trong nước và các hoạt động giao lưu giữa thanh niên trong nước và thanh niên kiều bào và giữa thanh niên kiều bào với nhau nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc dân tộc Việt, góp phần xây dựng cộng đồng vững mạnh và hướng về quê hương; tăng cường công tác quan hệ quốc tế, mở rộng ngoại giao nhân dân, giao lưu với thanh niên thế giới để nâng tầm nhìn cho thanh niên Việt Nam.

    d) Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể để tuyển chọn, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ trẻ, có năng lực vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các ngành, các cấp.

    4. Tiếp tục xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao đời sống văn hóa tinh thần để phát triển toàn diện

    a) Đầu tư nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để chủ động, nắm bắt được nhân thức, thái độ và dự báo tình hình tư tưởng của thanh niên, làm cơ sở cho việc đề xuất các chủ trương, chính sách giáo dục, bồi dưỡng và phát triển thanh niên. Đẩy mạnh việc tuyên truyền nhằm giúp thanh niên hiểu rõ và tích cực đấu tranh với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

    b) Nâng cao hơn nữa hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường trong thanh niên. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, sức khỏe, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên. Triển khai các hoạt động và các Đề án cụ thể như: “Đoàn Thanh niên tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông”, “Thanh niên tham gia bảo vệ dòng sông quê hương”, “Cai nghiện ma tuý đối với thanh niên và giải quyết việc làm cho thanh niên sau cai nghiện”, “Phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phòng chống bạo lực gia đình”.

    c) Ban hành cơ chế khuyến khích các cơ quan văn hóa, văn học nghệ thuật, xuất bản, báo chí sáng tác và phổ biến các công trình, tác phẩm có giá trị cao để giáo dục thế hệ trẻ.

    d) Đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống báo chí, nhà xuất bản của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam. Tăng cường quản lý văn hóa, xử lý kịp thời những sai phạm và ngăn chặn các tác phẩm có nội dung không lành mạnh tác động xấu đến thanh niên.

    đ) Quy hoạch hệ thống mạng lưới nhà văn hóa thanh, thiếu niên trong toàn quốc. Xây dựng chính sách để các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, phát triển các loại hình giải trí lành mạnh cho thanh niên; xây dựng các quy định nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa - thể thao, phát huy hiệu quả của hệ thống này trong công tác tập hợp, giáo dục thanh, thiếu niên.

    e) Chủ động phối hợp với các cơ quan Trung ương của các đoàn thể tổ chức bình chọn và trao các giải thưởng, học bổng phát triển tài năng trẻ hàng năm nhằm tôn vinh những thanh niên có nhiều thành tích, đạt các giải cao trong các kỳ thi quốc gia, khu vực, quốc tế và có nhiều sáng kiến trong học tập, công tác. Trên cơ sở đó, phát hiện tài năng, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến xuất sắc trong thanh niên Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.

    g) Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục vai trò trách nhiệm của thanh niên trong việc nâng cao chất lượng dân số, hôn nhân và xây dựng gia đình hạnh phúc.

    h) Xây dựng cơ chế, chính sách để phát huy hơn nữa vai trò của tuổi trẻ trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch.

    5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên

    a) Kiện toàn tổ chức bộ máy giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác thanh niên một cách thống nhất, toàn diện, kịp thời và rõ trách nhiệm.

    b) Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về công tác thanh niên đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Trong đó, làm rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc lồng ghép các cơ chế, chính sách đối với thanh niên khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu của các ngành, các cấp; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các cơ sở đoàn trong quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên.

    c) Xây dựng chỉ số về thanh niên và công tác thanh niên trong chỉ số thống kê quốc gia; lồng ghép chỉ tiêu phát triển thanh niên trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp.

    d) Theo dõi, kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc triển khai thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hiệu quả; tạo điều kiện để thiếu nhi phát triển toàn diện, trở thành những thanh niên có thể lực và trí lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    đ) Tăng cường vai trò tham gia giám sát và phản biện xã hội của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thanh niên đối với việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về thanh niên và công tác thanh niên.

    e) Tập trung chỉ đạo để hoàn thành mục tiêu trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010; xây dựng Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2020 gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

    g) Đề xuất và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh niên phù hợp với tình hình mới.

    h) Định kỳ hàng năm chính quyền các cấp có chương trình gặp gỡ, đối thoại với thanh niên để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của thanh niên, dự báo tình hình tư tưởng và định hướng dư luận xã hội trong thanh niên; đồng thời tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền về cơ chế, chính sách đối với thanh niên cho phù hợp.

    i) Xây dựng có chế phối hợp giữa Chính phủ với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giữa chính quyền các cấp với tổ chức Đoàn cùng cấp trong việc bồi dưỡng, động viên, giáo dục phát huy tính xung kích, tình nguyện của thanh niên đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Trên cơ sở những nhiệm vụ, nội dung công việc chủ yếu trong Chương trình hành động này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, đề án trong Phụ lục kèm theo cũng như những nhiệm vụ khác đã được nêu trong nội dung của Chương trình hành động bảo đảm chất lượng và tiến độ.

    2. Chính phủ phân công một đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và theo dõi việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này. Hàng năm, Chính phủ tiến hành kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết, nhân rộng các mô hình tốt, khen thưởng, xử lý kịp thời các vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết này.

    3. Bộ Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cụ thể nhiệm vụ của Chương trình hành động này về thời gian, hình thức văn bản, cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ đưa vào chương trình công tác hàng năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; theo dõi , đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình hành động này; định kỳ báo cáo và kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm Chương trình được thực hiện hiệu quả và đồng bộ.

    4. Bộ Tài chính có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương được giao các nhiệm vụ trong Chương trình hành động này xây dựng dự toán kinh phí để tổng hợp trình Chính phủ quyết định bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ được giao.

    5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện trước ngày 30 tháng 01 của năm sau; đồng thời gửi báo cáo về Bộ Nội vụ và Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam để theo dõi và tổng hợp. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Chương trình hành động, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

     

    TM. CHÍNH PHỦ

    THỦ TƯỚNG

    Nguyễn Tấn Dũng

     

     

     

    PHỤ LỤC

    CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA X VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
    (Ban hành kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ)

     

    STT

    Cơ quan chủ trì

    Nội dung công việc

    Cơ quan phối hợp

    Thời gian thực hiện

    1

    Bộ Nội vụ

    - Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án “Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên”.

    Bộ Tài chính, TW Đoàn, UBQG về TNVN

    Từ năm 2009 - 2010

    - Sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên và các văn bản hướng dẫn cho phù hợp với tình hình mới.

    Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, UBQG về TNVN, TW Đoàn

    Năm 2011

    - Tổng kết Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 và Xây dựng Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2020 gắn với chiến lược phát trển kinh tế - xã hội.

    Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, TW Đoàn, UBQG về TN VN

    Năm 2010

    - Xây dựng Đề án: “Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trẻ bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

    Ban Tổ chức TW, Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT, TW Đoàn

    Năm 2011

    - Xây dựng và tổ chức thực hiện Dự án thí điểm: “Tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú dưới 26 tuổi, có trình độ đại học bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để tăng cường cho 61 huyện nghèo trong cả nước”; nghiên cứu, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đào điều kiện để trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi đạt hiệu quả.

    Ban Tổ chức TW, Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT, TW Đoàn

    Từ năm 2010 – 2015

    - Xây dựng Đề án: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn và công tác thanh niên ở các cấp có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực công tác ngang tầm với nhiệm vụ được giao”

    Ban Tổ chức TW, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, TW Đoàn, UBQG về TNVN

    Từ năm 2010 – 2011

    2

    Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam

    - Củng cố và kiện toàn Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam đủ mạnh để làm tốt chức năng tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về thanh niên.

    Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ

    Năm 2009

    - Tiếp tục đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương thực hiện tổng kết Chiến lược Phát triển thanh niên đến năm 2010 làm cơ sở cho việc xây dựng Chiến lược đến năm 2020.

    Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan

    Từ năm 2009 – 2010

    3

    Bộ Giáo dục và Đào tạo

    - Đề án: “Lựa chọn những sinh viên giỏi, cán bộ trẻ có năng lực đưa đi đào tạo tại các nước phát triển để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”.

    Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, TW Đoàn

    Từ năm 2010 – 2015

    - Sơ kết, đánh giá hiệu quả của chính sách tín dụng cho thanh niên vay để học tập trong các cơ sở đào tạo sau giáo dục phổ thông trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp cho phù hợp với thực tế.

    Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Ngân hàng, Chính sách Xã hội, TW Đoàn

    Từ năm 2010 -2015

    - Đề án: “Xây dựng một số cơ sở giáo dục đào tạo đạt trình độ quốc tế và khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo nước ngoài tại Việt Nam”.

    Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, TW Đoàn

    Từ năm 2009 -2015

    4

    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

    - Tiếp tục hoàn thiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên.

    Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Bộ GD&ĐT, UBQG về TNVN

    Từ năm 2009 -2015

    - Triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”.

    Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, TW Đoàn, UBQG về TNVN

    Từ năm 2010 -2015

    - Triển khai thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo điều kiện để thiếu nhi phát triển toàn diện, trở thành những thanh niên có thể lực và trí lực

    Bộ VH, TT&DL, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, TW Đoàn

    Từ năm 2009 -2015

    - Đề án: “Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ thị trường lao động”.

    Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính

    Từ năm 2010 -2015

    - Xây dựng chính sách hỗ trợ đối với bộ đội xuất ngũ học nghề.

    Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, TW Đoàn

    Năm 2010

    5

    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

    - Ban hành cơ chế khuyến khích các cơ quan văn hóa, văn học nghệ thuật, sáng tác và phổ biến nhiều công trình, tác phẩm có giá trị cao để giáo dục thế hệ trẻ.

    Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, TW Đoàn

    Từ năm 2009 – 2010

    - Tiếp tục tăng cường công tác quản lý văn hóa, xử lý nghiêm sai phạm và ngăn chặn các ấn phẩm có nội dung không lành mạnh tác động xấu đến thanh niên.

    Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, TW Đoàn

    Từ năm 2009 – 2011

    - Đẩy mạnh việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình cho cán bộ Đoàn các cấp.

    Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, TW Đoàn

    Từ năm 2009 – 2012

    6

    Bộ Tư pháp

    - Đề án: “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên”.

    Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, UBQG về TNVN, TW Đoàn

    Từ năm 2010 - 2012

    7

    Bộ Khoa học và Công nghệ

    - Xây dựng cơ chế khuyến khích và hỗ trợ thanh niên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học.

    Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT, TW Đoàn

    Năm 2010

    8

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    - Xây dựng chỉ số về thanh niên và công tác thanh niên trong chỉ số thống kê quốc gia, lồng ghép chỉ tiêu phát triển thanh niên trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp.

    Bộ Nội vụ, Bộ LĐTB&XH, TW Đoàn

    Từ năm 2010 – 2011

    9

    Bộ Quốc phòng

    - Xây dựng cơ chế, chính sách đối với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đặc biệt là giải quyết việc làm.

    Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ LĐTB&XH, TW Đoàn

    Năm 2010

    - Đề án “Tuyển chọn những thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương để quy hoạch, đào tạo và bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn”.

    Bộ LĐTB&XH, Bộ Nội vụ, UBQG về TNVN, TW Đoàn

    Từ năm 2010 - 2011

    10

    Bộ Công an

    - Đề án “Đấu tranh và bảo vệ thanh niên, thiếu niên bị các thế lực thù địch gây chia rẽ”.

    Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, UBQG về TNVN, TW Đoàn

    Từ năm 2010 - 2011

    11

    Bộ Ngoại giao

    - Tổ chức các chương trình về nguồn cho thanh niên kiều bào tìm hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam, tình hình trong nước và các hoạt động giao lưu giữa thanh niên trong nước và thanh niên kiều bào và giữa thanh niên kiều bào với nhau nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, phấn đấu thành đạt, giữ gìn bản sắc dân tộc Việt, góp phần xây dựng cộng đồng vững mạnh và hướng về quê hương.

    Bộ Nội vụ, Bộ VHTT&DL, VPCP, UBQG về TNVN, TW Đoàn

    Hàng năm

    - Xây dựng các cơ chế, chính sách sử dụng và đãi ngộ hợp lý để thu hút tài năng trẻ đang học tập, công tác, sinh sống tại nước ngoài.

    Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, TW Đoàn

    Năm 2010

    12

    Bộ Thông tin và Truyền thông

    - Hoàn thiện hệ thống xuất bản, báo chí của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bảo đảm làm tốt công tác giáo dục truyền thống, giúp thanh niên có lý tưởng sống cao đẹp, nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng để xây dựng thế hệ thanh niên thời kỳ mới.

    Bộ VH, TT&DL, Bộ Nội vụ, TW Đoàn

    Từ năm 2009 - 2010

    13

    Văn phòng Chính phủ

    Phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan để tổng hợp, báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ những vấn đề về công tác thanh niên và hoạt động của Đoàn thanh niên.

    Bộ Nội vụ, UBQG về TNVN, TW Đoàn

    Hàng năm

    - Phối hợp cùng với các Bộ, ngành chuẩn bị nội dung để Thủ tướng Chính phủ định kỳ làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và gặp gỡ, đối thoại với thanh niên, sinh viên.

    Bộ Nội vụ, UBQG về TNVN, TW Đoàn

    Hàng năm

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 1097/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo được phê duyệt theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ
    Ban hành: 08/07/2011 Hiệu lực: 08/07/2011 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản hướng dẫn
    02
    Chỉ thị 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
    Ban hành: 18/05/2012 Hiệu lực: 18/05/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Công văn 4964/BNV-CTTN của Bộ Nội vụ về việc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thanh niên năm 2014
    Ban hành: 24/11/2014 Hiệu lực: 24/11/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Chỉ thị 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 45/NQ-CP ngày 11/09/2009 của Chính phủ và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020
    Ban hành: 16/02/2016 Hiệu lực: 16/02/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Chỉ thị 07/CT-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình phát triển thanh niên tỉnh Bình Định đến năm 2020
    Ban hành: 01/03/2016 Hiệu lực: 01/03/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Công văn 482/BNV-CTTN của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý Nhà nước về thanh niên năm 2018
    Ban hành: 31/01/2018 Hiệu lực: 31/01/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Kế hoạch 186/KH-UBDT của Ủy ban Dân tộc về việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về thanh niên năm 2018
    Ban hành: 12/03/2018 Hiệu lực: 12/03/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Nghị quyết 45/NQ-CP thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chính phủ
    Số hiệu:45/NQ-CP
    Loại văn bản:Nghị quyết
    Ngày ban hành:11/09/2009
    Hiệu lực:11/09/2009
    Lĩnh vực:Chính sách
    Ngày công báo:23/09/2009
    Số công báo:453 & 454 - 09/2009
    Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X