BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------- Số: 1501/QĐ-LĐTBXH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------- Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VIỆC LÀM - DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2012 – 2015
------------------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 102/2013/TTLT-BTC-LĐTBXH ngày 30/7/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về quy định quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện một số Dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015;
Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Cục trưởng Cục Việc làm, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm - Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015 như sau: 1. Dự án 1: Đổi mới và phát triển dạy nghề
2. Dự án 2: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
3. Dự án 4: Hỗ trợ cho người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
4. Dự án 5: Hỗ trợ phát triển thị trường lao động
5. Dự án 6: Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.
(Nội dung chi tiết các dự án theo phụ lục đính kèm)
Điều 2. Mục tiêu chính của các Dự án: - Hỗ trợ phát triển đồng bộ khoảng 130 nghề trọng điểm ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, hình thành các trường nghề chất lượng cao (trong đó ưu tiên 26 trường vào năm 2015); góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề;
- Đào tạo nghề cho 2,45 triệu lao động nông thôn, trong đó đặt hàng dạy nghề cho 115,3 nghìn người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công với cách mạng và con của họ, người tàn tật, hộ bị thu hồi đất canh tác, người dân tộc thiểu số và các đối tượng khác nếu thực tế có nhu cầu bức thiết; đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng 300 nghìn lượt cán bộ, công chức xã.
- Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho 80 - 120 nghìn lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách người có công với cách mạng và lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đi làm việc ở nước ngoài (không bao gồm lao động thuộc các huyện nghèo theo quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 - 2020); hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao cho khoảng 5 nghìn lao động đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động; 60% lao động được đào tạo nghề, 100% lao động được bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Nâng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm lên khoảng 30%;
- Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và nghiên cứu khảo sát kinh nghiệm nước ngoài cho khoảng 20 nghìn lượt cán bộ làm công tác lao động, việc làm và dạy nghề từ Trung ương đến địa phương.
Điều 3. Tổng kinh phí thực hiện các Dự án 22.953,5 tỷ đồng, trong đó: - Ngân sách Trung ương 17.110,5 tỷ đồng (trong đó 2.584,5 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 14.526 tỷ đồng vốn sự nghiệp);
- Ngân sách địa phương, viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 5.843 tỷ đồng.
1. Ban Quản lý Chương trình có trách nhiệm:
- Giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý Chương trình.
- Tổng hợp, thẩm định việc xây dựng kế hoạch, nguyên tắc, tiêu chí, phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm cho các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị thực hiện Dự án phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của từng Dự án và khả năng cân đối của ngân sách Trung ương.
- Trình Bộ phương án phân bổ vốn cho các Dự án thành phần trên cơ sở dự toán được cơ quan có thẩm quyền thông báo hàng năm (bao gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) để các đơn vị chủ trì Dự án thành phần phân bổ cụ thể cho từng Bộ, ngành, địa phương và đơn vị thực hiện Dự án.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Cục trưởng Cục Việc làm, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg và các quy định hiện hành; Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị thực hiện Dự án tổ chức triển khai thực hiện các Dự án; kiểm tra, giám sát và tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện, báo cáo Bộ theo quy định.
3. Các cơ quan thực hiện Dự án ở Trung ương và địa phương có trách nhiệm: triển khai thực hiện theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ các hoạt động của Dự án được giao; sử dụng kinh phí của các Dự án đúng mục đích, có hiệu quả; thanh toán, quyết toán theo đúng các quy định hiện hành; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và chế độ báo cáo định kỳ (sáu tháng, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc dự án), báo cáo đột xuất gửi cơ quan chủ trì Dự án, Chương trình theo quy định.
Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Cục trưởng Cục Việc làm, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Thủ trưởng các cơ quan thực hiện dự án và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 5; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ KHĐT, Bộ TC; - Các Bộ, ngành TW và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW là cơ quan thực hiện Chương trình; - Các đ/c Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ; - Lưu: VT, Vụ KHTC. | BỘ TRƯỞNG Phạm Thị Hải Chuyền |