hieuluat

Quyết định 2946/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Tổ chức, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:2946/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thị Bích Ngọc
    Ngày ban hành:29/06/2012Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:09/07/2012Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    -----------------
    Số: 2946/QĐ-UBND
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -------------------------
    Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2012
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TỔ CHỨC, SẮP XẾP CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ TRUNG TÂM QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020”
    -------------------------
    ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
     
     
    Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;
    Căn cứ Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh; Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 135/2004/NĐ-CP;
    Căn cứ Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới;
    Căn cứ Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy;
    Căn cứ Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
    Căn cứ Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ);
    Căn cứ Công văn số 7669/VPCP-KGVX ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc;
    Căn cứ Thông tư số 28/2010/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy;
    Căn cứ Kế hoạch số 67/KH-UB ngày 27 tháng 5 năm 2011 của UBND thành phố Hà Nội tăng cường công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015;
    Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2213/TTr-SLĐTBXH ngày 14 tháng 12 năm 2011 về việc phê duyệt Đề án “Rà soát, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy của thành phố Hà Nội đến năm 2012, định hướng đến năm 2020” và Đề án kèm theo;
    Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 331/SNV-QLSN ngày 09 tháng 3 năm 2012 về việc Phê duyệt Đề án “Tổ chức, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy của thành phố Hà Nội đến năm 2015, định hướng đến năm 2020",
     
     
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
    Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tổ chức, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy của thành phố Hà Nội đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” (có Đề án kèm theo)
    Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các nội dung của Đề án;
    Điều 3. Chánh Vãn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 3;
    - Bộ LĐ - TB & XH;
    - TT: Thành ủy, HĐNDTP;
    - Chủ tịch UBND Thành phố;
    - Các PCT UBNDTP;
    - PVP UBND TP Đỗ Đình Hồng;
    - VX, NC, TH;
    - Lưu: VT. VX. (03b)
    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    KT. CHỦ TỊCH
    PHÓ CHỦ TỊCH




    Nguyễn Thị Bích Ngọc
     
    ĐỀ ÁN
    TỔ CHỨC, SẮP XẾP CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ TRUNG TÂM QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 2946/QĐ-UBND ngày 29/6/2012 của UBND thành phố Hà Nội)
    Đề án “Tổ chức, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy của thành phố Hà Nội đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” tập trung vào một số vấn đề chủ yếu: đánh giá thực trạng tình hình tệ nạn ma túy, hoạt động của các Trung tâm cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, nhu cầu của việc cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội; xây dựng kế hoạch bố trí, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Quản lý sau cai nghiện ma túy hiện có của Thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC, SẮP XẾP CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
    1. Khái quát thực trạng tình hình tệ nạn ma túy và hệ thống các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố
    1.1. Tình hình tệ nạn ma túy
    Thành phố Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế và khoa học của cả nước, với số dân tăng trưởng hàng năm 2%, thành phần dân cư đa dạng, phức tạp, thu hút nhiều lao động ngoại tỉnh đến làm ăn, sinh sống; bên cạnh đó, với vị trí địa lý của Hà Nội, Hà Nội là địa bàn trung chuyển ma túy trong nước và khu vực; các đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy lớn chủ yếu vận chuyển từ Lào, Thái Lan qua cửa khẩu thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Lai Châu, Sơn La về Hà Nội để tiêu thụ hoặc chuyển tiếp đi các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh hoặc đi các nước thứ 3. Đây là những nguyên nhân làm gia tăng nhiều tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố trong đó có tệ nạn ma túy.
    Hiện nay, trên địa bàn Thành phố, tình hình tệ nạn ma túy đang diễn biến có chiều hướng gia tăng và với tính chất ngày càng phức tạp: chủng loại ma túy trên thị trường hết sức đa dạng, bao gồm đủ loại: ma túy tự nhiên, ma túy tổng hợp, ma túy điều chế, thuốc tân dược gây nghiện; đối tượng tham gia buôn bán các chất ma túy hầu hết là tội phạm nguy hiểm mang tính chất chuyên nghiệp, có tổ chức, nhiều đối tượng tham gia trong đó có nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự, trẻ em vị thành niên, người nghiện ma túy,...; nhiều vụ buôn bán ma túy có yếu tố người nước ngoài tham gia công tác điều tra, khám phá các vụ án gặp nhiều khó khăn.
    Theo kết quả điều tra, thống kê của cơ quan chức năng thành phố Hà Nội, cuối tháng 12/2005, số người nghiện có hồ sơ quản lý trên địa bàn là 18.561 người, đến đầu năm 2008 là 18.722 người. Sau khi Thành phố mở rộng (sau 01/8/2008), số người nghiện trên địa bàn tăng lên là 23.220 người, đến 31/12/2008 sau rà soát là 22.623 người; đến 31/12/2009: 21.205 người; và đến 31/12/2010: 21.069 người.
    Tính đến 31/12/2011, toàn Thành phố có 20.583 người nghiện có hồ sơ quản lý trong đó, số đang ở các trại tạm giam, trường giáo dưỡng: 3.234 người, số vắng mặt tại nơi cư trú: 577 người, số đang cai nghiện tại các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội là: 8.027 người, số có mặt tại nơi cư trú trên địa bàn Thành phố là 8.745 người.
    1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tệ nạn ma túy và yêu cầu đối với công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố
    a) Hiện nay, nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đang phải đối mặt trước một thực trạng: tình hình tội phạm ma túy vẫn diễn biến phức tạp, tiếp tục gia tăng cả về số vụ và số đối tượng phạm tội với quy mô ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn; tội phạm ma túy trong nước và quốc tế ngày càng tổ chức, cấu kết chặt chẽ, hình thành băng, nhóm, địa bàn hoạt động rộng, nhiều đối tượng nghiện ma túy tham gia buôn bán ma túy; số người nghiện ma túy còn nhiều, hàng năm vẫn phát sinh người nghiện mới, tỷ lệ tái nghiện cao, do ma túy tổng hợp rất dễ cất giữ và sử dụng, lợi nhuận cao nên việc buôn bán ma túy tổng hợp trong tương lai, bất chấp sự trừng phạt của pháp luật vẫn theo chiều hướng gia tăng.
    Dự đoán đến năm 2020, các vụ án tội phạm liên quan đến buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép ma túy tổng hợp sẽ chiếm khoảng 60% đến 70% trên tổng số các vụ án và đối tượng bị bắt giữ liên quan đến tội phạm về ma túy.
    b) Xu hướng sử dụng ma túy:
    Thuốc phiện và heroin là loại ma túy truyền thống đang bị thay thế dần bằng các loại ma túy tổng hợp như ketamin, amphetamin, methamtamin.... Những năm trước, Heroin là loại ma túy được dùng chủ yếu nhưng đến nay số người sử dụng heroin đang có xu hướng giảm dần và số người sử dụng ma túy tổng hợp, tân dược gây nghiện và các loại ma túy mới có khả năng đáp ứng cơn “phê” của người nghiện, gây cảm giác kích động mạnh, làm cho người sử dụng rơi vào trạng thái ảo giác; số người nghiện ma túy có chiều hướng gia tăng, ngày càng trẻ hóa, tập trung nhiều vào đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên ở khu vực đô thị. Ma túy tổng hợp dễ dàng sử dụng dễ cất giấu. Tât cả những điều đó sẽ làm gia tăng người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp.
    c) Theo quy định tại Nghị định 61/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ, số lượng các đối tượng nghiện ma túy được lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc có xu hướng tăng lên.
    d) Thực hiện Nghị định 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy, từ 01/01/2011, thành phố Hà Nội thực hiện quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm và tại nơi cư trú. Qua đánh giá một năm thực hiện thì tỷ lệ người quản lý sau cai tại Trung tâm đạt 64,2% trên tổng số người thuộc diện xét duyệt (1.903/2964 người). Điều này dẫn đến số người nghiện ma túy có mặt tại cộng đồng giảm.
    e) Đề án “Sản xuất và sử dụng thuốc Methadone tại Việt Nam giai đoạn 2010­-2015” của Bộ Y tế đã được Chính phủ phê duyệt, sẽ được tập trung triển khai giai đoạn 2010 - 2012 tại 10 tỉnh, thành phố; trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn I sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn II từ 2013 đến 2015. Dự kiến đến hết năm 2015, chương trình Methadone sẽ điều trị cho khoảng 80.000 bệnh nhân là người nghiện ma túy nhóm opiat trong cộng đồng.
    Thực hiện chủ trương này, Hà Nội hiện đang thực hiện thí điểm Đề án điều trị cho người nghiện ma túy bằng Methadone tại 06 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Nếu tiếp tục triển khai nhân rộng trong những năm tới thì số người nghiện có thâm niên nhiều năm, sử dụng loại ma túy thuộc nhóm opiat, đã áp dụng các biện pháp cai nghiện khác không có hiệu quả sẽ được điều trị bằng Methadone. Số người được điều trị Methadone tăng lên cũng sẽ làm giảm số lượng người nghiện cai nghiện tập trung tại các Trung tâm.
    Bên cạnh đó, theo con số thống kê thì tỷ lệ tái nghiện sau 5 năm được tính từ năm 2006 đến 2010 của các quận, huyện như sau:
    + Sau 1 năm: 41,7% (2.579 người tái nghiện/6.179 người được đánh giá).
    + Sau 2 năm: 65% (4.466 người tái nghiện/6.871 người được đánh giá).
    + Sau 3 năm: 75,3% (5.938 người tái nghiện/7.879 người được đánh giá).
    + Sau 4 năm: 81% (4.352 người tái nghiện/5.372 người được đánh giá).
    + Sau 5 năm: 86,1% (3.279 người tái nghiện/3.806 người được đánh giá).
    Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng cơ bản nêu trên thì số người hàng năm được cai nghiện tập trung tại các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội dự báo sẽ bằng 30% số người nghiện có mặt trên địa bàn Thành phố; 70% số người nghiện còn lại trên địa bàn Thành phố thực hiện các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Nghị định 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP và áp dụng biện pháp điều trị nghiện ma túy bằng Methadone.
    1.2.2. Dự kiến số người nghiện ma túy hàng năm:
    Số liệu thực tế về số người nghiện ma túy từ năm 2008 đến nay:
    + Năm 2008: Đầu năm 2008 là 18.722 người; sau khi Thành phố mở rộng, số người nghiện trên địa bàn 01/8/2008 tăng lên là 23.220 người, đến 31/12/2008 sau rà soát là 21.205 người (trong đó số nghiện mới là 490 người).
    + 31/12/2009: 21.168 người (trong đó số nghiện mới là 574 người), giảm 37 người (0,17%) so với năm 2008.
    + Đến 31/12/2011: 20.583 người (trong đó số nghiện mới là 371 người), giảm 322 người (1.55%) so với năm 2010.
    Như vậy, con số những người nghiện ma túy hàng năm có xu hướng giảm; đối chiếu số lượng người nghiện trong 3 năm sau mở rộng Hà Nội, số giảm bình quân khoảng 1%.
    - Dự kiến số người nghiện hàng năm (theo công thức tạm tính):

    Tổng số người nghiện ma túy của 1 năm
    =
    Tổng số người nghiện của năm trước liền kề
    +
    Tổng số người nghiện tăng trong năm
    -
    Tổng số người nghiện giảm trong năm
    Trong đó:
    - Số người nghiện của năm trước liền kề (số người nghiện của năm trước tiếp tục mang sang quản lý năm sau).
    - Số người nghiện tăng trong năm: Số người mới nghiện; số người nghiện mới bị phát hiện; số người nghiện ở tỉnh khác chuyển đến; số người nghiện tăng thêm không quản lý được, số người nghiện đã được đưa ra khỏi danh sách, tái nghiện trở lại.
    - Số người nghiện giảm đi trong năm: Số người chết; số người chuyển đi tỉnh khác; số người không tái nghiện được xoá tên khỏi danh sách quản lý. Số người nghiện giảm đi trong năm ước ≥ 1%.
    Ước tính số người nghiện ma túy có khả năng cai nghiện (theo nhiều hình thức) và bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm từ nay đến năm 2020.
    Số người được cai nghiện ma túy bắt buộc vào mới các tại Trung tâm hàng năm so với số người nghiện ma túy tại cộng đồng.

    Nội dung
    Năm 2008
    Năm 2009
    Năm 2010
    Năm 2011
    Tổng cộng
    Số người nghiện ma túy có mặt trên địa bàn
    10.407
    9.914
    9.390
    8.745
    38.456
    Cai nghiện bắt buộc và tự nguyện vào mới hàng năm tại các TT
    3.913
    3.721
    3.607
    3.487
    14.728
    - Cai nghiện bắt buộc
    3.313
    3.273
    3.171
    3.087
    12.844
    - Cai nghiện tự nguyện
    600
    448
    436
    400
    1.884
    Tỷ lệ cai nghiện bắt buộc/số người nghiện ma túy có mặt tại cộng đồng hàng năm
    31,8%
    33,0%
    33,76%
    35,5%
    33,46%
    - Từ bảng phân tích trên, ước tính số có khả năng lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh hàng năm từ năm 2012 đến năm 2020 bằng khoảng 30% * tổng số người nghiện có mặt tại địa bàn trong năm đó.
    - Tổng số người được cai nghiện tại Trung tâm hàng năm:

    Tổng số người được cai nghiện tại Trung tâm hàng năm
    =
    Tổng số người năm trước mang sang
    +
    Tổng số vào mới hàng năm
    - Số người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy mới hàng năm tại Trung tâm = 55% số học viên vào cai nghiện bắt buộc tại các Trung tâm 2 năm trước đó (Căn cứ số người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm năm 2011 là 64,20% số hết thời gian cai nghiện bắt buộc, trừ số miễn thời gian chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc ra trước hạn, chết... trong thời gian cai nghiện).
    - Tổng số người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy hàng năm = số người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy năm thứ nhất + 85% số vào năm thứ nhất mang sang năm thứ hai (ước tính 85% được quản lý sau cai 24 tháng, 15% còn lại là số người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy với thời gian 12 tháng).
    Theo cách tính toán như trên thì ước tính số lượng số người cai nghiện ma túy, gái bán dâm và người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm giai đoạn 2011-2020 như sau: (biểu số 1).

    TT
    Năm
    2011
    2012
    2013
    2014
    2015
    2016
    2017
    2018
    2019
    2020
    10
    Số quản lý sau cai năm thứ 2 = 85% số năm đầu quản lý (9)
    1.882
    1.360
    1.317
    1.305
    1.292
    1.267
    1.254
    1.254
    1.241
    V
    Số người dự kiến cai nghiện và quản lý sau cai, chữa bệnh cho gái bán dâm tại Trung tâm = (I)+(II)+(III)+(IV)
    11.979
    12.497
    11.709
    11.747
    11.436
    11.322
    11.215
    11.093
    10.997
    10.887
    Khả năng tiếp nhận của của các trung tâm
    10.550
    10.550
    11.150
    11.150
    11.150
    11.150
    11.150
    11.150
    11.150
    11.150
    2.1. Hệ thống các Trung tâm Giáo dục - Lao động và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố (biểu số 2)
    Theo dự án quy hoạch các cơ sở cai nghiện ma túy của thành phố Hà Nội đến năm 2010 đã được UBND thành phố phê duyệt năm 2004, toàn thành phố Hà Nội có 13 Trung tâm cai nghiện với công suất thiết kế 13.500 người.
    Đến năm 2010, cơ bản hoàn thành dự án theo quy hoạch: so với quy hoạch Thành phố không thực hiện xây dựng: Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội huyện Gia Lâm, Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội huyện Thanh Trì, Trung tâm số IX (dự kiến ở tỉnh Hòa Bình), Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số VIII (lúc đầu dự kiến xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên).
    Tháng 8/2008, sau mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã tiếp nhận 01 Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội của tỉnh Hà Tây (hiện nay là Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số VIII).
    Như vậy, hệ thống các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay như sau: có 10 Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Quản lý sau cai nghiện ma túy, trong đó 07 Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội, 02 Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy do ngành Lao động Thương binh và xã hội quản lý, 01 Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy thuộc Tổng đội Thanh niên xung kích xây dựng kinh tế Thủ đô quản lý.
    Về vị trí địa lý: Có 05 Trung tâm đóng trên địa bàn huyện Ba Vì, 01 Trung tâm đóng trên địa bàn thị xã Sơn Tây, 02 Trung tâm đóng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, 01 Trung tâm đóng trên địa bàn huyện Từ Liêm, 01 Trung tâm đóng tại địa bàn huyện Đông Anh.
    HỆ THỐNG CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI THEO QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2010
    Biểu số 2

    TT
    Tên các dự án
    Quy hoạch năm 2001-2010
    Ghi chú
    Địa điểm
    Diện tích (ha)
    Công suất (người)
    Năm hoàn thành XD và nâng cấp đưa vào sử dụng
    I
    Các Trung tâm Giáo dục đã XD
     
     
     
     
     
    1
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số I
    Xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội
    15
    1.000
    2004
    Được đầu tư thêm cơ sở vật chất
    2
    Trung tâm Giáo dục -Lao động xã hội số II
    Xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội
    24,7
    1.000
    2004
    500 cai nghiện, 300 gái mại dâm, 200 sau cai nữ
    3
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số IV
    Xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội
    24
    1.300
    2004
    Được đầu tư thêm cơ sở vật chất
    4
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số V
    Xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm
    4,5
    650
    2005
    5
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số VI
    Tân Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
    8,4
    2.000
    2005
    6
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số VII
    Xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội
    25
    1.200
    2006
    Đang xây dựng
    7
    Trung tâm Quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm số I Hà Nội
    Xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Tây
    12
    1.300
    2004
    Được đầu tư thêm cơ sở vật chất
    8
    Trung tâm Giáo dục - Lao động - Hướng nghiệp TN Hà Nội
    Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội
    5
    1.000
    2005
    II
    Các Trung tâm không có trong quy hoạch 2001 - 2010
     
     
     
     
     
    1
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số III
    Tân Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
    10,5
    Tách từ Trung tâm Giáo dục LĐXH số VI
    2
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số VIII
    Xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội
    20
    Tiếp nhận của tỉnh Hà Tây
    Đang xây dựng
    III
    Các Trung tâm theo quy hoạch đến năm 2010 nhưng không XD
     
     
     
     
     
    1
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số VIII
    Dự kiến ở tỉnh Thái Nguyên
    50
    2.000
    2007
    Không được cấp đất
    2
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội IX
    Dự kiến ở tỉnh Hòa Bình
    10
    1.500
    2007
    Không được cấp đất
    3
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội huyện Gia Lâm
    Dự kiến ở huyện Gia Lâm
    3
    450
    2008
    Không xây dựng
    4
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội huyện Thanh Trì
    Dự kiến ở huyện Thanh Trì
    5
    300
    2008
    Không xây dựng
     
    Tổng cộng
     
     
    13.500
    13.500
     
    2.2. Tình hình tiếp nhận, chữa trị, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy tại các Trung tâm từ năm 2008-2010
    Với hệ thống các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy, trong 3 năm từ năm 2008 đến 2010, hàng năm các Trung tâm đã duy trì tiếp nhận, quản lý, chữa trị, giáo dục từ 11.000 đến 12.000 các đối tượng cai nghiện ma túy, gái bán dâm và sau cai nghiện ma túy theo quy định tại Nghị định 135/2004/NĐ-CP và Nghị định 94/2009/NĐ-CP, Quyết định 60/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/7/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành các quy chế mẫu về quản lý học viên tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội và Quyết định số 125/QĐ-SLĐTBXH ngày 12/9/2011 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Ban hành Hướng dẫn tạm thời Quy trình tiếp nhận, quản lý và giáo dục học viên cai nghiện, chữa trị tại các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội (biểu số 3)
    Biểu số 3
    SỐ HỌC VIÊN ĐƯỢC QUẢN LÝ HÀNG NĂM TỪ NĂM 2008 - 2010

    Năm
    Tổng số quản lý
    Cai nghiện
    Quản lý gái bán dâm
    Quản lý sau cai
    Tổng số
    Số năm trước chuyển sang
    Bắt buộc
    Tự nguyện
    Tổng số
    Số năm trước chuyển sang
    Số vào mới
    (1)
    (2=3+7+10)
    (3=4+5+6)
    (4)
    (5)
    (6)
    (7=8+9)
    (8)
    (9)
    (10)
    2008
    12.286
    10.219
    6.531
    3317
    371
    505
    273
    232
    1.562
    2009
    10.955
    10.479
    6.635
    3272
    572
    476
    250
    226
    0
    2010
    10.771
    10.270
    6.663
    3171
    436
    501
    270
    231
    0
    Tổng cộng
    9.760
    1.379
    1.482
    793
    689
    1.562
    Tính đến hết ngày 31/12/2011, các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy của Thành phố đang quản lý, giáo dục chữa trị cho 8.376 đối tượng, trong đó số cai nghiện bắt buộc là 5.969; cai nghiện tự nguyện: 176; 267 gái mại dâm và gái mại dâm nghiện ma túy; quản lý sau cai: 1.882; thực hiện 14 hợp đồng nuôi trẻ nhiễm HIV và chăm sóc 68 trẻ em nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
    * Công tác cai nghiện ma túy:
    Hiện nay Thành phố có 07 Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội gồm:
    + Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số I
    + Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số II (vừa có chức năng cai nghiện, chữa trị, giáo dục người bán dâm vừa quản lý các đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy là nữ).
    + Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số III
    + Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số IV
    + Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số V
    + Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số VI
    + Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số VIII
    Việc tổ chức cai nghiện cho các đối tượng nghiện ma túy tập trung tại các Trung tâm được thực hiện theo đúng quy trình quy định tại Thông tư Liên tịch số 41/2010/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế về việc hướng dẫn quy trình cai nghiện cho người nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
    * Công tác quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm
    Hiện nay Thành phố có 03 Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy gồm:
    + Trung tâm Quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm số I Hà Nội.
    + Trung tâm Giáo dục - Lao động - Hướng nghiệp thanh niên Hà Nội.
    Năm 2006, hai Trung tâm này thực hiện quản lý sau cai nghiện ma túy theo Nghị quyết 16/2003/NQ-CP, Đề án thí điểm quản lý sau cai nghiện ma túy theo Quyết định 214/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi kết thúc Đề án vào 31/12/2008, các Trung tâm này tạm thời thực hiện chức năng cai nghiện ma túy; đến 31/01/2012 tại các Trung tâm vừa quản lý sau cai nghiện ma túy đối với các đối tượng nam và quản lý số đối tượng cai nghiện ma túy còn lại (Trung tâm quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm số I: 122 người, Trung tâm Giáo dục - Lao động hướng nghiệp thanh niên: 14 người). Số học viên này sẽ hết thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc trong năm 2012.
    Các Trung tâm này quản lý các đối tượng theo hình thức phân khu riêng.
    + Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội: Trước đây là Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số VII làm nhiệm vụ cai nghiện theo Quyết định số 5558/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của UBND thành phố Hà Nội. Đến nay Trung tâm được đổi tên và xác định lại chức năng nhiệm vụ theo Quyết định số 5884/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND Thành phố trong đó quy định việc đổi tên thành Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy số 2; tính đến 31/01/2012, ngoài việc tiếp tục quản lý 758 người cai nghiện ma túy, Trung tâm đã tiếp nhận và quản lý 136 đối tượng sau cai nghiện ma túy.
    Người nghiện ma túy chủ yếu ở độ tuổi lao động từ 18 tuổi đến 45 tuổi, tỷ lệ người nghiện có tiền án, tiền sự cao. Hầu hết những người nghiện ma túy thường đồng thời mắc nhiều bệnh tật khiến suy giảm sức khỏe; tỷ lệ văn hóa thấp và mù chữ ở người nghiện ma túy cao; những người nghiện ma túy có nhiều thói quen xấu, chây lười không thích lao động, không có việc làm, hay vi phạm pháp luật. Cai nghiện tập trung và quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm giúp đem lại sức khỏe, thay đổi nhận thức hành vi cho người nghiện ma túy, giúp người nghiện ma túy cách ly khỏi môi trường có ma túy, cách xa bạn nghiện, làm giảm nguy cơ tái nghiện, giảm tỷ lệ người nghiện ma túy phạm tội ngoài xã hội, góp phần làm giảm gia tăng tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.
    Hàng năm các Trung tâm đã duy trì tiếp nhận, quản lý, giáo dục từ 11.000 đến 12.000 lượt người nghiện ma túy, gái bán dâm và người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy. Ngoài các hiệu quả như nêu trên, việc tổ chức cai nghiện ma túy tập trung còn mang lại hiệu quả kinh tế: nếu tính trung bình số tiền sử dụng ma túy cho mỗi người nghiện là 100.000 đồng/ngày (khi họ ở cộng đồng) thì với 11.000 người nghiện hàng năm ở Trung tâm, ước tính sẽ tiết kiệm được khoảng 396 tỷ đồng chi phí cho việc sử dụng ma túy đối với số người trên. Trong khi đó, ngân sách Nhà nước chi cho công tác cai nghiện ma túy năm 2010 là khoảng 28 tỷ đồng. Như vậy, tổ chức quản lý, chữa trị, giáo dục tập trung tại Trung tâm đối với các đối tượng nghiện ma túy không những đảm bảo việc cai nghiện có hiệu quả, bền vững, vừa góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế.
    3. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án Tổ chức, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy của Thành phố
    Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp 5 thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1989;
    Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;
    Căn cứ Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh; Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 135/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ;
    Căn cứ Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới;
    Căn cứ Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy;
    Căn cứ Thông tư số 28/2010/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 16/9/2010 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy;
    Căn cứ Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
    Căn cứ Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với Thanh niên xung phong;
    Căn cứ Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ);
    Căn cứ Quyết định số 2472/QĐ-UBND ngày 4/6/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ lập dự án “Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở xã hội địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030...“.
    Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Công văn số 7669/VPCP-KGVX ngày 31/10/2011 của Văn phòng Chính phủ dừng xây mới các trung tâm cai nghiện tập trung ở tỉnh, thành phố;
    Căn cứ kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 27/5/2011 của UBND Thành phố về tăng cường công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015;
    Căn cứ Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 02/11/2011 của UBND Thành phố về việc quy định thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm hoặc quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú đối với người chấp hành xong thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc.
    Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học thì nghiện ma túy là sự lệ thuộc về mặt tâm thần, thể chất hoặc cả hai, một căn bệnh não bộ mãn tính, tái diễn. Việc tổ chức cai nghiện ma túy rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có cơ sở khoa học, kiên trì, bền bỉ; không thể tiến hành cai nghiện một cách tùy tiện mà phải theo một quy trình nhất định; cũng không thể tiến hành cai nghiện theo kiểu chiến dịch, trong một thời gian ngắn mà phải có một chiến lược lâu dài. Theo Thông tư Liên tịch số 41/2010/TTLT/BLĐTBXH-BYT, quy trình cai nghiện ma túy gồm 5 giai đoạn: giai đoạn tiếp nhận, phân loại; giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội; giai đoạn giáo dục tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách; giai đoạn lao động trị liệu, học nghề; giai đoạn phòng, chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
    Đến nay, các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Quản lý sau cai nghiện ma túy của Thành phố đang hoạt động có hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của thực tế công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy, thực hiện tốt các quy định của pháp luật về công tác cai nghiện tập trung và quản lý sau cai nghiện ma túy; Việc tổ chức quản lý, chữa trị, giáo dục tập trung tại Trung tâm đối với các đối tượng nghiện ma túy vừa đảm bảo việc cai nghiện có hiệu quả, bền vững, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội lại vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế. Đây là một chính sách nhân đạo của Nhà nước, rất cần được duy trì và phát huy cả trong hiện tại và trong thời gian tới.
    Trước thực trạng tệ nạn ma túy đang trong xu hướng gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp, cuộc đấu tranh với các tệ nạn ma túy được xác định là một cuộc đấu tranh lâu dài, có tính chiến lược, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và các cấp chính quyền: Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy và quản lý sau cai, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 67/KH-UBND tăng cường công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015; theo đó một trong các giải pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác cai nghiện phục hồi, giáo dục tại Trung tâm và tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý sau cai nghiện là thực hiện tổ chức, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội theo hướng đảm bảo thực hiện quy trình cai nghiện, cân đối số lượng các Trung tâm cai nghiện và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện nhằm tận dụng hết công suất của các Trung tâm; Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 đặt ra mục tiêu “Chặn đứng tốc độ gia tăng người nghiện mới” mà một trong các nhiệm vụ được đặt ra là “quản lý chặt chẽ người nghiện ma túy;...; áp dụng các biện pháp quản lý, giáo dục người nghiện ma túy và tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho các đối tượng sau cai nghiện; thực hiện có hiệu quả công tác quản lý sau cai, phòng ngừa tái nghiện” và một trong các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ đó là “đa dạng hóa các mô hình cai nghiện, chữa trị cho người nghiện;..,; tổ chức tốt công tác quản lý sau cai”.
    Tại công văn số 7669/VPCP-KGVX ngày 31/10/2011, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ đạo “Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố dừng xây dựng mới các Trung tâm cai nghiện tập trung ở tỉnh, thành phố, đồng thời khuyến khích, tạo thuận lợi cho việc đầu tư, tổ chức cai nghiện ở cấp xã, gắn với trạm y tế...”.
    Như vậy, thành phố Hà Nội phải vừa đảm bảo thực tốt các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra với công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy, vừa phải thực hiện đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về việc dừng xây dựng mới các Trung tâm cai nghiện tập trung.
    Với công suất thiết kế của các Trung tâm trong hệ thống, hiện nay và đến năm 2020, Thành phố đảm bảo đủ điều kiện cai nghiện ma túy tập trung và quản lý người bán dâm theo quy định tại Nghị định 135/2004/NĐ-CP và Nghị định 61/2011/NĐ-CP. Tuy nhiên, do từ ngày 01/01/2011, Thành phố Hà Nội áp dụng thực hiện quản lý sau cai theo Nghị định 94/2009/NĐ-CP trong đó có hình thức quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm nên rất cần có đủ các Trung tâm để có thể đáp ứng nhu cầu quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định. Vì vậy, việc tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy là cần thiết và cấp thiết nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.
    II. TỔ CHỨC, SẮP XẾP CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ TRUNG TÂM QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY CỦA THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020
    Tổ chức bố trí, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục - Lao động và các Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy hiện có của Thành phố nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước theo quy định pháp luật đối với công tác cai nghiện, chữa trị tập trung và quản lý sau cai nghiện ma túy; đảm bảo thực hiện công tác cai nghiện ma túy có hiệu quả, bền vững; góp phần ngăn chặn sự gia tăng, làm giảm cơ bản tệ nạn nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    - Với công suất hiện tại, hệ thống các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy của Thành phố đến năm 2020 có khả năng tiếp nhận, quản lý, chữa trị cho 11.150 người (trong đó 7.650 người cai nghiện, người bán dâm và 3.500 người phải quản lý sau cai) (Biểu số 3).
    - Nhu cầu cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm hàng năm từ năm 2010 đến năm 2020 (theo tính toán dự báo tại Biểu số 1) tối đa sẽ là 11.100 đến 900 lượt người, cá biệt năm 2012 là 12.497 lượt người tính theo tổng, số người được quản lý trong từng năm. Trong đó:
    - Nhu cầu cai nghiện, chữa bệnh: từ 8.200 đến 9.000 người.
    - Nhu cầu quản lý sau cai nghiện: từ 2.685 đến 3.482 người
    Năm 2012, dự kiến số quản lý sau cai tại Trung tâm là 3.482 người, do số người từ năm 2011 áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm được quản lý 2 năm (1.882 người) cộng với số vào mới quản lý năm 2012 (1.600 người); đến năm 2013 trở đi sẽ ổn định giữa số học viên vào quản lý sau cai và học viên hết hạn quản lý sau cai. Vậy, nhu cầu quản lý sau cai sẽ khoảng từ 3.000 đến 3.500 người.
    Tuy nhiên, số người vào, ra các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy trong năm rải rác theo từng đợt phân bổ chỉ tiêu, vì vậy các Trung tâm thường xuyên không đảm bảo tổng số người của cả năm và không sử dụng hết công suất tối đa. Do đó, với công suất 11.150 người sẽ đáp ứng đủ nhu cầu học viên vào cai nghiện, chữa bệnh và quản lý sau cai hàng năm.
    - Trên cơ sở các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy hiện nay trên địa bàn Thành phố, bố trí sắp xếp tổ chức và hoạt động để các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội theo quy định tại Nghị định 135/2004/NĐ-CP; đảm bảo thực hiện cai nghiện theo đúng quy trình cai nghiện được quy định tại Thông tư liên tịch số 41/2010/TTLT/BLĐTBXH-BYT. Các Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy thực hiện tốt công tác quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định tại Nghị định số 94/2009/NĐ-CP và Thông tư Liên tịch số 28/2010/TTLT-BLĐTBXH-BNV;
    - Tùy theo tình hình diễn biến về tệ nạn ma túy, mại dâm và nhu cầu cai nghiện, chữa trị và quản lý sau cai nghiện, trong quá trình tổ chức và hoạt động sẽ có sự điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ giữa các Trung tâm để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
    2.2.1. Số lượng:
    Giữ nguyên số lượng 07 Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội (trong đó 01 Trung tâm vừa cai nghiện vừa quản lý sau nghiện ma túy cho người sau cai là nữ) 03 Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy.
    2.2.2. Đổi tên Trung tâm
    - Đổi tên các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số I, II, III, IV, V, VI, VIII thành các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội theo quy định tại Nghị định 135/2004/NĐ-CP và Nghị định số 61/2001/NĐ-CP (Biểu số 4).
    - Đổi tên và quy định chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm số I, Trung tâm Giáo dục - Lao động - Hướng nghiệp thanh niên Hà Nội thành Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định tại Nghị định 94/2009/NĐ-CP.
    2.2.3. Đầu tư sửa chữa, nâng cấp, chống xuống cấp các Trung tâm
    Hàng năm Thành phố cần đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, chống xuống cấp các hạng mục công trình của từng Trung tâm, đảm bảo hệ thống các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Quản lý sau cai nghiện ma túy duy trì hoạt động hiệu quả.
    Biểu số 4
    DANH MỤC CÁC TRUNG TÂM SAU KHI ĐỔI TÊN

    TT
    Tên Trung tâm hiện tại
    Tên Trung tâm được đổi sau quy hoạch
    1
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số I
    Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số I Hà Nội
    2
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số II
    Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số II Hà Nội
    3
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số III
    Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số III Hà Nội
    4
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số IV
    Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số IV Hà Nội
    5
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số V
    Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số V Hà Nội
    6
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số VI
    Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số VI Hà Nội
    7
    Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số VIII
    Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số VII Hà Nội
    8
    Trung tâm Quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm số 1 Hà Nội
    Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số 1 Hà Nội
    9
    Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
    Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
    10
    Trung tâm Giáo dục - Lao động - Hướng nghiệp Thanh niên Hà Nội
    Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số 3 Hà Nội
    Thực hiện phương án đổi tên trên, thành phố Hà Nội sẽ có hệ thống gồm 07 Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, 03 Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy theo danh mục như sau:
    Biểu số 5
    HỆ THỐNG CÁC TRUNG TÂM CAI NGHIỆN VÀ QUẢN LÝ SAU CAI SAU QUY HOẠCH

    TT
    Tên các Trung tâm
    Địa điểm
    Diện tích (ha)
    Công suất (người)
    Khả năng tiếp nhận hiện tại (người)
    Khả năng tiếp nhận sau khi hoàn thành xây dựng (người)
    Ghi chú
    I
    Trung tâm làm nhiệm vụ cai nghiện ma túy
     
     
    7.150
    7.050
    7.650
     
    1
    Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số I Hà Nội
    Xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội
    15
    1.200
    1.400
    1.400
    2
    Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số II Hà Nội (Vừa thực hiện nhiệm vụ cai nghiện vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý sau cai)
    Xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội
    24,7
    800
    800
    800
    3
    Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số III Hà Nội
    Tân Minh, Sóc Sơn, Hà Nội
    10,5
    1.000
    1.000
    1.000
    4
    Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số IV Hà Nội
    Xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội
    24
    1.300
    1.600
    1.600
    5
    Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số V Hà Nội
    Xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm
    4,5
    650
    650
    650
    6
    Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số VI Hà Nội
    Tân Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
    7
    1.200
    1.200
    1.200
    7
    Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số Vll Hà Nội
    Xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội
    20
    1.000
    400
    1.000
    II
    Trung tâm làm nhiệm vụ quản lý sau cai nghiện ma túy
     
     
    3.800
    3.200
    3.500
     
    1
    Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy số 1 Hà Nội
    Xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Tây
    12
    1.300
    1.300
    1.300
    2
    Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
    Xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội
    25
    1.300
    1.000
    1.300
    3
    Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy số 3 Hà Nội
    Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội
    5
    1.000
    700
    700
    III
    Trung tâm làm nhiệm vụ vừa cai nghiện vừa quản lý sau cai
     
     
     
     
     
     
    2
    Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội số II Hà Nội
    Xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội
    24
    200
    200
    200
    Quản lý sau cai nữ
     
    Tổng cộng
     
     
    10.950
    10.250
    11.150
     
    1. Phân công trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch
    - Chủ trì triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức, sấp xếp các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy của Thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” trình UBND Thành phố ban hành.
    - Kiện toàn tổ công tác tham gia xây dựng Đề án “Tổ chức, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy” theo chức năng nhiệm vụ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
    - Phối hợp với Sở Nội vụ rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức bộ máy của các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội trình UBND Thành phố quyết định đổi tên và xác định lại chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội thành Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội theo Nghị định 135/2004/NĐ-CP và Nghị định 61/2011/NĐ-CP của Chính phủ; Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy theo Nghị định 94/2009/NĐ-CP và Thông tư số 28/2010/TT-BLĐTBXH-BNV.
    - Chỉ đạo chặt chẽ các Trung tâm sẵn sàng tiếp nhận học viên vào cai nghiện quản lý sau cai nghiện ma túy, nâng cao chất lượng quản lý, chữa trị, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề, tổ chức sản xuất tại các Trung tâm.
    - Phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện, xã, phường, thị trấn quản lý tư vấn, giúp đỡ người nghiện hết thời gian cai nghiện ma tuý về quản lý sau cai tại nơi cư trú quản lý người sau cai tại Trung tâm theo Nghị định 94/2009/NĐ-CP; phòng, chống tái nghiện.
    - Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy hoạch, định kỳ tổ chức đánh giá và đề xuất điều chỉnh hoạt động của các Trung tâm cho phù hợp với yêu cầu của thực tế và quy hoạch chung của Thành phố.
    - Thực hiện và phối hợp tốt với các ngành Toà án, Kiểm sát và UBND các quận, huyện trong công tác đấu tranh phòng chống các tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy.
    - Chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tổ chức tốt việc đưa người nghiện ma túy vào cai nghiện tại các Trung tâm; phối hợp với các ban, ngành tổ chức quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú; tổ chức cai nghiện ma tuý cho các đối tượng nghiện ma túy đang thi hành án trong các cơ sở do Công an Thành phố quản lý.
    - Chỉ đạo Công an quận, huyện, xã, phường nơi có các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy đóng trên địa bàn, phối hợp giữ gìn an ninh, trật tự, phòng, chống các biểu hiện tiêu cực trong khu vực, phòng, chống bạo loạn, trốn tập thể; xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra tại Trung tâm; thực hiện tốt Kế hoạch liên ngành số 231/KHLN-CA-LĐTBXH-TĐ ngày 05/3/2008.
    - Phối hợp với các Sở, ban, ngành chức năng tham mưu cho UBND Thành phố phân bổ kinh phí cho công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát nắm chắc tình hình công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện ma túy trên toàn thành phố.
    1.3. Sở Y tế - Cơ quan thường trực về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS
    - Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về y dược, kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn về công tác quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất hợp pháp trong các cơ sở y tế của Hà Nội; kiên quyết xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm.
    - Rà soát các nội quy, quy chế quản lý cấp phát dược phẩm để phòng ngừa, ngăn chặn thẩm lậu ma tuý và các chất gây nghiện; quản lý tốt việc chữa trị cai nghiện tại các cơ sở y tế.
    - Tổ chức tập huấn, cấp chứng chỉ cho đội ngũ y, bác sĩ cơ sở, hướng dẫn các phác đồ theo quy định của Bộ Y tế về cai nghiện tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP và các văn bản liên quan.
    - Chỉ đạo hệ thống y tế cơ sở phối hợp với các ban, ngành liên quan ở địa phương triển khai cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP, xét nghiệm tìm chất gây nghiện để xác định người nghiện ma túy.
    - Chỉ đạo việc thực hiện điều trị thay thế các chất ma túy dạng phiện bằng Methadone tại các địa phương.
    Phối hợp với các ngành liên quan và các cấp của Thành phố tham mưu xây dựng kế hoạch hàng năm về xây dựng, nâng cấp các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy; phối hợp với Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.
    Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an Thành phố đề xuất kinh phí chi từ ngân sách hàng năm để đảm bảo thực hiện đúng chế độ hỗ trợ và đóng góp về tài chính đối với các đối tượng cai nghiện và phải quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm theo quy định của pháp luật.
    - Hàng năm, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an Thành phố bố trí kinh phí thực hiện rà soát, quy hoạch các Trung tâm cai nghiện và quản lý sau cai cai nghiện ma túy.
    - Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo đúng các quy định của chế độ tài chính hiện hành. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hoàn thiện cơ chế xã hội hóa công tác phòng, chống ma tuý.
    1.6. Sở Nội vụ
    - Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, thẩm định và trình UBND Thành phố ban hành các quyết định: đổi tên các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội thành Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội theo Nghị định 135/2004/NĐ-CP và Nghị định 61/2011/NĐ-CP; Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy theo Nghị định 94/2009/NĐ-CP và Thông tư số 28/2010/TT-BLĐTBXH-BNV; xác định lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và biên chế của các Trung tâm nếu cần thiết.
    - Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm việc tại các Trung tâm cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.
    1.7. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố: Chủ trì, chỉ đạo hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên phối hợp với chính quyền cơ sở, chỉ đạo triển khai các biện pháp thực hiện về “xây dựng xã, phường, thị trấn, khu dân cư không có tệ nạn ma túy, mại dâm”
    Chủ trì đẩy mạnh thực hiện công tác phòng chống ma túy trong học sinh, sinh viên; chủ trì thực hiện việc giáo dục phòng, chống ma tuý trong nhà trường. Chỉ đạo các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp huyện nơi có Trung tâm cai nghiện và quản lý sau cai nghiện đặt trụ sở phối hợp tốt tổ chức các lớp học xoá mù chữ cho người cai nghiện và quản lý sau cai nghiện tại các Trung tâm.
    - Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành tổ chức các hoạt động tuyên truyền trong thanh, thiếu niên thủ đô về công tác phòng chống ma túy, mại dâm; phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các hoạt động thanh niên tình nguyện “Ba cùng” tại các Trung tâm cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.
    - Chỉ đạo Trung tâm Giáo dục - Lao động - Hướng nghiệp thanh niên Hà Nội (Đề án đổi thành Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy số 3 Hà Nội và quy định chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy) thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp.
    - Hàng năm, bám sát nội dung và triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch do UBND Thành phố ban hành về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.
    - Chỉ đạo Công an các địa phương tổ chức lập hồ sơ và đưa người nghiện vào cai nghiện tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội đảm bảo hoàn thành kế hoạch hàng năm của Thành phố.
    - Thực hiện tốt công tác cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP và các văn bản liên quan.
    - Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý người sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú theo Nghị định 94/2009/NĐ-CP.
    - Phối hợp với các Trung tâm rà soát, ra quyết định quản lý sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm hoặc quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú cho những đối tượng đã hết thời gian cai nghiện ma tuý bắt buộc theo quy định tại Nghị định 94/2009/NĐ-CP.
    - Tháng 12/2011: Xây dựng xong Đề án “Tổ chức, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy của thành phố Hà Nội đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” trình UBND Thành phố phê duyệt.
    - Từ năm 2012: Tổ chức thực hiện Đề án “Tổ chức, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy của thành phố Hà Nội đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.
    Định kỳ hàng quý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - đơn vị chủ trì xây dựng Đề án Tổ chức, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy của thành phố Hà Nội đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” báo cáo UBND Thành phố tiến độ và kết quả triển khai Đề án cũng như các đề xuất, kiến nghị cần tháo gỡ kịp thời./.
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Phòng, chống ma tuý số 23/2000/QH10 của Quốc hội
    Ban hành: 09/12/2000 Hiệu lực: 01/06/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 10/12/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
    Ban hành: 10/06/2004 Hiệu lực: 09/07/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Chỉ thị 21-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình tới
    Ban hành: 26/03/2008 Hiệu lực: 26/03/2008 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma tuý số 16/2008/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 03/06/2008 Hiệu lực: 01/01/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Nghị định 94/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy
    Ban hành: 26/10/2009 Hiệu lực: 22/12/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    07
    Nghị định 94/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng
    Ban hành: 09/09/2010 Hiệu lực: 01/11/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    08
    Thông tư liên tịch 28/2010/TTLT-BLĐTBXH-BNV của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma tuý
    Ban hành: 16/09/2010 Hiệu lực: 31/10/2010 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    09
    Nghị định 61/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/06/2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
    Ban hành: 26/07/2011 Hiệu lực: 08/09/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    10
    Nghị định 163/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
    Ban hành: 19/12/2003 Hiệu lực: 06/01/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Quyết định 214/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm "Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý" tại thành phố Hà Nội
    Ban hành: 27/09/2006 Hiệu lực: 25/10/2006 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Quyết định 60/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành các quy chế mẫu về quản lý học viên tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
    Ban hành: 25/07/2008 Hiệu lực: 24/08/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Nghị định 12/2011/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong
    Ban hành: 30/01/2011 Hiệu lực: 26/03/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 2946/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Tổ chức, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội
    Số hiệu:2946/QĐ-UBND
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:29/06/2012
    Hiệu lực:09/07/2012
    Lĩnh vực:Chính sách
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Thị Bích Ngọc
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ (9)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X